14/10/2019 22:44 GMT+7

Ngư dân đi học thợ máy tàu cá: nặng thu tiền, nhẹ kiến thức

LỆ GIANG
LỆ GIANG

TTO - Phóng viên đi học lớp thợ máy dành cho ngư dân tại Khánh Hòa (theo thông tư số 22/2018 ngày 15- 11- 2018 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) và "ngã ngửa" với thực tế: không học gì đáng kể, chỉ nộp tiền... rồi thi (!).

Lớp học thợ máy cho ngư dân tại Nhà văn hóa xã Phước Đồng, TP Nha Trang - Clip: LỆ GIANG

8h sáng 13-10, phóng viên theo ông C.V.T., chủ tàu, thuyền trưởng ở TP Nha Trang (Khánh Hòa), vào vai người đi học lớp thợ máy cho ngư dân tại Nhà văn hóa xã Phước Đồng, TP Nha Trang.

Ấn tượng lớp học là giảng viên Nguyễn Thái Vũ, Viện Khoa học và công nghệ khai thác thủy sản (Trường ĐH Nha Trang), cầm micro đọc tên từng người điểm danh. Phía trên bục có hai chân loa làm trụ, phủ tấm bạt quảng cáo lật mặt sau làm màn hình máy chiếu.

Khoảng 8h30 có một phụ nữ đến ngồi phía trước thu tiền 850.000 đồng/người học, viết biên lai (loại tự mua) có đóng dấu treo của Viện Khoa học và công nghệ khai thác thủy sản. 

Ai đóng tiền xong là cầm tờ biên lai vào cho giảng viên Nguyễn Thái Vũ, ghi thêm vào danh sách lớp học. 

10h danh sách đã có 164 học viên đóng tiền xong, lúc này dưới lớp học viên đã bỏ về gần hết. Hơn 10h giáo viên lên giảng bài, trọng tâm bài giảng là cách thức chiều thi kết thúc chương trình học và cấp chứng chỉ thợ máy.

Ngư dân đi học thợ máy tàu cá: nặng thu tiền, nhẹ kiến thức - Ảnh 2.

Buổi chiều lớp học thợ máy làm bài thi kết thúc khóa học tại Nhà văn hóa xã Phước Đồng - Ảnh: LỆ GIANG

14h phóng viên có mặt ở lớp học, hai người (giảng viên Nguyễn Thái Vũ và Vũ Hoàng Thanh, cán bộ Chi cục Thủy sản tỉnh Khánh Hòa) bắt đầu làm thủ tục và phát bài thi trắc nghiệm cho lớp. 

Do lượng học viên quá đông, phải chia ra 3 đợt làm bài thi. Nhiều học viên cầm bài thi ra phía sau để làm bài "tập thể".

"Lớp đang thi đây là khai giảng ngày hôm qua (ngày 12-10), phần lớn thời gian thầy ghi tên học viên, không học được gì", học viên C.V.T. nói.

Thời gian 2 ngày học, giảng viên tập trung quá nhiều vào việc xử lý biên lai thu tiền để ghi tên học viên vào lớp học, giải quyết lộn xộn của lớp, kiến thức học thợ máy tàu đánh cá chỉ chiếm phần rất nhỏ.  

Vì sao lại tổ chức lớp học thiếu thực chất, chủ yếu thu tiền để thi như vậy?

Ông Nguyễn Trọng Chánh, chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Khánh Hòa, cho biết các lớp học thợ máy tàu đánh cá cho ngư dân tỉnh Khánh Hòa do Viện Khoa học và công nghệ khai thác thủy sản chủ trì tổ chức, giảng dạy, cấp chứng chỉ theo thông tư 22/2018 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Chi cục Thủy sản chỉ phối hợp với viện này.  

Ngày 4-10-2019, Viện Khoa học và công nghệ khai thác thủy sản gửi thông báo cho Chi cục Thủy sản tỉnh Khánh Hòa, nêu rõ thời gian đào tạo lớp thợ máy là 24 tiết, học phí 700.000 đồng/người học. 

Ngư dân đi học thợ máy tàu cá: nặng thu tiền, nhẹ kiến thức - Ảnh 3.

Cán bộ (áo vàng) Viện Khoa học và công nghệ khai thác thủy sản (Trường đại học Nha Trang) thu 850.000 đồng/người tại Nhà văn hóa xã Phước Đồng, TP Nha Trang, Khánh Hòa - Ảnh: LỆ GIANG

(Nhưng thực tế ở lớp học, Viện Khoa học và công nghệ khai thác thủy sản đã thu 850.000 đồng/người). 

Chiều 14-10, chúng tôi đưa cho ông Trần Đức Phú, viện trưởng Viện Khoa học và công nghệ khai thác thủy sản, xem các ảnh chụp, video quay tại lớp học thợ máy ở xã Phước Đồng.

Ông Phú thừa nhận cách tổ chức lớp học như vậy không đạt hiệu quả. Về việc thông báo học phí 700.000 đồng nhưng thu 850.000 đồng, ông Phú giải thích: "Phần thu dôi ra 150.000 đồng/người  là tiền khám sức khỏe". 

"Sao không khám sức khỏe trước khi khai giảng lớp học?", phóng viên hỏi. 

Ông Phú trả lời: "Do ngư dân đi biển nên phải thu tiền trước, rồi chờ đợt sau mời bác sĩ xuống khám tập thể cho bà con". 

Làm khổ ngư dân

Theo quyết định 1481/QĐ ngày 2-5-2019 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, cả nước có 31.541 tàu được cấp hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản tại vùng khơi.

Tất cả số tàu này dài trên 15m phải học qua lớp thợ máy. Ngày 15-11-2018, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành thông tư số 22/2018, quy định về thuyền viên tàu cá, tàu công vụ thủy sản.

Ông Nguyễn Trọng Chánh, chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Khánh Hòa, cho rằng thông tư 22 làm khổ ngư dân.

"Vừa rồi dự hội nghị thủy sản ở TP.HCM, tôi đã đứng lên phát biểu rằng thông tư 22 làm khổ bà con rất nhiều. Thời điểm này, các ông chủ tàu cá đi tìm đỏ mắt vẫn không đủ lao động khai thác nghề cá, biển lại đói triền miên. Bây giờ bắt họ tìm người đi học chứng chỉ thợ máy nữa, thì lấy đâu ra người học...".

Ông L.V.Q. chủ 3 chiếc tàu đánh cá xa bờ "lý luận":

"Trên mỗi tàu đánh cá đã có 1 bằng thuyền trưởng, 1 bằng máy trưởng, bây giờ lại "đẻ" ra thêm ông bằng thợ máy. Ngư dân nghĩ ra cách đối phó lại, một người học nhiều bằng. Lớp học thợ máy này, toàn là chủ tàu, thuyền trưởng... đi học. Chỉ khi xảy ra tai nạn tàu đánh cá, công ty bảo hiểm yêu cầu nộp đầy đủ các loại bằng có trên tàu, lúc đó nhiều chuyện phiền toái sẽ xảy ra vì một người một lúc có nhiều bằng là sai quy định, công ty bảo hiểm không chấp nhận".

LỆ GIANG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Dừng xe đón khách giữa đường Võ Nguyên Giáp, tài xế bị mời làm việc

Ngày 7-7, mạng xã hội lan truyền đoạn clip xe buýt 150 chạy tuyến bến xe buýt Chợ Lớn - ngã ba Tân Vạn thì đột ngột dừng giữa đường đón khách gây nguy hiểm cho người đi đường.

Dừng xe đón khách giữa đường Võ Nguyên Giáp, tài xế bị mời làm việc

Dừng sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Tái thiết Đức cho metro số 2

Quyết định phê duyệt dừng sử dụng vốn ODA là một bước quan trọng trong hành trình giải quyết các thủ tục, để chuyển sang thực hiện dự án metro số 2 bằng vốn ngân sách.

Dừng sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Tái thiết Đức cho metro số 2

TP.HCM: Khởi công cầu mới thay thế cầu sắt Rạch Tôm vào ngày 10-7

TP.HCM sẽ chính thức khởi công xây dựng cầu Rạch Tôm mới từ ngày 10-7, thay thế cây cầu sắt cũ đã xuống cấp sau hơn nửa thế kỷ.

TP.HCM: Khởi công cầu mới thay thế cầu sắt Rạch Tôm vào ngày 10-7

Làm đường tạm 200m kết nối cầu Nhơn Trạch với cao tốc TP.HCM - Long Thành từ ngày 19-8

Các bên liên quan thống nhất làm đường tạm cho xe chạy 2 chiều, kết nối cầu Nhơn Trạch với cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Công trường dự kiến hoàn thành giai đoạn 1 ngày 19-8, giai đoạn 2 vào cuối tháng 9.

Làm đường tạm 200m kết nối cầu Nhơn Trạch với cao tốc TP.HCM - Long Thành từ ngày 19-8

Người dân và doanh nghiệp liên hệ cơ quan thuế Cần Thơ ở đâu sau sáp nhập?

TP Cần Thơ được thành lập trên cơ sở sáp nhập tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng và TP Cần Thơ cũ. Sau sáp nhập, người dân, doanh nghiệp liên hệ cơ quan thuế ở đâu?

Người dân và doanh nghiệp liên hệ cơ quan thuế Cần Thơ ở đâu sau sáp nhập?

Bộ Nội vụ hướng dẫn trình tự chuyển đổi, đổi tên thôn, tổ dân phố tại cấp xã mới

Bộ Nội vụ đã có hướng dẫn về trình tự chuyển đổi thôn, tổ dân phố và đổi tên thôn, tổ dân phố tại đơn vị cấp xã mới hình thành sau sắp xếp.

Bộ Nội vụ hướng dẫn trình tự chuyển đổi, đổi tên thôn, tổ dân phố tại cấp xã mới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar