03/02/2025 16:07 GMT+7

Ngôi làng 25 năm phát học bổng cho con cháu hiếu học đầu xuân

Phát học bổng cho con cháu đầu xuân, làng Nại Cửu hy vọng 'Chắt chiu khuyến học hôm nay / Ươm mầm tài lộc ngày mai cho làng'.

Ngôi làng 25 năm phát học bổng cho con cháu đầu xuân, nhiều người nhận đầu tóc bạc phơ - Ảnh 1.

Nhiều người lớn tuổi nhận học bổng thay cho con cháu, xem đây là một niềm vinh dự - Ảnh: HOÀNG TÁO

Sáng 3-2, tức mùng 6 tháng giêng Ất Tỵ, làng Nại Cửu (xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, Quảng Trị) tổ chức lễ Xuân Thủ và lễ phát học bổng Võ Tử Văn dành cho con cháu hiếu học. 

Con cháu vắng mặt, ông bà nhận thay

Từ sáng sớm, các trưởng họ tộc có mặt ở đình làng Nại Cửu để làm lễ Xuân Thủ. Đây là một lễ lớn của ngôi làng có lịch sử 500 năm tuổi, cầu quốc thái dân an, mọi người được khỏe mạnh, mùa màng bội thu.

Sau lễ Xuân Thủ là lễ phát học bổng Võ Tử Văn. Võ Tử Văn là một nhà nho, nhà giáo nổi tiếng, đỗ phó bảng năm 1851 dưới thời vua Tự Đức.

Ông Hoàng Văn Hậu - phụ trách Hội Khuyến học làng Nại Cửu - cho hay hơn 25 năm trước, học bổng Võ Tử Văn được thành lập để khuyến học khuyến tài. 

Ban đầu nguồn quỹ là 10 triệu đồng. Nhưng bằng nhiều nỗ lực kêu gọi con em đỗ đạt sinh sống khắp nơi, quỹ học bổng tồn tại được hơn 1/4 thế kỷ và con số hiện nay là trên 80 triệu đồng.

"Anh em nói đùa thu chừng nào phát chừng đó thì 2 năm hết quỹ, bán hết lúa ruộng không đủ phát thưởng", ông Hậu nói và lý giải con em làng học giỏi, có thành tích rất nhiều. 

Học bổng Võ Tử Văn tặng học sinh, sinh viên có thành tích học tập cấp huyện trở lên, đậu đại học, tốt nghiệp đại học loại giỏi, thạc sĩ, tiến sĩ… Trong đó học bổng cao nhất là 2 triệu đồng/suất ưu tiên cho tân sinh viên.

Ngôi làng 25 năm phát học bổng cho con cháu đầu xuân, nhiều người nhận đầu tóc bạc phơ - Ảnh 2.

Lễ Xuân Thủ diễn ra đầu năm cầu quốc thái dân an - Ảnh: HOÀNG TÁO

Trong 25 năm, hơn 1.400 lượt học sinh, sinh viên nhận học bổng Võ Tử Văn. 5 năm gần đây, số tiền phát thưởng cho các em là trên 230 triệu đồng.

Riêng năm học 2024 - 2025, làng Nại Cửu có 160 em đang học đại học, cao đẳng. Bình quân mỗi năm có 35 em vào đại học, cao đẳng.

"Nhiều gia đình khó khăn nhưng cũng vay mượn cho con cái đi học, trở thành gia đình học tập tiêu biểu với 2 - 3 con đỗ đạt. Nhờ con cái học giỏi mà nhiều gia đình nghèo thoát nghèo bền vững", ông Hậu nói.

Tóm gọn ý nghĩa của học bổng, ông Hậu đọc lên 2 câu thơ: "Chắt chiu khuyến học hôm nay / Ươm mầm tài lộc ngày mai cho làng".

Do tầm quan trọng của học bổng nên vào dịp phát thưởng, nếu con em bận học thì làng Nại Cửu mời bố mẹ, ông bà đến nhận thưởng. Do đó trong lễ phát học bổng hôm nay, bên cạnh học sinh tiểu học, tân sinh viên còn có nhiều bậc phụ huynh tóc bạc phơ. Đây cũng là niềm vinh hạnh với họ vì được vinh danh con cháu đỗ đạt, học giỏi.

Ngôi làng đặc biệt với 500 giáo viên

Ngôi làng 25 năm phát học bổng cho con cháu đầu xuân, nhiều người nhận đầu tóc bạc phơ - Ảnh 4.

Lễ tổ chức đầu xuân 2025 nhưng phát thưởng cho thành tích học tập cuối năm 2024 - Ảnh: HOÀNG TÁO

Từ sáng sớm, em Lê Thị My Na, 19 tuổi, đã có mặt ở đình làng để dự lễ Xuân Thủ. My Na vừa đậu vào Trường đại học Kinh tế Đà Nẵng và được làng tặng thưởng 2 triệu đồng.

"Em rất vui khi đầu xuân được nhận học bổng và dùng tiền này để học tiếng Anh. Học bổng tạo động lực để chúng em cố gắng học tập, không phụ lòng các ông bà trong làng tin tưởng", My Na nói.

Năm nay, làng Nại Cửu phát thưởng cho 54 em, trong đó có 24 tân sinh viên, 3 sinh viên tốt nghiệp đại học loại giỏi, 2 học sinh đoạt giải học sinh giỏi quốc gia… Nhiều em đậu vào các trường y khoa, bách khoa, quân sự, kiến trúc…

Ông Lê Anh Hùng - trưởng thôn Nại Cửu - cho hay học bổng Võ Tử Văn để khích lệ các em vươn lên trong học tập, hỗ trợ những gia đình khó khăn. "Làng có truyền thống hiếu học xưa nay, khuyến học là sức mạnh của cộng đồng để đưa con em bay cao bay xa trong bước đường học tập", ông Hùng nói.

Nhờ chăm lo cho việc học, làng Nại Cửu hiện có 500 giáo viên là con em của làng và dâu rể dạy học khắp cả nước. Nhiều trong số đó là tiến sĩ, thạc sĩ.

Làng có 800 hộ dân với 3.200 nhân khẩu, bình quân gia đình nào cũng có người theo học đại học.

'Xuân yêu thương - Tết nghĩa tình' trao 1 tỉ đồng cho người khó khăn, học sinh hiếu học

Chuỗi hoạt động thiện nguyện 'Xuân yêu thương - Tết nghĩa tình' trao 1 tỉ đồng cho người khó khăn, học sinh hiếu học tại Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Ngăn chặn việc ép học sinh học thêm dưới mọi hình thức

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng trường học ngay ngắn, dạy học lành mạnh là phải ngăn chặn việc ép học sinh học thêm.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Ngăn chặn việc ép học sinh học thêm dưới mọi hình thức

Chậm điều chỉnh phụ cấp thâm niên giáo viên mầm non: Hướng dẫn điều chỉnh đã có từ 5 năm trước

Liên quan vụ nhiều cô giáo mầm non về hưu ở huyện Tây Hòa (Phú Yên) khiếu nại nhiều tháng qua, Sở Nội vụ tỉnh Phú Yên trả lời đã có hướng dẫn từ năm 2020.

Chậm điều chỉnh phụ cấp thâm niên giáo viên mầm non: Hướng dẫn điều chỉnh đã có từ 5 năm trước

Mùa tuyển sinh nhiều chiêu lừa đảo, Sở Giáo dục TP.HCM ra thông báo khẩn

Chiều 16-5, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã gửi thông báo khẩn về chiêu lừa đảo mạo danh cán bộ tuyển sinh.

Mùa tuyển sinh nhiều chiêu lừa đảo, Sở Giáo dục TP.HCM ra thông báo khẩn

Bộ Giáo dục: Nói đại học lấy hết thí sinh của trường nghề là tự hạ thấp bản thân

Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, giáo dục nghề nghiệp là sự lựa chọn, không phải ép buộc; trường nghề không thể vì muốn có nhiều nguồn tuyển sinh hơn mà cản trở con đường học sinh học đại học bằng đề xuất 'siết' chuẩn.

Bộ Giáo dục: Nói đại học lấy hết thí sinh của trường nghề là tự hạ thấp bản thân

Tổng số giờ dạy thêm của nhà giáo được trả lương không quá 150 tiết/năm học

Đây là một trong những điều chỉnh tại dự thảo thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.

Tổng số giờ dạy thêm của nhà giáo được trả lương không quá 150 tiết/năm học

Các trường thực hành sư phạm chia sẻ học liệu, sáng kiến, kinh nghiệm

Sáng 16-5, Câu lạc bộ các trường thực hành sư phạm (ATTES) đã chính thức ra mắt tại hội trường B, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.

Các trường thực hành sư phạm chia sẻ học liệu, sáng kiến, kinh nghiệm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar