01/05/2018 14:04 GMT+7

Ngoại trưởng Trung Quốc vội đến Bình Nhưỡng để làm gì?

BẢO DUY
BẢO DUY

TTO - Chuyến thăm Triều Tiên của một ngoại trưởng Trung Quốc, lần đầu tiên sau hơn 10 năm, ngay sau thượng đỉnh liên Triều kết thúc, chuyển tải nhiều thông điệp tới giới quan sát.

Ngoại trưởng Trung Quốc vội đến Bình Nhưỡng để làm gì? - Ảnh 1.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (phải) trong cuộc gặp với người đồng cấp Triều Tiên Ri Yong Ho bên lề một hội nghị ASEAN tại Philippines tháng 8-2017 - Ảnh: REUTERS

Ngày 30-4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng xác nhận Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị sẽ có chuyến thăm Triều Tiên trong hai ngày 2 và 3-5 theo lời mời của người đồng cấp Triều Tiên Ri Yong Ho.

Chuyến đi của ông Vương diễn ra trước cuộc gặp lịch sử Mỹ-Triều và sau thượng đỉnh liên Triều ngày 27-4. Đây là chuyến thăm cấp ngoại trưởng đầu tiên của Trung Quốc tới Triều Tiên kể từ năm 2007, theo báo South China Morning Post (SCMP) của Hong Kong.

Nó cho thấy Bắc Kinh không muốn bị gạt ra ngoài trước những diễn biến sôi động trên bán đảo Triều Tiên. Trung Quốc, một bên tham gia Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) muốn họ phải là một trong những quốc gia có vai trò quan trọng trong tuyên bố chấm dứt tình trạng chiến tranh, thiết lập hòa bình vĩnh viễn trên bán đảo Triều Tiên.

Trung Quốc vẫn đang là đối tác thương mại lớn nhất của Triều Tiên và cũng là một trong những quốc gia ủng hộ thực thi các biện pháp trừng phạt Bình Nhưỡng vì chương trình hạt nhân của nước này.

Trung Quốc rõ ràng là đang rất nóng lòng muốn nghe đối sách của ông Kim Jong Un trước ông Donald Trump

Bà Bonnie Glaser, chuyên gia tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (Mỹ)

Video khoảnh khắc đáng nhớ của ngày lịch sử trên báo đảo Triều Tiên - Clip: TTO

Hồi tháng 3, trước thềm thượng đỉnh liên Triều, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã bí mật tới Bắc Kinh gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. 

Bắc Kinh sau đó đáp lễ bằng chuyến đi tới Triều Tiên của ông Tống Đào - Trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, bàn về chuyện cải thiện quan hệ Trung-Triều.

"Chuyến đi lần này của ông Vương Nghị còn ở cấp cao hơn ông Tống và chuyển tải các thông điệp quan trọng hơn", chuyên gia Triệu Thống thuộc Trung tâm Carnegie - Thanh Hoa về chính sách toàn cầu tại Bắc Kinh nhấn mạnh.

"Bắc Kinh muốn thử thăm dò xem hai miền Triều Tiên có ý gì khi nói 'cùng nhau phối hợp chính thức kết thúc chiến tranh Triều Tiên thông qua đối thoại 3 hoặc 4 bên' (trong Tuyên bố Bàn Môn Điếm sau thượng đỉnh liên Triều). Người Trung Quốc lo ngại họ sẽ chỉ được cho vào khi Mỹ - Hàn - Triều đã nói chuyện xong.

Ngoại trưởng Vương Nghị có thể sẽ cố thuyết phục Bình Nhưỡng, đảm bảo vai trò của Bắc Kinh trong các cuộc đàm phán hòa bình 4 bên", ông Triệu suy đoán.

TTO - Triều Tiên vừa là người anh em nhưng cũng vừa là "át chủ bài" của Trung Quốc để đối đầu Mỹ. Và giờ đây Bắc Kinh sợ để tuột mất Bình Nhưỡng hơn bao giờ hết.

Nhà lãnh đạo Kim Jong Un gần đây đã tuyên bố sẽ ngừng thử tên lửa, hạt nhân nhưng vẫn chưa đưa ra bất kỳ điều kiện nào với Mỹ, ngoại trừ việc Washington đảm bảo an ninh quốc gia cho Bình Nhưỡng.

Điều đó đồng nghĩa Triều Tiên đã phớt lờ giải pháp "có qua có lại" do Trung Quốc đề xuất, cụ thể Triều Tiên ngừng chương trình hạt nhân thì Mỹ - Hàn cũng phải ngừng các cuộc tập trận trên bán đảo Triều Tiên.

"Ông Kim cũng chẳng thèm nói gì tới chuyện lính Mỹ phải rút quân khỏi Hàn Quốc, điều mà Trung Quốc thực sự muốn nhất", bà Bonnie Glaser, chuyên gia tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (Mỹ), chỉ rõ ra mấu chốt.

Tin từ chính phủ Hàn Quốc cho hay Triều Tiên đã ngỏ ý mời các thanh sát viên quốc tế đến chứng thực việc đóng cửa bãi thử hạt nhân Punggye-ri trong tháng 5 này. Bắc Kinh chắc chắn không muốn bị gạt ra tiến trình giám sát này nên sẽ thông qua ngoại trưởng Vương Nghị chuyển lời tới Bình Nhưỡng, giới chuyên gia suy đoán.

BẢO DUY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tỉ phú Musk nói 'đã đủ' với chính trị, cam kết tiếp tục điều hành Tesla

Về hoạt động chính trị của mình, tỉ phú Musk nói ông sẽ 'giảm bớt' chi tiêu chính trị trong tương lai và đã làm đủ trong lĩnh vực này.

Tỉ phú Musk nói 'đã đủ' với chính trị, cam kết tiếp tục điều hành Tesla

Tổng thống Pháp Macron sắp thăm Việt Nam lần đầu tiên

Chuyến thăm Việt Nam đầu tiên trên cương vị Tổng thống Pháp của ông Macron sẽ diễn ra trong ba ngày, bắt đầu từ ngày 25-5 tới.

Tổng thống Pháp Macron sắp thăm Việt Nam lần đầu tiên

Nga thúc giục Ukraine thảo luận bản ghi nhớ hòa bình

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cáo buộc Nga đang câu giờ để có thể tiếp tục cuộc chiến và chiếm đóng lãnh thổ Ukraine.

Nga thúc giục Ukraine thảo luận bản ghi nhớ hòa bình

Bộ trưởng Y tế Mỹ kêu gọi các nước cùng rút khỏi WHO

Theo ông Kennedy, tổ chức này đang sa lầy trong bộ máy quan liêu và việc các nước rút khỏi tổ chức này sẽ là một lời cảnh tỉnh.

Bộ trưởng Y tế Mỹ kêu gọi các nước cùng rút khỏi WHO

Anh áp thêm trừng phạt lên Nga, Matxcơva nói 'không cần' phản hồi

Các lệnh trừng phạt này nhắm vào 'hạm đội bóng tối' gồm các tàu chở dầu và các công ty tài chính của Nga, nhằm hạn chế nguồn lực chiến tranh của Matxcơva.

Anh áp thêm trừng phạt lên Nga, Matxcơva nói 'không cần' phản hồi

Ông Erdogan nắm chặt ngón tay ông Macron trong 13 giây, gây sốt mạng xã hội

Video Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nắm chặt ngón trỏ Tổng thống Pháp trong suốt 13 giây, bất chấp sự không thoải mái thấy rõ của đối phương, gây sốt mạng xã hội.

Ông Erdogan nắm chặt ngón tay ông Macron trong 13 giây, gây sốt mạng xã hội
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar