18/06/2019 12:43 GMT+7

Ngoại trưởng Philippines cảm ơn Việt Nam trước Liên hiệp quốc

Ý NGUYÊN
Ý NGUYÊN

TTO - '22 thuyền viên Philippines đã bị bỏ rơi trên biển cho đến khi tàu cá Việt Nam đến cứu họ lên'. Ngoại trưởng Philippines đã nhắc lại câu chuyện thời sự nhân Hội nghị lần thứ 29 các quốc gia thành viên UNCLOS 1982.

Ngoại trưởng Philippines cảm ơn Việt Nam trước Liên hiệp quốc - Ảnh 1.

Ngoại trưởng Teodoro L. Locsin Jr. phát biểu tại LHQ tối 17-6 - Ảnh: UN

Trong bài phát biểu của mình tại trụ sở LHQ ở thành phố New York (Mỹ) tối 17-6, Ngoại trưởng Teodoro L. Locsin Jr. nói rất chân thành: "Chúng tôi mãi mãi cảm kích, và mãi mãi mắc nợ đối tác chiến lược Việt Nam vì nghĩa cử nhân đạo và hợp lẽ này".

"Việc cứu người bị nạn là nghĩa vụ phổ quát đối với mọi cá nhân, mọi chính phủ; trong luật dân sự và có thể ngay cả trong luật chung, bỏ rơi những người gặp nạn là một trọng tội, đặc biệt là khi chúng ta gây ra tình trạng đó", ông Locsin phát biểu trước cử tọa.

Ông gần như xoáy vào trách nhiệm của tàu Trung Quốc đã bỏ mặc các thuyền viên Philippines trên tàu cá F/B Gimver 1 sau khi đã đâm vào đuôi tàu này khiến nó bị chìm. "Việc cứu người càng nên làm khi nó không gây rủi ro gì cho mình. Mặc dù không có chế tài cho chuyện này trong luật quốc tế, nhưng nó khiến chúng ta phải lưu tâm", bộ trưởng Locsin chỉ rõ.

Ông cũng đã có phát biểu nhấn mạnh vai trò của công ước, khẳng định trên cơ sở các quy định liên quan của UNCLOS 1982, Philippines đã đề nghị Tòa trọng tài thường trực (PCA) ở La Haye (Hà Lan) làm rõ tình trạng pháp lý của khu vực Biển Đông, để loại bỏ sự mơ hồ hoặc viện cớ mơ hồ để biện minh cho việc vi phạm.
Ngoại trưởng Philippines cảm ơn Việt Nam trước Liên hiệp quốc - Ảnh 2.

12 trong số 22 thuyền viên được Hải quân Philippines đưa về cảng Caminawit ở San Jose, sau khi họ được tàu cá Việt Nam cứu giữa biển - Ảnh: PHILIPPINE NAVY

Tại đề mục Kỷ niệm 25 năm Công ước LHQ về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) có hiệu lực, đại diện Liên minh châu Âu (EU), các nhóm Mỹ Latinh, châu Phi, Nhóm Các nước đang phát triển (G77) và gần 30 nước khác đã phát biểu nhấn mạnh tầm quan trọng của UNCLOS trong việc tạo dựng và xây dựng một trật tự pháp lý về biển.

Đề mục kỷ niệm nêu trên được tiến hành trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 29 các quốc gia thành viên UNCLOS 1982, khai mạc sáng 17-6 tại trụ sở LHQ ở New York, với sự tham dự của các quốc gia thành viên công ước, đại diện các thiết chế được thành lập theo công ước như Tòa án quốc tế về Luật biển, Ủy ban Ranh giới thềm lục địa, Cơ quan quyền lực quốc tế đáy đại dương, một số nước quan sát viên và nhiều tổ chức quốc tế chuyên ngành về biển.

Đại diện các nước và khu vực trên kêu gọi các quốc gia thực thi một cách nghiêm túc các quy định của công ước, giải quyết hòa bình tranh chấp liên quan đến biển và đại dương, bảo đảm quyền tự do hàng hải phù hợp với quy định của UNCLOS...

Đồng thời, đại diện các nước cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác trên cơ sở tinh thần và các quy định của công ước nhằm bảo đảm trật tự pháp lý quốc tế về biển và đại dương, ứng phó các thách thức và sử dụng bền vững biển, đại dương và nguồn tài nguyên biển.
Ngoại trưởng Philippines cảm ơn Việt Nam trước Liên hiệp quốc - Ảnh 3.

Tàu cá F/B Gimver 1 bị tàu Trung Quốc húc từ phía sau và bị bỏ mặc giữa biển ở khu vực bãi Cỏ Rong thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam - Ảnh: PHILIPPINE NAVY

Nhân dịp 25 năm ngày công ước có hiệu lực, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng của UNCLOS 1982 - bản "Hiến pháp về biển và đại dương của loài người" - trong việc thúc đẩy, duy trì hòa bình, hợp tác, an ninh, ổn định và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên biển và đại dương.

Tổng thư ký LHQ cũng chỉ ra những thách thức chưa từng có đối với biển và đại dương mà loài người đang phải đối diện như việc hủy hoại các rạn san hô, suy giảm nguồn lợi hải sản, rác thải nhựa, axít hóa biển và đại dương, nước biển dâng, biến đổi khí hậu… sẽ tác động sâu sắc đến phát triển kinh tế, xã hội của nhiều nước, đặc biệt là các quốc gia đảo nhỏ, ven biển.

Ông Guterres kêu gọi các quốc gia thực hiện đầy đủ và hiệu quả công ước và các văn kiện liên quan, nhấn mạnh toàn thể cộng đồng quốc tế cần chung tay có hành động cụ thể để cải thiện chất lượng của biển và đại dương, thông qua việc tiếp tục tăng cường thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững, trong đó có mục tiêu số 14 về biển và đại dương.
Ý NGUYÊN
Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Tin cùng chuyên mục

Mỹ nối lại việc chuyển vũ khí cho Ukraine sau đòn tập kích bằng drone kỷ lục của Nga

Mỹ chuyển giao đạn pháo cho Ukraine sau tuyên bố của ông Trump về việc tiếp tục viện trợ vũ khí tự vệ cho Kiev.

Mỹ nối lại việc chuyển vũ khí cho Ukraine sau đòn tập kích bằng drone kỷ lục của Nga

Ukraine nói Nga đang tấn công Kiev, gây hỏa hoạn và nhiều tiếng nổ lớn

Báo The Kyiv Independent đăng tin: 'Đêm thứ hai liên tiếp, tiếng nổ và báo động không kích đã làm rung chuyển thủ đô Kiev và các thành phố xa tiền tuyến, khi Nga tấn công quy mô lớn khắp Ukraine ngày 10-7'.

Ukraine nói Nga đang tấn công Kiev, gây hỏa hoạn và nhiều tiếng nổ lớn

NVIDIA trở thành công ty đầu tiên có giá trị vượt 4.000 tỉ USD

Giá cổ phiếu tăng đã đẩy giá trị vốn hóa thị trường của NVIDIA vượt 4.000 tỉ USD ngày 9-7, trở thành công ty đầu tiên làm được điều này.

NVIDIA trở thành công ty đầu tiên có giá trị vượt 4.000 tỉ USD

Vì sao Tổng thống Donald Trump quyết định áp thuế 50% với Brazil?

Ngày 9-7, Tổng thống Donald Trump thông báo sẽ áp mức thuế quan lên tới 50% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Brazil sau cuộc cãi vã công khai trong tuần này với người đồng cấp Brazil Luiz Inacio Lula da Silva.

Vì sao Tổng thống Donald Trump quyết định áp thuế 50% với Brazil?

Tin tức thế giới 10-7: Ông Trump áp thuế 50% với Brazil; Cựu tổng thống Yoon lại bị bắt

Ông Trump: Mỹ tốt với châu Phi hơn Trung Quốc; Ông Trump chỉ trích các chính sách của Brazil; Mỹ và Ukraine bàn cách trừng phạt Nga nặng hơn.

Tin tức thế giới 10-7: Ông Trump áp thuế 50% với Brazil; Cựu tổng thống Yoon lại bị bắt

Ông Trump công bố thêm 'thư áp thuế' từ 20-30% với 6 nước

Ông Trump công bố sẽ áp thuế từ 20% đến 30% với 6 nước từ ngày 1-8, kéo dài danh sách 14 quốc gia đã nhận được thư trước đó.

Ông Trump công bố thêm 'thư áp thuế' từ 20-30% với 6 nước