23/02/2022 14:24 GMT+7

Nghiên cứu về khả năng vaccine tự truyền miễn dịch

Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam
Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

Vaccine ngừa COVID-19 hiện được xem là giải pháp trọng yếu để thoát khỏi đại dịch COVID-19. Dù vậy, việc tiêm nhắc lại các mũi vaccine cho hàng triệu người vẫn đang khiến nhiều người có tâm lý do dự.

Nghiên cứu về khả năng vaccine tự truyền miễn dịch - Ảnh 1.

Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Vương quốc Anh. Ảnh minh họa. Nguồn: businessinsider.com

Thay vì tiêm vaccine cho từng cá nhân để kích hoạt phản ứng của hệ miễn dịch, các nhà khoa học đang nghiên cứu tiềm năng vaccine có thể 'tự lây lan' từ người sang người, giống cơ chế lây bệnh của virus, từ đó tạo ra kháng thể và giảm số người cần thiết phải tiêm chủng.

Một bài viết được đăng trên trang dailymail.co.uk đã đề cập đến việc các nhà nghiên cứu xem xét tiềm năng phát triển các vaccine có thể truyền khả năng miễn dịch giữa người với người. Theo bài viết, nếu điều này thành hiện thực, có lẽ chỉ cần 5% dân số Vương quốc Anh – tương đương 3 triệu người - được tiêm phòng. Những người còn lại sau đó sẽ 'hấp thụ' được vaccine khi chúng "lây lan" nhanh chóng trên khắp đất nước qua các giọt bắn trong không khí khi mọi người tiếp xúc gần nhau, tương tự như cơ chế lây cảm lạnh hay cúm mùa. Quan trọng hơn nữa, điều này có thể dẫn đến khả năng miễn dịch cộng đồng trong vài tuần thay vì mất nhiều tháng để hàng triệu người được tiêm chủng và hình thành miễn dịch chống COVID-19.

Khoảng 10 tổ chức nghiên cứu ở Mỹ, châu Âu và Australia đã và đang tìm hiểu khả năng 'vaccine tự lây lan' sau đại dịch COVID-19. Hầu hết các nghiên cứu là về sự lây lan từ động vật sang động vật hoặc động vật sang người, với nghiên cứu trên người cho đến nay tập trung vào việc liệu ý tưởng này có an toàn về nguyên tắc hay không. Nghiên cứu đang nhận được trợ cấp của các tổ chức tài trợ nổi tiếng, bao gồm cả Viện Y tế quốc gia Mỹ.

Để tạo ra một loại vaccine có thể lây truyền miễn dịch đòi hỏi phải tìm cách xử lý virus hoặc vi khuẩn để chúng có thể dễ dàng truyền từ người này sang người khác, nhưng không gây bệnh nghiêm trọng. Hai lựa chọn hiện đang là trọng tâm của nghiên cứu. Đầu tiên là thiết kế trong phòng thí nghiệm một dạng virus gây bệnh rất nhẹ, độc lực yếu song vẫn phải đủ khả năng lây nhiễm nhanh chóng cho các quần thể lớn để kích hoạt hệ miễn dịch cơ bản nhằm tạo ra các kháng thể chống lại sự lây nhiễm. Lựa chọn khác là xử lý một số ADN từ mầm bệnh mới nguy hiểm bên trong một loại virus tương đối vô hại nhưng rất dễ lây lan, chẳng hạn như virus gây ra cảm lạnh thông thường. Việc tiếp xúc với các đoạn ADN bên trong virus vô hại khi virus này lây lan trong quần thể sẽ khiến hệ miễn dịch phải đề phòng mầm bệnh thực sự, nghiêm trọng hơn mà không gây ra bất kỳ bệnh nặng nào.

Với cả hai chiến lược trên, vaccine sẽ chỉ cần được tiêm cho các nhóm nhỏ người thuộc các vùng khác nhau của đất nước. Những người này sau đó sẽ 'truyền vaccine' cho những người trong cộng đồng địa phương. Các nhà khoa học đã chứng minh cách tiếp cận này có thể có hiệu quả. Năm 2000, các nhà nghiên cứu ở Tây Ban Nha đã xử lý một loại virus gây tử vong ở thỏ bằng cách tiêm cho 70 con thỏ một loại vaccine có thể tự lây lan và thả chúng về tự nhiên, nơi chúng nhanh chóng lây truyền cho hàng trăm con khác, qua đó ngăn chặn sự bùng phát dịch bệnh. Các kỹ thuật tương tự hiện đang được thử nghiệm trên lợn ở các vùng của châu Âu để ngăn chặn sự lây lan của bệnh dịch tả lợn châu Phi, có thể tàn phá đàn gia súc.

Hiện các nhà nghiên cứu đang xem xét việc sử dụng 'vaccine tự lây lan' ở động vật để ngăn chặn virus lây nhiễm sang người. Một trong những dự án tiên tiến nhất, do Cơ quan Dự án nghiên cứu tiên tiến quốc phòng Mỹ tài trợ, đang tìm cách bảo vệ quân đội nước này hoạt động ở Tây Phi chống lại bệnh sốt lassa – một bệnh cấp tính do virus có nguồn gốc từ chuột. Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế, bao gồm cả một số người đến từ Vương quốc Anh, cũng đang nghiên cứu một loại 'vaccine tự lây lan' thử nghiệm có thể ngăn virus lây nhiễm từ chuột sang người. Mặc dù chưa có tài liệu nghiên cứu nào liên quan đến 'vaccine tự lây lan' để sử dụng cho người, nhưng đây là điều mà các quan chức Chính phủ Anh đang nghiên cứu như một phương án khả thi để đối phó với bệnh cúm mùa.



Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trường đại học Y dược Buôn Ma Thuột tổ chức ngày hội trải nghiệm và hội nhập

Trường đại học Y dược Buôn Ma Thuột (BMU) tổ chức nhiều hoạt động tại ngày hội trải nghiệm và hội nhập, thu hút hàng ngàn học sinh và sinh viên.

Trường đại học Y dược Buôn Ma Thuột tổ chức ngày hội trải nghiệm và hội nhập

Chi hội Báo Thái Nguyên: Nhiều giải pháp xây dựng đội ngũ ‘vừa hồng vừa chuyên’

Với 55 hội viên, Chi hội Nhà báo Báo Thái Nguyên không chỉ là lực lượng nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ chính trị và các hoạt động của báo, mà còn tham gia tích cực, hiệu quả, sáng tạo, đóng góp vào thành tích của các cấp hội nhà báo.

Chi hội Báo Thái Nguyên: Nhiều giải pháp xây dựng đội ngũ ‘vừa hồng vừa chuyên’

PC Đà Nẵng diễn tập xử lý sự cố sau siêu bão đổ bộ

Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng (PC Đà Nẵng) vừa tổ chức diễn tập xử lý sự cố phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) năm 2025 trên lưới điện trung thế tại quận Thanh Khê.

PC Đà Nẵng diễn tập xử lý sự cố sau siêu bão đổ bộ

Điểm tin 8h: Sẽ điều chỉnh giao thông trước nhà ga T3; Mỹ ngừng sản xuất đồng penny

Điểm tin 8h ngày 24-5: Sẽ điều chỉnh giao thông trước nhà ga T3; Ngăn chặn hoạt động của Telegram tại VN; Lần đầu tiên mở ngành học kinh tế đất đai; Nam Phi nỗ lực cứu gần 300 công nhân mắc kẹt trong mỏ vàng; Mỹ ngừng sản xuất đồng penny

Điểm tin 8h: Sẽ điều chỉnh giao thông trước nhà ga T3; Mỹ ngừng sản xuất đồng penny

Người tiêu dùng EU phản đối chính sách phí hành lý của hàng không giá rẻ

16 tổ chức đại diện cho người tiêu dùng châu Âu mới đây đã kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) có hành động phản đối chính sách phí hành lý của bảy hãng hàng không giá rẻ.

Người tiêu dùng EU phản đối chính sách phí hành lý của hàng không giá rẻ

Scavi đồng hành cùng cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024

Là nhà tài trợ trang phục áo tắm của cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024, Scavi không chỉ đồng hành cùng hành trình tôn vinh "dáng sen Việt" mà còn góp phần xây dựng hình ảnh người phụ nữ Việt hiện đại - dịu dàng, thanh thoát nhưng vẫn tự tin và cuốn hút.

Scavi đồng hành cùng cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar