14/10/2020 13:46 GMT+7

Nghiên cứu mới làm dấy lên nghi ngờ về khả năng miễn dịch ở người từng mắc COVID-19

Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam
Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

Các bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 có thể gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng hơn trong lần nhiễm thứ hai.

Nghiên cứu mới làm dấy lên nghi ngờ về khả năng miễn dịch ở người từng mắc COVID-19 - Ảnh 1.

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm tại Nevada. Ảnh: eminetra.com

Các bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 có thể gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng hơn trong lần nhiễm thứ hai. Đây là kết quả của công trình nghiên cứu công bố ngày 13/10 trên tạp chí y khoa uy tín thế giới Lancet, làm dấy lên nghi ngờ về khả năng tạo miễn dịch của bệnh nhân từng mắc COVID-19.

Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã đề cập đến trường hợp tái nhiễm virus SARS-CoV-2 đầu tiên vừa được ghi nhận ở Mỹ - quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch COVID-19 trên thế giới, qua đó khẳng định việc từng phơi nhiễm virus này có thể không đảm bảo được khả năng miễn dịch sau này.

Theo đó, bệnh nhân nam 25 tuổi đến từ bang Nevada đã bị nhiễm hai biến thể của virus SARS-CoV-2 trong thời gian 48 ngày. Lần nhiễm thứ hai nặng hơn lần thứ nhất khiến bệnh nhân phải nhập viện và thở máy. Nghiên cứu cũng thông tin về 4 trường hợp tái nhiễm khác ghi nhận ở Bỉ, Hà Lan, Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) và Ecuador.

Các chuyên gia cho rằng phát hiện mới về khả năng tái nhiễm virus SARS-CoV-2 có thể có tác động đáng kể đến cuộc chiến chống dịch COVID-19 trên toàn cầu, đặc biệt là nỗ lực phát triển vaccine phòng bệnh. Theo Trưởng nhóm nghiên cứu - chuyên gia Mark Pandori tại Phòng thí nghiệm Y tế công cộng bang Nevada, phát hiện này có thể giúp các nhà khoa học hiểu biết thêm về khả năng miễn dịch với COVID-19, đặc biệt trong trường hợp thế giới chưa có vaccine phòng bệnh hiệu quả. Ông cho rằng cần tiến hành thêm nhiều nghiên cứu để tìm hiểu khả năng miễn dịch có thể kéo dài bao lâu đối với những người từng nhiễm SARS-CoV-2 và tại sao một số trường hợp tái nhiễm có biểu hiện triệu chứng nghiêm trọng hơn.

Đối với một số bệnh như sởi, khả năng miễn dịch tồn tại suốt đời sau khi lây nhiễm. Trong khi đó, đối với các mầm bệnh khác, khả năng miễn dịch chỉ tồn tại trong ngắn hạn. Các tác giả cho biết trường hợp bệnh nhân người Mỹ nói trên có thể đã phơi nhiễm virus SARS-CoV-2 ở nồng độ rất cao trong lần nhiễm thứ hai, gây ra một phản ứng cấp tính hơn. Ngoài ra, không loại trừ khả năng đó là một chủng virus có độc lực mạnh hơn. Theo các nhà nghiên cứu, khả năng tái nhiễm SARS-CoV-2 hiếm khi xảy ra, với một số ít trường hợp ghi nhận trong số hàng chục triệu ca mắc trên toàn cầu. Tuy nhiên, vì nhiều trường hợp mắc COVID-19 nhưng không có triệu chứng và kết quả xét nghiệm âm tính, do đó không thể biết liệu trường hợp đó mắc COVID-19 lần đầu hay lần thứ hai.

Bình luận về kết quả nghiên cứu trên, Giáo sư Sinh học tại Đại học Yale, bà Akiko Iwasaka, cho rằng những phát hiện này có thể ảnh hưởng đến các quyết sách của các cơ quan y tế công cộng, đồng thời giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về mối tương quan giữa mức độ miễn dịch và tần suất nhiễm virus SARS-CoV-2 tự nhiên. Bà nhấn mạnh thông tin này là chìa khóa giúp cho việc đánh giá hiệu quả tạo miễn dịch của vaccine phòng COVID-19.



Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Doanh số tăng trưởng, Toyota duy trì ưu đãi lên đến 100% lệ phí trước bạ

Toyota đã hoàn thành cột mốc doanh số tích lũy 1 triệu xe ngay sau ngày đầu tiên của tháng 7, tiếp tục duy trì ưu đãi hấp dẫn cho khách mua xe.

Doanh số tăng trưởng, Toyota duy trì ưu đãi lên đến 100% lệ phí trước bạ

Học ngành công nghệ kỹ thuật hạt nhân: Cơ hội việc làm thế nào?

Kỹ sư công nghệ kỹ thuật hạt nhân không chỉ làm trong nhà máy điện hạt nhân mà có thể làm kỹ sư thiết kế, chế tạo, vận hành thiết bị bức xạ trong y học, thiết bị kiểm tra không phá hủy trong công nghiệp…

Học ngành công nghệ kỹ thuật hạt nhân: Cơ hội việc làm thế nào?

Điểm tin 8h: Giá hồ tiêu Việt Nam 'phân hóa' với quốc tế; Rộ tin Mỹ cho phép lái xe không cần bằng

Nhiều thông tin được cập nhật trong chương trình "Điểm tin cùng bạn 8h" hôm nay, ngày 7-7-2025.

Điểm tin 8h: Giá hồ tiêu Việt Nam 'phân hóa' với quốc tế; Rộ tin Mỹ cho phép lái xe không cần bằng

Điểm tin 18h: Giá vé máy bay hè leo thang sau mùa thi; Tỉ phú Elon Musk lập Đảng nước Mỹ

Nhiều thông tin được cập nhật trong chương trình Điểm tin 18h ngày 6-7-2025.

Điểm tin 18h: Giá vé máy bay hè leo thang sau mùa thi; Tỉ phú Elon Musk lập Đảng nước Mỹ

Điểm tin cùng bạn 8h: Doanh nghiệp mới tăng kỷ lục; Người Pháp được bơi lội trên sông Seine

Nhiều thông tin được cập nhật trong chương trình Điểm tin cùng bạn 8h ngày 6-7

Điểm tin cùng bạn 8h: Doanh nghiệp mới tăng kỷ lục; Người Pháp được bơi lội trên sông Seine

Điểm tin 18h: Giá vàng đi xuống; Tăng trưởng kinh tế bứt tốc

Nhiều thông tin được cập nhật trong chương trình Điểm tin 18h ngày 5-7-2025

Điểm tin 18h: Giá vàng đi xuống; Tăng trưởng kinh tế bứt tốc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar