09/07/2018 15:31 GMT+7

Nghiên cứu các cú sút penalty, Stephen Hawking thấy gì?

TTXVN/VIETNAM+
TTXVN/VIETNAM+

TTO - Theo 'ông hoàng vật lý' Stephen Hawking, cú sút penalty hoàn hảo là vào góc cao của khung thành. Song ông cũng gây bối rối khi nói cầu thủ bị hói có cơ hội ghi bàn cao hơn.

Nghiên cứu các cú sút penalty, Stephen Hawking thấy gì? - Ảnh 1.

Cú sút penalty của Harry Kane trong trận Anh gặp Panama - Ảnh: AFP

Đến nay, World Cup 2018 đã chứng kiến 4 trận đấu phải phân định thắng thua trên chấm luân lưu - Nga loại Tây Ban Nha, Croatia chiến thắng Đan Mạch, Anh khiến Colombia phải về nước và sau đó chính Croatia buộc đội chủ Nga phải dừng bước tại vòng tứ kết.

Quay ngược lại thời gian, năm 2014, nhà vật lý nổi tiếng thế giới Stephen Hawking - cha đẻ của lý thuyết Hố đen và tác giả của cuốn sách Lược sử thời gian, đã đưa ra một giả thuyết về cách sút phạt penalty hoàn hảo theo đặt hàng của hãng cá cược Anh quốc Paddy Power.

Nghiên cứu của ông về những cú sút trên chấm 11m đã chỉ ra rằng:

Vận tốc sút là "chìa khóa"

Hawking nói rằng, một cú sút mạnh khiến quả bóng đi nhanh hơn và thủ môn sẽ hầu như không có cơ hội để cản phá.

Nhà vật lý cũng khuyên rằng nên "đưa" trái bóng vào góc cao của khung thành để có được thành công cao nhất.

Nghiên cứu của Hawking cho thấy 84% cú sút penalty nhằm vào góc trên của khung thành đều thành công.

Minh chứng rõ ràng nhất tại World Cup 2018 chính là hai cú sút penalty của Harry Kane - tiền đạo của đội tuyển Anh - trong trận đấu với Panama.

Cả hai cú sút đều có tốc độ bóng rất tốt và đưa bóng "găm" thẳng vào góc cao khung thành.

Trong các cú sút như vậy, việc thủ môn đoán trúng hướng bóng cũng khó có thể cản phá và chỉ giúp cho "pha ghi bàn được đẹp hơn mà thôi".

Tiền đạo sẽ thực hiện tốt hơn các cú sút penalty so với các vị trí khác

Theo nhà khoa học Hawking, các tiền đạo có tỷ lệ thành công cao hơn (81%) khi đứng trước một cú sút phạt đền, so với các tiền vệ và hậu vệ.

Không có bất cứ lợi thế nào khi đá bóng bằng chân trái hay chân phải

Tuy nhiên sẽ tốt hơn nếu một cầu thủ sử dụng lòng bàn chân để thực hiện cú sút. Tỷ lệ chiến thắng sẽ cao hơn 10% so với các cú dứt điểm bằng mu bàn chân.

Những cầu thủ tóc vàng hoặc hói sẽ có nhiều khả năng giành chiến thắng

Hawking đã không thể đưa ra một giải thích khoa học cho điều này. Nhưng phân tích của ông cho thấy rằng các cầu thủ tóc vàng hoặc bị hói có tỷ lệ thành công cao hơn khi đứng trước chấm 11m so với các đồng nghiệp tóc đen.

Lý do cho luận điểm này là chưa rõ ràng và đó vẫn được xem là một trong những bí ẩn lớn nhất của khoa học.

TTO - Năm 1997, cựu danh thủ Brazil Roberto Carlos khiến những người yêu bóng đá 'phát cuồng' khi phá lưới tuyển Pháp bằng cú sút phạt không tưởng: sút qua hàng rào từ khoảng cách 35m.

TTXVN/VIETNAM+

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Siêu máy tính đám mây dự báo thời tiết đầu tiên trên thế giới

Siêu máy tính đám mây chứa 1,8 triệu bộ xử lý lõi, có thể thực hiện 60.000 tỉ phép tính mỗi giây, cho phép đưa ra dự báo chi tiết trước tới 14 ngày.

Siêu máy tính đám mây dự báo thời tiết đầu tiên trên thế giới

Phát hiện 26 loài vi khuẩn mới trong 'phòng sạch' vô trùng của NASA

Dù được xem là môi trường vô trùng tuyệt đối, 'phòng sạch' của NASA vẫn xuất hiện những kẻ cứng đầu: 26 loài vi khuẩn chưa từng được biết đến.

Phát hiện 26 loài vi khuẩn mới trong 'phòng sạch' vô trùng của NASA

Trường đại học cần giúp người học từ 'biết AI' sang 'sẵn sàng với AI'

Theo các chuyên gia, đơn thuần 'biết AI' sẽ không đủ cho sinh viên sẵn sàng trước những đòi hỏi của thế hệ lao động mới 2.0.

Trường đại học cần giúp người học từ 'biết AI' sang 'sẵn sàng với AI'

Phát hiện mới: Con người tự phát sáng khi còn sống

Một nghiên cứu mới cho thấy tất cả sinh vật sống, kể cả con người, đều tự phát ra một ánh hào quang mờ nhạt cho đến khi chết.

Phát hiện mới: Con người tự phát sáng khi còn sống

Mai táng cho cá mái chèo mắc cạn ở biển Vĩnh Hy

Dù được 2 nhân viên khu du lịch này nhanh chóng cứu hộ đưa trở lại biển, nhưng con cá lại bơi vào bờ và chết sau đó không lâu.

Mai táng cho cá mái chèo mắc cạn ở biển Vĩnh Hy

Sửng sốt đười ươi có kỹ năng giao tiếp giống con người

Đười ươi biết thay đổi nhịp điệu tiếng kêu báo động tùy thuộc vào loại kẻ thù: khi nhanh và gấp gáp, lúc chậm và ít đều đặn hơn.

Sửng sốt đười ươi có kỹ năng giao tiếp giống con người
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar