Nghĩa tình Hoàng Sa - Trường Sa
TTO - Hai năm kể từ ngày khởi công, công trình "Khu tưởng niệm nghĩa sĩ Hoàng Sa" trên đảo Lý Sơn hướng về phía Hoàng Sa với dòng chữ "Hẹn gặp lại Hoàng Sa", nằm trong chương trình "Nghĩa tình Hoàng Sa - Trường Sa" vẫn còn ở giai đoạn khởi công.

TT - Đây là hai công trình đang được kêu gọi mọi người dân góp công góp sức để làm tròn nghĩa cử với đồng bào, chiến sĩ đã ngã xuống vì dải đất giữa biển Đông thiêng liêng của Tổ quốc.

TT- Sau lễ phát động chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa - Trường Sa” ngày 13-3, Tuổi Trẻ đã có cuộc trao đổi với ông Đặng Công Ngữ, chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa, về những công việc sắp tới của huyện đảo, nhất là xây dựng nhà trưng bày Hoàng Sa, một công trình tâm huyết, được chờ đợi bấy lâu.

TT - Chiều 13-3, tại Đà Nẵng, Liên đoàn Lao động VN tổ chức lễ phát động chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa - Trường Sa”. 26 năm, những người lính Trường Sa năm xưa lại gặp nhau trong nỗi nhớ thương đồng đội ngã xuống trong trận chiến năm 1988.

TT - Cầm trên tay tấm hình ngả màu của liệt sĩ Phan Tấn Dư, bà mẹ lưng còng rạp nghẹn ngào: “Nó nói con ra đảo rồi con về, má đừng lo. Rồi người ta đem giấy báo tử tới. Không nhìn thấy thi thể nó, tui không tin nó đã chết”.

TT - Sáng 11-3, khi thông tin về chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa” trên báo Tuổi Trẻ đến tay bạn đọc, nhiều trái tim đã rưng rưng xúc cảm.

TT - “Gần 30 năm sau ngày anh tôi hi sinh cùng với chiến hạm Nhật Tảo ở Hoàng Sa, mẹ tôi đến lúc nhắm mắt xuôi tay vẫn đau đớn với nấm mộ chiêu hồn không có hài cốt con. Đến lúc gần lìa đời rồi, mẹ vẫn nhắc ước nguyện được đón con về dù chỉ là nắm xương tàn. Tôi phải cố kìm nước mắt, gật đầu để mẹ yên lòng ra đi...”.
