18/04/2024 07:24 GMT+7

Nghỉ việc chăm con để tránh cảnh con dâu cãi mẹ chồng

Giây phút hồi hộp đợi chờ rồi nghe con cất tiếng khóc đầu đời thật hạnh phúc. Nhưng cũng từ đây, đủ nỗi lo mới xuất hiện. Căng nhất có lẽ đến từ phương pháp chăm con, làm sao cho con khỏe mạnh, thuận ý mẹ trẻ nhưng vừa ý các bà.

Để có thể chăm con theo ý, nhiều bà mẹ trẻ chọn tách con khỏi ông bà từ sớm - Ảnh minh họa: TRIỆU VÂN

Để có thể chăm con theo ý, nhiều bà mẹ trẻ chọn tách con khỏi ông bà từ sớm - Ảnh minh họa: TRIỆU VÂN

Khổ với phương pháp nuôi con kiểu cũ - mới

Tâm lý của các bà, các mẹ luôn nghĩ mình là "chuyên gia" trong việc chăm con nhỏ. Cũng có phần đúng mà, bởi dù gì thì họ cũng đã kinh qua mọi gian truân cuộc đời của một người mẹ. Gần nhất thì bằng cách chăm con đó, họ đã nuôi dạy một đứa trẻ lớn khôn nên người, nay là chồng, là cha ấy.

Còn với các bà mẹ trẻ, những cô gái lần đầu làm mẹ thời nay luôn khư khư suy nghĩ rằng họ rất thương con và đang làm mọi điều vì con. Họ chọn nuôi dạy con theo nhiều phương pháp khác nhau từ sách báo, Internet... thay vì theo các phương pháp cổ truyền.

Chẳng ai sai. Chỉ là bằng một cách nào đó, cách chăm con của các bà lại chẳng mấy thuận theo ý các mẹ trẻ.

T. - một ông bố trẻ - nhắn tin hỏi hồi vợ tôi mới sinh có bị các mẹ cấm cữ uống nước, tắm rửa, gội đầu không. Anh than phiền khi vô cớ bị đưa vào vai "người phán xử", giữa vợ và các bà.

Vợ anh vừa sinh con đã "sang chấn" vì bị mẹ không cho tắm gội nguyên tháng đầu. Anh sợ chưa đau vì sinh con thì đã ốm vì ở bẩn.

Nhiều cặp vợ chồng trẻ thời nay khi sinh con sẽ gặp tình huống như trên. Chỉ mới bắt đầu đã rất khổ. Cái khổ ở đây chính là ai cũng đúng, ai cũng có lý của người đó.

Các bà làm thế vì muốn tốt cho con. Còn với các mẹ trẻ, việc đó dường như không thể.

Nếu không tách họ ra, sợ rằng "cuộc chiến" này sẽ không có hồi kết. Hoặc có kết, đó cũng là một cái kết buồn, đầy tiếng thở than.

Nỗi khiếp đảm mất ngủ chăm con - Ảnh minh họa: TRIỆU VÂN

Nỗi khiếp đảm mất ngủ chăm con - Ảnh minh họa: TRIỆU VÂN

Những đêm nước mắt chực trào

Giáng Ngọc (27 tuổi, ngụ quận Bình Tân, TP.HCM) kể để tránh "cuộc chiến" căng thẳng ngay từ phút đầu, vợ chồng cô "tranh" quyền nuôi dạy con từ khi con còn chưa chào đời. Ông bà ngoại, ông bà nội đồng ý ngay thôi. Dĩ nhiên với cách này, gần như hai vợ chồng phải tự lực hoàn toàn trong việc chăm con.

Nhiều lần thủ thỉ, Ngọc ta thán chăm con nhỏ rất cực!

"Mình phải nghỉ việc, vì không trực tiếp chăm con thì lo lắm. Ông bà cũng không thể theo lâu được, mà có theo cũng khổ đường theo", Ngọc tâm sự.

Ngọc kể sợ nhất là con khóc đêm. Cảnh tượng không đêm nào được ngủ yên trong gần 3 tháng đầu liên tiếp, ngủ chập chờn rồi bị đánh thức bằng tiếng khóc ré xé màn đêm cùng cảm giác hoang mang không biết con bị gì mà sợ. Hãi hùng thật sự.

Ngọc theo từ đầu với một phương pháp nuôi con nhỏ được lan truyền trên mạng. Đến độ con ăn dặm, khi ăn phải ngồi vào ghế ngay ngắn, chỉ tập trung ăn và cha mẹ không ép ăn. Ngược lại, ý kiến của bà ngoại và bà nội là cố gắng "dụ" trẻ bằng nhiều cách, từ đồ chơi, bồng đi dạo, la hò hét...

Khổ khi chăm trẻ nhỏ còn đến từ việc phải liên tục dán mắt theo dõi chúng, nhất là ở giai đoạn trẻ tập lật, tập bò hay tập đứng, đi. Thời gian toàn bộ trong ngày gần như xoay quanh con, kể cả khi con ngủ. Đổi lại, mỗi dịp con học được một thứ thì cũng rất vui.

Ngọc kể, lỡ con cảm lạnh, ho khan, cô lại áp lực khủng khiếp. Đang mừng rơn khi con uống được 160ml sữa, lại nghe tiếng con ho. Và rồi đâu lại trả về đó, sữa cứ thế ào ra, lòng người mẹ nặng nề vô cùng.

"Khổ nhất là đêm, con đang ngủ say thì nổi cơn ho, ẩu hết ra. Hai vợ chồng lại lọ mọ dậy, lau chùi, thay quần áo, bỉm tã, thương con mà nước mắt chực trào", Ngọc nói.

Còn những chuyện như phải ăn vội, bỏ ăn giữa chừng, đôi khi tắm nửa chừng cũng phải ra với con là chuyện thường ở huyện đối với các cặp đôi trẻ chọn tự túc chăm con.

Bạn đã trải qua những gì trong quá trình nuôi dạy con trẻ? Bạn có những bí kíp, kinh nghiệm gì muốn chia sẻ để động viên những phụ huynh mới bắt đầu giai đoạn chăm con thơ? Mời bạn gửi ý kiến chia sẻ về email [email protected]. Tuổi Trẻ Online cảm ơn bạn.

Nhật Bản thí điểm 'công nghệ trẻ em' giúp việc nuôi con nhỏ dễ dàng hơn

Bộ Công nghiệp Nhật Bản vừa bắt đầu quảng bá các sản phẩm và dịch vụ sử dụng công nghệ tiên tiến để giảm bớt gánh nặng khi nuôi nấng trẻ nhỏ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tuổi học trò rực rỡ của đóa hoa đa sắc

"Mình muốn được làm những điều có ích cho mọi người mà trở thành bác sĩ sẽ mang lại niềm tin, hy vọng và có khi là cả sự sống cho người khác", Quỳnh Anh chia sẻ khi còn ở tuổi học trò.

Tuổi học trò rực rỡ của đóa hoa đa sắc

47 thiếu nhi đoạt giải thưởng quốc tế dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc

Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X vừa là ngày hội tôn vinh thiếu nhi tiêu biểu vừa là sân chơi truyền cảm hứng công nghệ, sáng tạo chuyển đổi số cho thế hệ măng non.

47 thiếu nhi đoạt giải thưởng quốc tế dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc

Chạy việt dã làm nên cơn sốt nghìn tệ ở Trung Quốc

Sẵn sàng chi mạnh tay cả ngàn tệ chi phí, các giải chạy chỉ vài phút mở đăng ký đã "cháy vé" - hiện tượng chạy việt dã đang bùng nổ tại Trung Quốc với sức hút mãnh liệt từ trải nghiệm thiên nhiên hoang dã và thách thức vượt giới hạn bản thân.

Chạy việt dã làm nên cơn sốt nghìn tệ ở Trung Quốc

Chính phủ: Chủ động chuẩn bị, tổ chức lễ diễu binh, duyệt binh dịp 80 năm Quốc khánh

Chính phủ giao Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan chủ động chuẩn bị, tổ chức lễ diễu binh, duyệt binh nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9.

Chính phủ: Chủ động chuẩn bị, tổ chức lễ diễu binh, duyệt binh dịp 80 năm Quốc khánh

Tạm biệt TP.HCM, chiến sĩ bưng tráp dạm ngõ 'hậu phương' sau khi hoàn thành lễ diễu binh 30-4

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ luyện tập và tham gia diễu binh, diễu hành trong lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP.HCM, chàng chiến sĩ đã bưng tráp sang dạm ngõ ‘hậu phương’.

Tạm biệt TP.HCM, chiến sĩ bưng tráp dạm ngõ 'hậu phương' sau khi hoàn thành lễ diễu binh 30-4

Văn minh ở cây xăng

Người ta vẫn nói chỉ cần quan sát những hành xử nhỏ trong các tình huống đời sống của một người, bạn sẽ phần nào cảm nhận được nền tảng văn hóa cũng như nhân cách của người đó. Chẳng hạn như chuyện bạn làm gì khi đợi mua xăng.

Văn minh ở cây xăng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar