 |
Ảnh: Lê Thiên Khôi |
Bộ ảnh gợi nhắc những "xung đột" không mấy xa lạ trong quan hệ giữa ông bà - con cháu khi khoảng cách thế hệ thường là rào cản: con cháu bực bội, cáu gắt với ông bà khi ông bà chậm chạp - quên quên nhớ nhớ, con cháu không thích lắng nghe ông bà, "mặc định" ông bà là "cổ lỗ sĩ", xem ông bà như gánh nặng khi ông bà ốm đau, "quên" ông bà giữa nhịp sống hối hả...
Nhưng đằng sau những điều ấy, không phải người trẻ nào cũng thấu hiểu và ghi nhớ chính ông bà là người hi sinh cả cuộc đời dưỡng nuôi mẹ cha ta, nâng niu ta từ tấm bé, là người kiên nhẫn dạy ta những điều đầu tiên trong đời... Những người mà ta cho rằng "già nua, chậm chạp" cũng chính là người xây đắp nền móng để ta có cuộc sống hôm nay.
Khi tất cả những lát cắt quen thuộc ấy được chuyển thành ngôn ngữ hình ảnh, với ánh mắt già nua - đôi tay nhăn nheo của ông, với nét mặt buồn bã u sầu bởi tổn thương - cô đơn của bà..., câu chuyện tình cảm ông bà - con cháu bỗng trở nên thật truyền cảm và rung động.
Khi chia sẻ bộ ảnh đến cộng đồng mạng, thạc sĩ Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu viết: "Người già là người dễ bị tổn thương, là những người không còn nhiều thời gian nữa. Họ đã dành cả sức khỏe, thời gian, tâm trí trong cuộc đời mình cho cháu cho con. Nhưng ngược lại, họ là những người dễ bị tuổi trẻ lãng quên và bỏ rơi nhiều nhất".
Thông điệp của bộ ảnh được đặc biệt nhấn mạnh ở bức ảnh cuối, với hình ảnh hai bạn trẻ tuôn rơi nước mắt khi ông bà ra đi mãi mãi, cùng dòng chữ: "Hãy luôn bên cạnh chăm sóc ông bà mình khi ta vẫn còn có thể...".
 |
Ảnh: Lê Thiên Khôi |
Bình luận hay