06/01/2014 14:59 GMT+7

Nghĩ về chuyện "ném đá" cùng clip Anh hùng bàn phím

TR.UYÊN
TR.UYÊN

TTO - Clip Anh hùng bàn phím - Who are you? (Bạn là ai) - thuộc dự án Tháo gỡ chuyện khó đỡ do thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (ĐH Sư phạm TP.HCM) làm chủ nhiệm - đang gợi mở nhiều suy nghĩ trong cư dân mạng.

Phóng to
Một hình ảnh trong clip gợi nhắc câu chuyện dịch giả nhỏ tuổi Đỗ Nhật Nam phát biểu “truyện tranh là con sâu đục khoét tâm hồn” để rồi sau đó chú bé nhận phải những ý kiến từ cư dân mạng - Ảnh: chụp từ clip
Clip Anh hùng bàn phím - Who are you? - Nguồn: Tháo gỡ chuyện khó đỡ

Với độ dài chưa đến 5 phút, clip gợi nhắc nhiều câu chuyện từng nóng hổi trên thế giới mạng với cùng chung "kịch bản": một lời nói, một hành động, một clip, một sự việc... khi được lan tỏa trên truyền thông thì nhân vật chính nhận phải vô số "gạch đá" từ cư dân mạng, trong số đó có những người bị sốc nặng về tâm lý.

Đó là những câu chuyện như dịch giả nhỏ tuổi Đỗ Nhật Nam với phát biểu ”, là cô giáo Hà Thị Thu Thủy - giáo viên văn Trường THPT Lômônôxôp (Từ Liêm, Hà Nội) với sự cố , cô gái có vẻ ngoài không thật bắt mắt với clip thể hiện sự vui tính - lạc quan...

Bảy mẫu "anh hùng bàn phím" được liệt kê trong clip gồm: ném đá mà không cần biết hậu quả, phê phán bất bình trong khi chưa hiểu rõ nội tình; soi mói bắt lỗi từng chi tiết mà không quan tâm đến thông điệp, lời nhận xét còn xấu gấp trăm lần điều cần lên án; đi ngang qua "nhà" người khác, vào phán vài câu để chủ nhà đau lòng; ném đá nhà tài trợ thay vì cảm ơn họ đã mang đến những điều miễn phí, lên án cái xấu nhưng vẫn thích và chia sẻ.

Tại YouTube, clip đang tạo nên những tranh luận. Thành viên có nick Kul ShingO4 viết: "Thứ vũ khí nguy hiểm nhất bây giờ không phải là lao, không phải là kiếm, không phải là những cây súng, không phải những quả bom nguyên tử mà chính là... bàn phím. Clip hay và ý nghĩa lắm!".

Trách nhiệm của truyền thông cũng được bàn luận sau clip này, thành viên có nick KMM TG1 viết: "Nói cho cùng, nguyên nhân sâu xa một phần là do truyền thông, toàn giựt tít giật gân, câu view cho các bạn trẻ chưa có nhận thức vào đọc, từ đó sinh ra những chuyện không hay".

Thông điệp của clip này được thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu chia sẻ trong phần giới thiệu clip: "Con dao có thể làm đau đớn về thể xác. Lời nói thì làm đau đớn về tinh thần. Máu chảy, vết thương cơ thể người ta còn có thể đi giám định để luận tội thủ phạm. Còn đau đớn, dằn vặt với vết thương tinh thần thì vô hình và chẳng ai xử tội".

------------------------------------

* Tin bài liên quan:

TR.UYÊN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp mong sinh viên 'chủ động' khi phỏng vấn

Ngày 23-5, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam đã tổ chức Ngày hội việc làm VYA năm 2025 với sự tham gia của 20 cơ quan, doanh nghiệp và trên 5.000 sinh viên.

Doanh nghiệp mong sinh viên 'chủ động' khi phỏng vấn

Nữ sinh lớp 8 bị sóng cuốn ra xa, chàng trai trẻ lao ra cứu thành công

Phát hiện một nữ sinh bị sóng cuốn ra xa và chới với, một thanh niên tại xã Ngư Thủy Bắc (Lệ Thủy, Quảng Bình) đã lao ra cứu.

Nữ sinh lớp 8 bị sóng cuốn ra xa, chàng trai trẻ lao ra cứu thành công

238 thí sinh tranh tài tại cuộc thi STEM Robotics Đồng Nai

Hàng trăm học sinh, huấn luyện viên và giáo viên hào hứng tham gia tại cuộc thi STEM Robotics tỉnh Đồng Nai năm 2025.

238 thí sinh tranh tài tại cuộc thi STEM Robotics Đồng Nai

4 kỹ năng dân công sở đang mai một

Thời điểm mà cùng với việc tái cấu trúc nơi làm việc còn là sự trỗi dậy của trí tuệ nhân tạo cùng các xu hướng văn hóa, xã hội, công nghệ thay đổi nhanh chóng thì đâu đó những kỹ năng quan trọng nhất, mang đậm chất con người nhất cũng đang bị đe dọa.

4 kỹ năng dân công sở đang mai một

Học sinh lớp 12 bịn rịn chia tay 1.000 ngày với ngôi trường chuyên Lê Hồng Phong TP.HCM

Gần 700 học sinh lớp 12 Trường chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) để lại khoảnh khắc khó quên trong ngày chia tay bằng màn flashmob đầy xúc động.

Học sinh lớp 12 bịn rịn chia tay 1.000 ngày với ngôi trường chuyên Lê Hồng Phong TP.HCM

Mời bạn góp 1 món quà, gieo 1 ước mơ cùng Tiếp sức hoa mặt trời

“Ước mơ của con là hết bệnh, vì hết bệnh là con làm được tất cả”, một bé đang điều trị ung thư tại TP.HCM nói với tình nguyện viên. Các em nhỏ vẫn mang trong tim những ước mơ thật trong trẻo và đầy yêu thương.

Mời bạn góp 1 món quà, gieo 1 ước mơ cùng Tiếp sức hoa mặt trời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar