28/08/2012 06:48 GMT+7

Nghị lực học trò đất cố đô

TIẾN LONG
TIẾN LONG

TT - Đất Thừa Thiên - Huế trứ danh đất học nhưng cũng trứ danh nghèo. Và đất này cũng trứ danh những tấm gương kiên cường vượt khó.

400 bạn trẻ nghèo được nhận học bổng lần này là 400 phận đời gian nan mà kiên cường ấy.

Nhà có tám con vào đại học

Năm nay, nhà bảo trợ học sinh nghèo hiếu học Phú Thượng (xã Phú Thượng, Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) có tám đứa con dự thi đại học, cao đẳng thì đậu cả tám. Cả nhà ấm áp niềm vui. Nhưng vui đấy và cũng lo đấy: tiền nhập học...

Phóng to
Bữa cơm ấm áp ở nhà bảo trợ học sinh nghèo hiếu học Phú Thượng - Ảnh: TIẾN LONG
Xem video
Nhà bảo trợ Phú Thượng ra đời đã năm năm (2007) do một nhóm từ thiện của bác sĩ Phạm Thị Xuân Quế quyên góp tiền để nuôi dưỡng những học sinh hiếu học nhưng gặp hoàn cảnh quá khó khăn. Ba năm trước, tám cô cậu học trò giỏi ấy đã bước vào ngôi nhà này từ nhiều vùng quê của Thừa Thiên - Huế.

Khi cô bé Nguyễn Thị Thanh, người làng Xuân Ổ (xã Phú Xuân, Phú Vang) được sinh ra thì ba bỏ đi biền biệt. Thời gian sau, mẹ cũng đi thêm bước nữa rồi chuyển vào sống ở Bình Dương, để lại Thanh cho ông bà ngoại đã ngoài tuổi 60 nuôi dưỡng. Thương hoàn cảnh đứa học trò côi cút, thầy hiệu phó Trường THPT Phan Đăng Lưu đã giới thiệu Thanh đến nhà bảo trợ học sinh nghèo hiếu học. Trong lá thư gửi đến ban tổ chức học bổng, Thanh tâm sự: “Mẹ thương con lắm nhưng mẹ vẫn còn bổn phận của một người mẹ, người vợ ở gia đình mới”. Thanh vừa trúng tuyển vào đại học Kinh tế Đà Nẵng với số điểm 19.

Ngày nhận tin đậu đại học, Trần Ngọc Nhật Bình (quê xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) từ nhà nuôi dưỡng chạy về báo tin cho mẹ và khóc. Bình nói Bình khóc vì lo nhiều hơn là mừng, bởi lại thêm một gánh nặng đè lên vai người mẹ vốn đã quá dư thừa sự khổ nhọc. Sau khi chia tay với người chồng vũ phu, bà mẹ ấy đã bắt đầu cuộc sống mới với gánh rau vốn liếng 200.000 đồng. Lúc đó Bình mới vào lớp 1. Trong mái nhà xiêu vẹo ấy, người mẹ vẫn tần tảo nuôi ba đứa con. Ước mơ trở thành một bác sĩ giỏi nhưng Bình phải chọn thi vào ngành sư phạm toán (ĐH Sư phạm Huế), đơn giản là để đỡ tốn học phí.

Sáu bạn còn lại cũng đều có những hoàn cảnh xót xa như thế và cùng ghi tên mình trong danh sách trúng tuyển năm nay. Quốc Huy thi đậu cả hai ngành công nghệ thông tin và môi trường của đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM. Trương Thị Nga đậu đại học Ngoại ngữ và đại học Kinh tế Huế. Lê Thị Kim Ngọc đậu đại học Kinh tế TP.HCM, Nguyễn Thị Thanh (có hai cô Thanh cùng họ) đậu đại học Ngoại ngữ Huế, Minh Cương đậu CĐSP Huế ngành tài chính ngân hàng, Huỳnh Thị Tơ đậu Cao đẳng Y Huế ngành dược.

Từ khi biết kết quả cả tám em đều thi đậu, các cô bảo mẫu ở nhà bảo trợ Phú Thượng không còn yên lòng. Những ngày qua, các cô phải chạy đôn chạy đáo tìm nhà hảo tâm tài trợ cho các em nhập học. “Thương các em quá, nhưng kinh phí nhà bảo trợ lại hạn hẹp, còn phải nuôi các em khác đang đi học cấp III”, cô Bùi Thị Phương Hương - phụ trách kế toán nhà bảo trợ, chia sẻ.

Khác với các tân sinh viên khác, đặt chân vào ngưỡng cửa đại học với biết bao mơ ước, cả tám cô cậu tân sinh viên này đều có chung một mong muốn: tìm được việc làm thêm để theo đuổi việc học. Hồ Quốc Huy rắn rỏi: “Chỉ cần vượt qua giai đoạn khó khăn ban đầu. Còn sau đó cố gắng học thật giỏi để lấy học bổng, rồi đi làm thêm, thế nào cũng qua bốn năm”.

Ban tổ chức học bổng Tiếp sức đến trường đã quyết định cấp học bổng cho cả tám học sinh của nhà bảo trợ học sinh nghèo hiếu học Phú Thượng. Nghe chúng tôi báo tin vui đó, cả tám đứa con lẫn các cô bảo mẫu đều reo vui mà nước mắt ràn rụa.

Bảy năm phụ hồ nuôi ước mơ vào giảng đường đại học, chàng trai 27 tuổi Nguyễn Hùng (quê ở A Lưới, Thừa Thiên - Huế) như vỡ òa trong nước mắt khi hay tin mình đã đậu vào ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp thuộc phân hiệu ĐH Huế tại Quảng Trị.

Phóng to
Khi chúng tôi tìm đến, Nguyễn Hùng đang làm phụ hồ tại một công trình xây nhà ở thị trấn A Lưới - Ảnh: NGỌC HIỂN

Hùng nhận tin vui ấy tại một công trường xây dựng, nơi anh làm phụ hồ từ gần một tháng qua.

Là con út trong gia đình nông dân có bảy anh chị em ở làng Thủ Lễ, xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền, con đường học vấn của Hùng rất gập ghềnh.

Năm 1999, Hùng tốt nghiệp THCS và thi đậu vào Trường THPT Nguyễn Chí Thanh của huyện. Gia đình lúc ấy quá khó khăn vì phải nuôi người anh trai đang học năm thứ 2 Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng. Hùng buộc phải nghỉ học để giúp bố mẹ làm ruộng, đồng thời xin đi phụ đúc bờ lô và xúc đất cát ở nhiều công trình xây dựng trong vùng kiếm thêm tiền. “Hoàn cảnh gia đình lúc đó quá khó, bố mẹ lại thường đau ốm nên không thể tiếp tục đến trường được. Rất nhiều lần tủi cho thân phận mình không may mắn như những bạn cùng trang lứa đang ngồi trên ghế nhà trường...”, Hùng nhớ lại.

Năm 2000, người bố lận đận bị trâu húc xuyên đùi phải nằm một chỗ. Vốn đã khó, gia đình mang thêm gánh nặng. Đến năm 2005, Hùng lên huyện miền núi A Lưới để phụ hồ cùng người anh trai. Hai năm sau, người bố quá yếu, Hùng lại về quê cùng mẹ chăm sóc bố. Cuối năm 2007, trong lời trăng trối trước khi qua đời, người bố tâm sự với con trai rằng cả đời ông từng rất buồn phiền và bất lực trước việc để cho con bỏ học giữa chừng. Lời khuyên cuối đời của ông cũng chính là muốn con tìm cách đến trường học lại, ít nhất phải có bằng cấp III...

Đoạn tang một thời gian, Hùng tiếp tục lên A Lưới phụ hồ nuôi thân. Năm 2009, Hùng tìm đến Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện A Lưới và được trung tâm nhận vào học. Nghỉ học đã nhiều năm nên Hùng tiếp thu khá khó khăn. Thấy cậu học trò lớn tuổi nhưng có nghị lực, thầy Nguyễn Khoa Đặng, giáo viên Trung tâm Giáo dục thường xuyên A Lưới, đã nhận dạy kèm miễn phí mỗi tuần hai buổi môn toán để Hùng ôn thi vào đại học. Từ đó Hùng học một buổi, đi làm một buổi. Cặm cụi như thế Hùng cũng trải qua ba năm THPT và thi vào ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp...

Trao 400 triệu đồng cho tân sinh viên

Sáng nay 28-8, tại TP Huế diễn ra lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường cho 80 tân sinh viên Thừa Thiên - Huế, mỗi suất 5 triệu đồng. Tổng số tiền 400 triệu đồng học bổng do CLB “Tiếp sức đến trường Thừa Thiên - Huế” tài trợ, báo Tuổi Trẻ cùng Tỉnh đoàn, Sở GD-ĐT phối hợp tổ chức.

Cái tin chàng thợ hồ tuổi 27 đậu đại học làm nức lòng ít nhất trong giới thợ hồ ở phố núi A Lưới, bởi ở cái xứ này mỗi năm chỉ chừng mười người đậu trong số hàng trăm thí sinh về xuôi thi đại học. Đó là ở khối công lập, còn khối bổ túc như Hùng mà đậu đại học là chuyện hi hữu.

Khuôn mặt Hùng rạng rỡ. Với Hùng, tấm vé vào đại học không chỉ mở ra một hướng mới cho cuộc đời mà còn thực hiện được tâm nguyện của người cha đã khuất. Nhưng niềm vui tiếp liền với sự lo lắng khi Hùng nghĩ về bốn năm học đại học sắp tới đây. “Mình lo lắm vì không biết có việc gì làm để nộp học phí và trang trải cuộc sống trong bốn năm đại học hay không!”. Phân vân một hồi, Hùng sực nhớ ra: “Phụ hồ thì chỗ mô cũng kiếm được việc anh hè! Hi vọng ra ngoài đó tìm được nhóm thợ hồ tốt bụng cho mình phụ hồ một buổi, còn một buổi đi học. Chỉ có như rứa mới thành kỹ sư được!”...

Khi kể về lý do chọn nghề xây dựng, Hùng nói ước mơ từ nhỏ của Hùng là trở thành thầy giáo dạy toán. Nhưng khi viết hồ sơ thi đại học Hùng lại chọn ngành xây dựng bởi sợ rằng mình đã quá tuổi, học sư phạm sẽ khó xin việc. “Mình chọn ngành xây dựng bởi gắn bó với nghề thợ hồ đã bảy năm trời. Sau này ra trường nếu không xin được việc thì cùng lắm lại đi phụ hồ” - Hùng cười.

TIẾN LONG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Mùi bếp

Đi quanh quanh, nhớ mùi bếp, lúc nào tôi cũng dòm thử xem có khói bếp bay lên quấn quýt từ những căn bếp mà tôi đoán là thường ở phía sau những ngôi nhà, kiểu miền quê.

Mùi bếp

Bạn trẻ Ninh Thuận hào hứng với Chuyến xe hướng nghiệp Đức

Hằng trăm học sinh, sinh viên Ninh Thuận đã trực tiếp trải nghiệm và tham gia tìm hiểu thông tin về giáo dục, đào tạo nghề và việc làm tại Đức tại chương trình “Chuyến xe hướng nghiệp Đức” được tổ chức tại tỉnh này.

Bạn trẻ Ninh Thuận hào hứng với Chuyến xe hướng nghiệp Đức

Hơn 1.000 thanh niên công nhân được khám, cấp thuốc miễn phí

Hàng ngàn đoàn viên thanh niên công nhân lao động trong các khu công nghiệp, nhà máy ở Nghệ An được khám bệnh, tư vấn sức khỏe và cấp phát thuốc miễn phí.

Hơn 1.000 thanh niên công nhân được khám, cấp thuốc miễn phí

Tận dụng kỳ nghỉ hè để gần con thêm một chút

Hè này cho con làm gì? Gửi về quê nhờ ông bà chăm? Chia phiên nghỉ để thay nhau trông con? Hay tiếp tục cắm cúi giữa guồng quay "lo ăn, lo học, lo chơi"…

Tận dụng kỳ nghỉ hè để gần con thêm một chút

Bạn đọc Tuổi Trẻ góp sức thực hiện điều ước cho bệnh nhi ung thư

Hướng đến Ngày Quốc tế thiếu nhi 1-6, chương trình “Tiếp sức hoa mặt trời” năm 2025 do báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức đã nhận được sự đồng hành của đông đảo bạn đọc với mong muốn gửi tặng những phần quà ước nguyện đến các em nhỏ đang điều trị ung thư.

Bạn đọc Tuổi Trẻ góp sức thực hiện điều ước cho bệnh nhi ung thư

Rể Tây kể chuyện cưới vợ Việt, nghe đến đâu 'thương' đến đó

Hiện ngày càng nhiều người nước ngoài cưới vợ Việt, nhưng đôi khi gặp không ít 'thử thách' do văn hóa khác biệt.

Rể Tây kể chuyện cưới vợ Việt, nghe đến đâu 'thương' đến đó
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar