1.“Rầu rĩ râu ria ra rậm rạp
Rờ râu, râurụng; rờ rún, rún rung rinh”
Ấy là hai câuthơ cảm thán đầy trí tuệ mà nghị Hách tuônra sau khi đọc các tờ nhựt trình. Các ký giảnước Nam quả nhiên lợi hại. Những gì lãođã tuyên bố hùng hồn lúc “lên voi”, nay“xuống chó”, chúng đều đăng lại chình ìnhtrên mặt báo. Đểu thật.
Những là: “Tôi đây còn trẻ, truyền thống gia đình vẻ vang. Tôi thề suốt đời bình dân, luôn luôn ủng hộ bình dân, đố ai có khả năng đem tiền bạc, nhà cửa, đất đai mà nhử tôi ra khỏi giai cấp bình dân. Với vai trò của một đầy tớ suốt đời vì dân vì nước, tôi thề chiến đấu cho sự phồn vinh, giàu sang, thịnh vượng của giai cấp bình dân”. Đùng một cái, bàn dân thiên hạ thừa biết tỏng những lời vàng ngọc rổn rảng ấy chỉ láo toét. Bốc phét. Nhục lắm.
Vâng, nhục lắm!
Bởi lẽ đó, sáng nay, sau lúc bần thần, rối tâm loạn trí, u u mê mê chẳng biết phải đối phó ra làm sao, Nghị Hách bèn điện thoại ngay tắp lự cho “quân sư” Xuân Tóc Đỏ: “Cậu ra xem ngoài chợ, dạo này mo cau có còn bày bán không? Thu gom hết về cho tớ gấp”. Thằng Xuân kinh ngạc: “Ơ hay, sao lại thế?”. Nghị Hách rầu rĩ, nấc lên: “Lấy mo cau đeo vào mặt. Chứ tớ đây còn mặt mũi nào nhìn thiên hạ nữa? Mặt tớ giờ như cái mẹt. Chẳng lẽ không che lại sao?”.
Một tiếng cười vang trong điện thoại:“Cao kiến lắm. Em đây nhờ đọc ngànquyển sách nên càng khâm phục ngài quáđi mất”. Nghị Hách hấp tấp: “Khâm phụcthế nào hử?”. Thằng Xuân liến thoắng:“Ngày xửa ngày xưa, ông Nguyễn Công Trứlúc bị thiên hạ dèm pha nọ kia, cáu quá,ông ta có thơ cay cú:
“Xuống ngựa lên xenọ tưởng nhàn
Lợm mùi giáng chức vớithăng quan
Điền viên dạo chiếc xe bò cái
Sẵn tấm mo bưng miệng thế gian”.
Ấy là ông ta lấy mo cau che lại ngay chỗ dưới, sát sàn sạt cái đuôi con bò cái. Còn nay, ngài lại dùng nó che luôn cái mặt. Đúng là hậu sinh khả úy. Em chịu ngài quá”.
Nói xong, thằng Xuân lại cả cười.
Nghị Hách giật mình, thừa biết nó đangcười vào mũi. Đúng thế. “Sao mình dại thế.Cái trò sử dụng mo cau che mặt chỉ càngthêm nhục. Vậy phải làm sao?”.
2.Với câu hỏi có tính triết học của lúc đang ngàn cân treo sợi tóc, thiên hạ “ném đá” ầm ầm có ai trả lời nổi không? Ngay lúc ấy, vầng trán hông minh của Nghị Hách nhăn nhúm lại, suy nghĩ một lát, lão bèn nói:
“Xuân à, tâm trạng của tớ mông lunglắm đây, chẳng khác gì câu thơ của bà HồXuân Hương:
Quân tử dùng dằng đi chẳngdứt
Đi thì cũng dở, ở không xong.
Vậy phảilàm sao?”.
Nhận thấy câu hỏi này nghiêmtrọng, trang trọng và cực kỳ quan trọng,thằng Xuân nói ngay: “Ngài khéo lo. Chiềunay, gặp nhau ở quán Dậy thì, em đây xinhiến kế”.
Chiều hôm ấy, họ gặp nhau.
Khỏi phải dông dài chào hỏi xã giao nhưmọi lần, liền sau khi nốc cạn ly rượu Tâysóng sánh hạt vàng, Xuân Tóc Đỏ hỏi ngay:“Em xin hỏi thật, lúc này ngài muốn đi hayở?”. Nghị Hách đáp bằng một giọng rầu rĩnhư lúc nấc lên tiễn bố về suối vàng vuicảnh điền viên: “Sao lại không? Ở lại, ở lại,ở lại. Bằng mọi giá phải ở lại”. Nói xongmột câu như đang trăng trối, thằng Xuânmũi lòng thương cảm: “Vâng, em luôn luônthấu hiểu. Em luôn luôn lắng nghe. Em luônluôn ủng hộ tinh thần, nhiệt huyết quyết hysinh của ngài suốt đời vì giai cấp bình dân.Vì thế, ngài nên áp dụng theo binh phápcủa Tôn Tẩn”.
Vốn từng lấy bằng tiến sĩ của phương Tây nên Nghị Hách hỏi lại ngay: “Có phải chiêu Hàn Tín lòn trôn không đấy hử?”. Thằng Xuân cười khinh khỉnh: “Xưa rồi Diễm. Phải thế này nè”.
Thế này là thế nào? Nào ai biết. Chỉ biếtrằng, ngay sau đó, Nghị Hách đã đệ đơnxin nhận kỷ luật, xin Hội đồng hương chínhnhanh chóng thanh tra những vi phạm gìmà lão cùng gà nhà đã gây ra. Cầu đượcước thấy. Mọi việc diễn ra y chang. Mà thậtra, chẳng phải “quân sư” Xuân Tóc Đỏ caocơ gì đâu. Vì rằng, đúng quy trình thì tấtnhiên quy trình là phải thế.
Rồi thời gian thấm thoát trôi qua. Trong lúc bao nhiêu chiến hữu cùng vây cánh rụng như sung, thì Nghị Hách vẫn bình chân như vại. Vẫn nấn ná ngồi lại ghế ấy, dù thỉnh thoảng ra đường phải đeo lấy mo cau, chẳng sao, còn ở lại là tốt rồi. Ít ra cũng ít nhục hơn là về nhà đuổi gà cho vợ.
3.
Chiều nay, Nghị Hách điện thoại chothằng Xuân: “Thế nào? Tình hình diễn tiếnthế nào? Nín thở qua sông vụ này, liệu cóêm không?”. Thằng Xuân cả cười: “Hồ sơthanh tra còn nhiều. Cao như núi. Ngài yêntâm đi. Chờ đến lúc có kết luận thanh trathì ngài cũng đến tuổi nghỉ hưu non. Vậyyên tâm đi”.
Nói xong, thằng Xuân lại cả cười. Nghe xong, Nghị Hách lại cả cười. Ấy là cái năm nhà văn Vũ Trọng Phụng kết thúc tiểu thuyết Giông tố. Nghe đâu, ban đầu ông dự định lấy tựa là Nghệ thuật thoát hiểm...
Bình luận hay