19/09/2020 16:07 GMT+7

Nghệ nhân tất bật chuẩn bị giới thiệu 'hồn' Tết Trung thu ở Bảo tàng Dân tộc học

HỒNG QUÂN
HỒNG QUÂN

TTO - Tết Trung thu càng đến gần, những nghệ nhân dân gian càng hối hả, tất bật chuẩn bị đồ chơi như đèn ông sao, đèo kéo quân, ông tiến sĩ giấy... cho chương trình trung thu sẽ đón khách tham quan vào ngày 26-9 tới tại Bảo tàng Dân tộc học, Hà Nội.

Nghệ nhân tất bật chuẩn bị giới thiệu hồn Tết Trung thu ở Bảo tàng Dân tộc học - Ảnh 1.

Nghệ nhân làm đồ chơi truyền thống Nguyễn Thị Tuyến tất bật hoàn thiện một chiếc đèn ông sao cho chương trình trung thu 2020 - Ảnh: HỒNG QUÂN

Sáng 19-9, tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã diễn ra buổi trải nghiệm tiền chương trình Trung thu 2020 sẽ diễn ra vào ngày 26-9 tới.

Bà An Thu Trà - phó trưởng phòng trưng bày truyền thông công chúng, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam - cho biết số lượng nghệ nhân thủ công trong chương trình trung thu năm nay phải giảm đi một nửa do ảnh hưởng của COVID-19 nhưng không ảnh hưởng đến việc truyền tải thông điệp của Tết Trung thu.

"Với chủ đề 'Người giữ lửa', chúng tôi không chỉ muốn tôn vinh những nghệ nhân tâm huyết lâu năm với nghề mà còn để giới thiệu những bạn trẻ tài năng, sáng tạo với các vật liệu truyền thống như lá dừa hay nguyên liệu tái chế", bà Trà nhấn mạnh.

Trong các hoạt động trải nghiệm, để tăng cường tính tương tác của khách tham quan, ban tổ chức sẽ khuyến khích ông bà, cha mẹ, khách tham quan... trong việc đồng hành cùng các em nhỏ, thắt chặt sợi dây gắn kết gia đình.

Thêm nữa, hoạt động múa lân năm nay sẽ đặc biệt nhất từ trước đến nay. Khách tham quan sẽ được giới thiệu ý nghĩa hình ảnh lân sư trong đêm trăng rằm, cùng với việc được tự mình múa lân, đánh trống, đánh chũm chọe... trong đám rước.

Nghệ nhân tất bật chuẩn bị giới thiệu hồn Tết Trung thu ở Bảo tàng Dân tộc học - Ảnh 2.

Những em nhỏ đang múa lân - Ảnh: HỒNG QUÂN

"Các nghệ nhân sống với tình yêu với đồ chơi truyền thống, nhất là trong không khí Tết Trung thu", cô Nguyễn Thị Tuyến, nghệ nhân làm đèn ông sao, tiến sĩ giấy, thổ lộ.

Hình ảnh mâm ngũ quả Tết Trung thu gồm các thứ sản vật hoa trái, đồ chơi, bánh nướng, bánh dẻo… vốn thể hiện sự biết ơn đối với thần linh sau một mùa vụ trồng trọt. Mâm cỗ truyền thống đồng bằng Bắc Bộ thường có thêm ông tiến sĩ giấy thể hiện truyền thống hiếu học, gửi gắm tình cảm, sự quan tâm, khát khao thành đạt, đỗ cao của những sĩ tử cũng như gia đình họ.

"Mâm cỗ trông trăng, nhà nào cũng như nhà nào đều làm như truyền thống. Nhiều nhà cầu kỳ còn đặt thêm cả bánh đúc, gói kẹo. Khoảng 9-10h, cả gia đình sum vầy bên mâm cỗ, ông bà, cha mẹ thường dạy con cháu ý nghĩa đêm rằm trung thu và cách sống sao cho sao có ích cho xã hội", nghệ nhân làm phỗng đất (tượng đất) Phùng Đình Giáp chia sẻ.

Một số hình ảnh trong chương trình Trung thu 2020 sáng 19-9:

Nghệ nhân tất bật chuẩn bị giới thiệu hồn Tết Trung thu ở Bảo tàng Dân tộc học - Ảnh 3.

Đèn kéo quân truyền thống được làm bởi nghệ nhân Nguyễn Văn Quyền - Ảnh: HỒNG QUÂN

Nghệ nhân tất bật chuẩn bị giới thiệu hồn Tết Trung thu ở Bảo tàng Dân tộc học - Ảnh 4.

Một chiếc đèn ông sao được làm bởi một em bé 3 tuổi dưới sự hướng dẫn của nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyến và sự đồng hành của cha mẹ - Ảnh: HỒNG QUÂN

Nghệ nhân tất bật chuẩn bị giới thiệu hồn Tết Trung thu ở Bảo tàng Dân tộc học - Ảnh 5.

Anh Nguyễn Văn Thắng - một nghệ nhân giàu sáng tạo - đang hướng dẫn các bạn trẻ làm bó hoa bằng lá dừa - Ảnh: HỒNG QUÂN

Nghệ nhân tất bật chuẩn bị giới thiệu hồn Tết Trung thu ở Bảo tàng Dân tộc học - Ảnh 6.

Nghệ nhân làm cốm vòng - Nguyễn Thị Hòa - đang sàng nia, một công đoạn quan trọng trong quá trình làm cốm - Ảnh: HỒNG QUÂN

Nghệ nhân tất bật chuẩn bị giới thiệu hồn Tết Trung thu ở Bảo tàng Dân tộc học - Ảnh 7.

Mâm cỗ trung thu truyền thống được tái hiện - Ảnh: HỒNG QUÂN

Nghệ nhân tất bật chuẩn bị giới thiệu hồn Tết Trung thu ở Bảo tàng Dân tộc học - Ảnh 8.

Nhiều người đến tham dự buổi trải nghiệm tiền chương trình Trung thu 2020 sáng 19-9 - Ảnh: HỒNG QUÂN

Các chủ đề mới, đặc sắc sẽ được giới thiệu trong chương trình Trung thu 2020: "Người giữ lửa trung thu" dự kiến diễn ra trong 2 ngày 26, 27-9 (tức ngày 10, 11-8 a7m lịch từ 8h30 - 12h30 và 14h00 - 17j30) tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, đường Nguyễn Văn Huyên, Q.Cầu Giấy, Hà Nội.

Ngoài ra, chuyến khám phá trung thu cổ truyền dành cho tổ chức công đoàn, công ty du lịch, trường học... sẽ tiếp tục diễn ra đến hết 31-12 năm nay và có thể đến năm 2021 với mức phí 100.000 đồng/người (chưa gồm vé vào cửa, đăng ký trước 3 ngày).

Tự làm bánh trung thu tặng ba mẹ

TTO - Được tự tay làm những chiếc bánh xinh xắn, thơm phức là niềm vui của rất nhiều bạn nhỏ khi đến các lớp dạy làm bánh trung thu trong mùa trung thu này.

HỒNG QUÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai hội Làng Sen, khánh thành tượng Bác Hồ về thăm quê

Lễ hội Làng Sen là hoạt động chính trị, văn hóa có ý nghĩa quan trọng, thể hiện lòng biết ơn, thành kính của nhân dân đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai hội Làng Sen, khánh thành tượng Bác Hồ về thăm quê

Thủ tướng Thái Lan làm tranh dân gian Đông Hồ, thưởng trà Việt Nam

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã có dịp nghe giới thiệu về nghề thủ công mỹ nghệ đặc sắc của Việt Nam, tự tay trải nghiệm làm tranh dân gian Đông Hồ, thưởng trà truyền thống Việt Nam.

Thủ tướng Thái Lan làm tranh dân gian Đông Hồ, thưởng trà Việt Nam

'Khủng bố' tín dụng đen giảm mạnh ở TP.HCM sau chiến dịch xóa quảng cáo bẩn

Sau hai năm triển khai bóc xóa quảng cáo sai quy định tại TP.HCM, tình trạng tạt chất bẩn và gọi điện đe dọa, 'khủng bố' liên quan tín dụng đen đã giảm sâu, gần như không còn xuất hiện.

'Khủng bố' tín dụng đen giảm mạnh ở TP.HCM sau chiến dịch xóa quảng cáo bẩn

Đại sứ Ấn Độ cảm kích tình cảm người dân Việt Nam chiêm bái xá lợi Phật

Theo thống kê sơ bộ, có khoảng 1,8 triệu người Việt đến chiêm bái xá lợi Đức Phật trong những ngày ở TP.HCM, 125.000 người đến chiêm bái xá lợi Phật trong 4 ngày ở núi Bà Đen, Tây Ninh.

Đại sứ Ấn Độ cảm kích tình cảm người dân Việt Nam chiêm bái xá lợi Phật

Tổng Bí thư Tô Lâm tặng tác phẩm 'Việt Nam - những trang sử vàng' cho Khu di tích Kim Liên

Chiều 15-5, trong chương trình thăm và làm việc tại Nghệ An, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao tặng tác phẩm điêu khắc ánh sáng 'Việt Nam - những trang sử vàng' cho Khu di tích quốc gia đặc biệt Kim Liên.

Tổng Bí thư Tô Lâm tặng tác phẩm 'Việt Nam - những trang sử vàng' cho Khu di tích Kim Liên

Không sáp nhập với tỉnh thành nào, Huế được và mất gì?

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Huế Nguyễn Xuân Hoa - nguyên giám đốc Sở Văn hóa và Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế, nếu Huế không mở thêm được những không gian phát triển mới thì chắc chắn sẽ bị tụt lại so với các địa phương khác sau sáp nhập.

Không sáp nhập với tỉnh thành nào, Huế được và mất gì?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar