29/08/2011 13:00 GMT+7

Nghe mẹ chồng nói chuyện tiền nong

THIÊN HƯƠNG ghi  
THIÊN HƯƠNG ghi  

TTO - Những xung đột, trăn trở liên quan đến chuyện chu cấp tiền bạc cho nhà chồng, nhà vợ vẫn tiếp tục thu hút sự quan tâm của bạn đọc. Làm sao để tổ ấm không bị "hạ nhiệt", sứt mẻ vì cách ứng xử với đồng tiền? Tình thương trời bể của đấng sinh thành có là chìa khóa để giải quyết vấn đề?

Tiếp nối câu chuyện ấy, mời bạn đọc theo dõi những tâm sự của những người mẹ chồng sau và cùng chia sẻ ý kiến.

Phóng to

Bà Nguyễn Thị Thanh Q.Phú Nhuận, TP.HCM) và con dâu đang dạy cháu học bài - Ảnh: Duy Minh

* Bà Nguyễn Thị Thanh (75 tuổi, Q.Phú Nhuận, TP.HCM): "Làm mẹ cũng cần tự chủ trong tiền bạc"

Dù tuổi đã cao nhưng tôi luôn quan niệm rằng còn sức thì còn làm, không nên dựa dẫm vào con cái vì bản thân chúng cũng phải lo cho gia đình nhỏ của mình. Vì vậy mà dù bước sang hàng bảy mươi, tôi vẫn luôn cố gắng tự tạo nguồn thu nuôi sống chính mình cũng là đỡ phần gánh nặng cho con cháu.

Sau thời gian làm việc ở khoa dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi đồng 1, tôi tiếp tục làm việc cho một hãng bút bi, sau đó mở tiệm bán kem nhỏ để có “đồng ra đồng vô”.

Chỉ khoảng 2-3 năm trở lại đây, do bận chăm nom các cháu nhỏ nên tôi đã nghỉ làm nhưng cũng không phải lo lắng nhiều về chuyện tiền nong vì đã có khoản tích lũy của riêng mình. Vấn đề tiền bạc với con cái có lẽ vì thế mà không bao giờ đi đến mâu thuẫn hay xung đột gay gắt.

Những ngày tết, ngày lễ, con cháu thương mình thì cho mình khúc vải, gói quà hay vài ba trăm ngàn nhưng với tôi, sự sum vầy của các con mới là niềm hạnh phúc lớn nhất. May mắn thay, tôi có 6 người con, 3 người con dâu. Con dâu tôi ai cũng ngoan hiền, hiếu thuận với mẹ chồng.

Bản thân tôi từng đi làm dâu, từng được bố mẹ dạy rằng: “Sóng trước đổ đâu, sóng sau đổ đấy”. Quả thật, phận làm dâu có nhiều điều khó bày tỏ cùng mẹ chồng nhưng nếu mẹ chồng - nàng dâu biết nhường nhịn nhau, lấy cái nghĩa làm đầu thì sẽ không gặp nhiều khó khăn trong việc tiền nong.

Phóng to

Bà Nguyễn Thị Thanh và con dâu vui vẻ chuẩn bị bữa ăn chiều cho gia đình - Ảnh: Duy Minh

* Bà T.T.Lý (62 tuổi, Q.Gò Vấp, TP.HCM): "Mẹ con cũng cần rõ ràng chuyện tiền bạc!"

Tôi hiện đang sống chung với con trai và con dâu út. Vì hai con đều đi làm suốt ngày nên tôi lo chuyện chợ búa, trông nom nhà cửa. Từ trước đến nay, mọi chi phí sinh hoạt trong nhà đều do con trai và con dâu đưa cho tôi quản lý. Với tôi, đó không chỉ là trách nhiệm mà còn là niềm vui được giúp đỡ các con.

Vì thế, trong chuyện tiền bạc, tôi luôn rõ ràng từng khoản thu chi trong nhà. Ngay từ khi về ở chung với các con, tôi cũng đã nói rõ: “Mẹ cũng lớn tuổi rồi, không tiêu xài bao nhiêu. Tiền bạc trong nhà, mẹ chỉ giúp các con quản lý, lo chuyện bếp núc, sinh hoạt trong gia đình chứ mẹ không lấy thêm lấy bớt đồng nào”.

Các con nghe vậy, lúc đầu trách tôi là mẹ con sao rạch ròi chuyện tiền bạc quá. Con dâu tôi cũng hơi ngần ngại khi nhận lại tiền thừa mỗi tháng từ tay tôi nhưng về sau, biết tính tôi thì mọi chuyện cũng đâu vào đấy.

Có lần, con dâu còn thỏ thẻ rằng rất… nể tôi vì cách làm vừa hợp lý trong chi tiêu vừa không lo mất tình cảm gia đình.

* Bà Hồng (Q.Bình Thạnh, TP.HCM): "Chữ hiếu không đồng nghĩa với chữ tiền"

Vợ chồng tôi có đứa con trai năm nay 27 tuổi, đã lập gia đình và có việc làm ổn định, lương cao. Sau đám cưới, hai con từng có ý định đưa bố mẹ sang ở chung để phụng dưỡng nhưng sau nhiều lần đắn đo, chúng tôi nhất quyết từ chối.

Những ngày đầu nhìn con tất bật chuẩn bị cho tổ ấm mới của mình, tôi cũng có chút chạnh lòng. Tuy nhiên, chúng tôi quan niệm rằng không phải đến lúc làm ra tiền, mang tiền về cho cha mẹ thì được xem là báo hiếu. Báo hiếu là tình cảm yêu thương, tôn kính cha mẹ trong suốt cả cuộc đời của một đứa con.

Chính vì thế, thay vì trở thành gánh nặng của con, chúng tôi chọn cách tiếp tục công việc yêu thích của mình, dư ra bao nhiêu thì để dành phòng khi ốm đau hay để đi đến những nơi mình yêu thích

Với chúng tôi, niềm hạnh phúc khi con cái đã “đủ lông, đủ cánh” vẫn là những bát canh do chính con dâu nấu mang sang hay những lần hai vợ chồng con về ăn cơm cùng bố mẹ. Niềm vui đó thật sự còn cao hơn giá trị đồng tiền.

Bạn có đang căng thẳng trong mối quan hệ với gia đình chồng? Bạn có lời khuyên nào cho bạn Bình Nguyên? Mọi ý kiến vui lòng gửi theo công cụ dưới bài hoặc về email [email protected]. Vui lòng sử dụng font chữ có dấu tiếng Việt.

THIÊN HƯƠNG ghi  

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Đồng hành cùng địa phương' hỗ trợ hoạt động chính quyền hai cấp

150 đội hình tình nguyện "Đồng hành cùng địa phương" của các bạn trẻ TP.HCM cùng tham gia hướng dẫn, hỗ trợ thủ tục hành chính tại các phường, xã trong những ngày đầu triển khai chính quyền hai cấp.

'Đồng hành cùng địa phương' hỗ trợ hoạt động chính quyền hai cấp

Thiếu tướng Vũ Hồng Sơn nhận nhiệm vụ tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân

Ngày 4-7, Đại tướng Phan Văn Giang, bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đã chủ trì hội nghị bàn giao chức trách, nhiệm vụ tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân.

Thiếu tướng Vũ Hồng Sơn nhận nhiệm vụ tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân

Mỗi giờ có 100 người tử vong liên quan đến sự cô đơn

Đó là số liệu được đề cập trong báo cáo của Ủy ban Kết nối xã hội của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về việc kết nối xã hội có thể giúp cải thiện sức khỏe và giảm nguy cơ tử vong sớm.

Mỗi giờ có 100 người tử vong liên quan đến sự cô đơn

Báo Tuổi Trẻ tặng danh hiệu 'Bạn đồng hành quanh tôi' cho người lái drone cứu 2 trẻ kẹt lũ

Ban biên tập báo Tuổi Trẻ quyết định tặng anh Trần Văn Nghĩa, người đã lái drone cứu 2 trẻ mắc kẹt trên sông Ba ngày 3-7, danh hiệu 'Bạn đồng hành quanh tôi'. Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai cũng quyết định tặng anh Nghĩa bằng khen.

Báo Tuổi Trẻ tặng danh hiệu 'Bạn đồng hành quanh tôi' cho người lái drone cứu 2 trẻ kẹt lũ

‘Biến rác thành chữ’ giúp ngôi trường nghèo ở Indonesia giành giải Trường học lành mạnh nhất AIA

Từ những chai nhựa, lốp xe cũ và rác sinh hoạt, thầy trò một trường tiểu học trên đảo Rote Ndao (Indonesia) đã tạo nên bảng chữ cái, bàn ghế học tập, vườn rau và cả phân bón hỗ trợ nông dân.

‘Biến rác thành chữ’ giúp ngôi trường nghèo ở Indonesia giành giải Trường học lành mạnh nhất AIA

Bộ Nội vụ sẽ trình nghị định mở rộng chính sách ưu đãi người có công

Bộ Nội vụ sẽ trình Chính phủ ban hành hai nghị định quan trọng về ưu đãi người có công và trợ cấp cho thanh niên xung phong, trong đó có điều chỉnh chính sách tốt hơn.

Bộ Nội vụ sẽ trình nghị định mở rộng chính sách ưu đãi người có công
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar