06/09/2017 09:28 GMT+7

Nghề mành trúc chưa có người thừa kế ở Sài Gòn

NAM TRẦN - HỮU THUẬN
NAM TRẦN - HỮU THUẬN

TTO - Hai thập kỷ trước, xã Tân Thông Hội (Củ Chi, TP.HCM) được biết đến là nơi sản xuất mành trúc nổi tiếng. Giờ đây, mành trúc của Tân Thông Hội tuy có mặt ở nhiều quốc gia nhưng nghề thì đang mai một theo thời gian.

Người ta biết tới mành trúc Tân Thông Hội được làm hoàn toàn bằng đôi bàn tay của những người thợ lành nghề.

Nghề mành trúc chưa có người thừa kế ở Sài Gòn - Ảnh 1.

Cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 25 km, dọc Quốc lộ 22, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi vẫn còn hiếm hoi số ít hộ làm nghề làm mành trúc truyền thống này.

Nghề làm mành trúc xuất khẩu tại Củ Chi, TP.HCM - Thực hiện: NAM TRẦN

Ghé qua xưởng làm mành trúc hiếm hoi còn lại của ông Nguyễn Hữu Bèn (47 tuổi), mới thấy được sự tỉ mỉ, công phu của nghề truyền thống này.

Ông Bèn kể lại câu chuyện bắt đầu với nghề mành trúc rằng, theo nghề từ đó tới giờ cũng hơn 20 năm, bởi thích, đam mê cái nghề này, sau này có truyền cho con nó theo hay không chưa biết!

Ông Bèn cho hay, từ năm 1980 tới năm 2000 ở Củ Chi làm nghề mành trúc nhiều lắm, chủ yếu làm cho Liên Xô và Đông Âu. Thậm chí có thời điểm đỉnh cao một năm làm đến 4 triệu m2.

Cái quan trọng hiện tại để mà duy trì nghề là phải tìm được nhiều thị trường ổn định hơn nữa, để có thể duy trì việc cho thợ đều nếu không thì họ bỏ, ông Bèn chia sẻ.

Nghề làm mành trúc hiện tại, giống như ông Bèn nói, đang thoi thóp, chết dần. Thị trường thì vẫn luôn có nhưng có đáp ứng được hay không, có ai tiếp tục theo nghề hay không chính là điểm sống hay chết của nghề lúc này.

Hay nói cách khác, nghề mành trúc truyền thống tại Sài Gòn vẫn chưa có ai thừa kế.

Nghề mành trúc chưa có người thừa kế ở Sài Gòn - Ảnh 3.

Từ thân những cây trúc, người dân cắt ra thành những đoạn dài khoảng 6cm sau đó đem phơi khô.

Nghề mành trúc chưa có người thừa kế ở Sài Gòn - Ảnh 4.

Các ống trúc khô sẽ được thu mua từ người dân và lại phát cho một số gia đình để xâu lại thành trục dài. Việc xâu trúc tạo ra việc làm cho hàng trăm người dân tại các ấp của vùng này. Đặc biệt cho những người không có công ăn việc làm, không thể làm việc trong các xí nghiệp hoặc người già.

Nghề mành trúc chưa có người thừa kế ở Sài Gòn - Ảnh 5.

Sau đó trúc được xâu sẽ được gom lại tại xưởng giựt mành, sơn và vẽ hoa văn. Riêng tại cơ sở của ông Bèn hiện tại còn khoảng hơn 30 người làm.

Nghề mành trúc chưa có người thừa kế ở Sài Gòn - Ảnh 6.

Tại đây, những bàn tay khéo léo của từng người thợ sẽ tô điểm cho từng chiếc mành trúc còn thô ráp, để tạo nên những chiếc mành rực rỡ sắc màu. Trung bình, một thợ sơn mành trúc có thể làm được khoảng 3 chiếc/ngày, tương đương tiền công cũng khoảng 300 ngàn.

Nghề mành trúc chưa có người thừa kế ở Sài Gòn - Ảnh 7.

Được biết, thị trường nhu cầu sử dụng mành trúc trong thời gian tới vẫn rất lớn, đặc biệt là xuất khẩu nhưng

Nghề mành trúc chưa có người thừa kế ở Sài Gòn - Ảnh 8.

Việc nâng cao hơn chất lượng sản phẩm, tìm kiếm thêm thị trường và ký được những hợp đồng ổn định là những yếu tố quyết định công nhân có ở lại với mình, có làm nghề hay sẽ bỏ nghề.

Nghề mành trúc chưa có người thừa kế ở Sài Gòn - Ảnh 9.

Công đoạn sơn vô cùng tỉ mỉ, đòi hỏi người thợ phải chăm chút cho từng "nét vẽ" để tạo nên những bức tranh sống động trên từng mành trúc thô.

Nghề mành trúc chưa có người thừa kế ở Sài Gòn - Ảnh 10.

Ông Bèn chia sẻ, người ta không thích làm nghề này bởi không tự do, không được sạch sẽ cho lắm chứ thị trường nhu cầu vẫn rất lớn, đặc biệt là xuất khẩu. Hiện tại, sản phẩm mành trúc tạo ra chủ yếu là xuất khẩu sang các nước Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản. Ông Bèn cho hay, mặc dù người Việt không còn mấy ai xài đồ này nữa nhưng thị trường nước ngoài vẫn ưu chuộng, duy trì tiêu thụ khá ổn định. Chính vì vậy mà ông vẫn theo.

Nghề mành trúc chưa có người thừa kế ở Sài Gòn - Ảnh 11.

Nhiều người không thích làm nghề này vì cho rằng thời vụ và không được sạch sẽ cho lắm.

Nghề mành trúc chưa có người thừa kế ở Sài Gòn - Ảnh 12.

Hầu hết những người thợ làm mảnh trúc tại đây đều gắn bó với nghề từ rất lâu,

Nghề mành trúc chưa có người thừa kế ở Sài Gòn - Ảnh 13.

Hiện tại, sản phẩm mành trúc tạo ra chủ yếu là xuất khẩu sang các nước Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản. Chính vì vậy tại xưởng của ông Bèn vẫn duy trì đều số lượng sản phẩm cho các thị trường.

Nghề mành trúc chưa có người thừa kế ở Sài Gòn - Ảnh 14.

Nghề làm mành trúc truyền thống hiện tại giống như ông Bèn nói, đang lụi tàn. Thị trường thì vẫn luôn có nhưng có đáp ứng được hay không, có ai tiếp tục theo nghề này hay không chính điểm sống hay chết của nghề.

NAM TRẦN - HỮU THUẬN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Những hình ảnh đầu tiên từ tâm bão Cát Bà: Đổ nát, hoang tàn đến đau lòng

Nhà tốc mái, cây đổ ngổn ngang, bàn ghế, tủ lạnh tứ tung trên đường… khung cảnh không khác gì một 'trận bom' vừa giội xuống thị trấn Cát Bà.

Những hình ảnh đầu tiên từ tâm bão Cát Bà: Đổ nát, hoang tàn đến đau lòng

Bộ Công an đã sẵn sàng về hạ tầng, kỹ thuật, công nghệ thu nhận hồ sơ cấp thẻ căn cước

Bộ Công an cho biết đã sẵn sàng các điều kiện về hạ tầng, kỹ thuật, công nghệ để đảm bảo thu nhận hồ sơ, cấp thẻ căn cước cho công dân từ ngày 1-7.

Bộ Công an đã sẵn sàng về hạ tầng, kỹ thuật, công nghệ thu nhận hồ sơ cấp thẻ căn cước

Lính tàu ngầm rèn thể lực

Huấn luyện thể lực, rèn luyện thể thao được đẩy mạnh tạo thành phong trào rộng khắp trong toàn Lữ đoàn tàu ngầm 189.

Lính tàu ngầm rèn thể lực

Huế ngập lụt lớn, đường thành sông, dùng ghe đưa người đi lại

Do mưa lớn, nước các sông lên nhanh khiến nhiều tuyến đường ở Huế bị ngập nặng như sông. Xe cộ ở Huế ngập chết máy la liệt.

Huế ngập lụt lớn, đường thành sông, dùng ghe đưa người đi lại

Hình ảnh kéo buồm trên tàu buồm hiện đại nhất của Hải quân Việt Nam

Tàu Lê Quý Đôn là chiếc tàu buồm hiện đại, duy nhất của Hải quân nhân dân Việt Nam, có khả năng hoạt động trong nhiều điều kiện thời tiết phức tạp.

Hình ảnh kéo buồm trên tàu buồm hiện đại nhất của Hải quân Việt Nam

Toàn cảnh diễn biến vụ tấn công hai 2 trụ sở UBND xã ở Đắk Lắk

Toàn cảnh vụ nhóm đối tượng đập phá trụ sở UBND xã Ea Tiêu và Ea Ktur, huyện Cư Kuin, Đắk Lắk làm 9 người chết, 2 người bị thương.

Toàn cảnh diễn biến vụ tấn công hai 2 trụ sở UBND xã ở Đắk Lắk
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar