14/11/2023 08:58 GMT+7
Trở lại chủ đề

Nghề làm tôm khô và lễ hội vía Bà Thủy Long đã thành di sản

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa quyết định đưa nghề làm tôm khô và Lễ hội vía Bà Thủy Long tại tỉnh Cà Mau vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Tỉnh Cà Mau có hàng trăm cơ sở sản xuất tôm khô, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động - Ảnh: THANH HUYỀN

Tỉnh Cà Mau có hàng trăm cơ sở sản xuất tôm khô, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động - Ảnh: THANH HUYỀN

Ngày 14-11, ông Trần Hiếu Hùng - giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau - cho biết rất vui mừng khi nghề thủ công truyền thống, tri thức dân gian - nghề làm tôm khô (tỉnh Cà Mau) và lễ hội truyền thống - Lễ hội vía Bà Thủy Long (xã Thanh Tùng, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

"Đây là cơ hội tốt để tỉnh Cà Mau tiếp tục phát huy, gìn giữ các giá trị văn hóa, phát triển kinh tế, du lịch trong thời gian tới", ông Hùng nói.

Nghề làm tôm khô, nem Lai Vung được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề làm tôm khô phản ánh một phần công cuộc chinh phục thiên nhiên, tạo dựng cuộc sống của nhiều thế hệ nối tiếp nhau, gắn bó với con người trong đời sống hằng ngày.

Lễ hội vía Bà Thủy Long mang nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa, góp phần khẳng định sự tồn tại của tín ngưỡng thờ Thủy Long thần nữ trên vùng đất Cà Mau như một tín ngưỡng đặc trưng, nổi trội. 

Đây là hình thức tín ngưỡng dân gian gắn liền với cư dân miền sông nước, đã tồn tại hàng trăm năm qua trong đời sống tinh thần của người dân Cà Mau.

Một trong những hoạt động tại Lễ hội vía Bà Thủy Long tại huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau - Ảnh: THANH HUYỀN

Một trong những hoạt động tại Lễ hội vía Bà Thủy Long tại huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau - Ảnh: THANH HUYỀN

Tính đến nay, Cà Mau có 7 di sản được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia gồm: 

- Nghệ thuật đờn ca tài tử (di sản chung với các tỉnh Nam Bộ, được Tổ chức UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại); 

- Nghề thủ công truyền thống "Gác kèo ong"; 

- Nghề thủ công truyền thống "Muối ba khía"; 

- Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc; 

- Nghệ thuật nhạc trống lớn của người Khmer.

'Nghề làm tôm khô' Cà Mau được đề nghị là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Cà Mau đề nghị công nhận 'nghề làm tôm khô' là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Nếu được công nhận thì đây là di sản văn hóa phi vật thể thứ 5 của tỉnh, sau đờn ca tài tử, nghề gác kèo ong, muối ba khía ở Rạch Gốc và nghệ thuật nhạc trống lớn.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phim tài liệu về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, dự án ‘Tái thiết Làng Nủ’ được trao giải A

Phim tài liệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực của Điện ảnh Quân đội, dự án Tái thiết Làng Nủ của nhóm kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào, sách của ông Nguyễn Thế Kỷ… được trao giải cao nhất.

Phim tài liệu về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, dự án ‘Tái thiết Làng Nủ’ được trao giải A

Con trai nhạc sĩ Văn Cao kể về bài hát Ca ngợi Hồ Chủ tịch

Ông Văn Thao, con trai nhạc sĩ Văn Cao, kể về 'Ca ngợi Hồ Chủ tịch', một trong những bài hát hay nhất viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chương trình 'Người là niềm tin tất thắng'.

Con trai nhạc sĩ Văn Cao kể về bài hát Ca ngợi Hồ Chủ tịch

Lắng đọng chương trình 'Từ Làng Sen đến TP.HCM'

Nhiều chương trình văn hóa, nghệ thuật, thể thao từ Lễ hội Làng Sen toàn quốc dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại ấn tượng sâu sắc.

Lắng đọng chương trình 'Từ Làng Sen đến TP.HCM'

Người con muôn nẻo quê hương về Kim Liên dịp sinh nhật Bác

Dưới hàng cây rợp bóng mát, đi giữa hương sen thơm ngát, người con muôn nẻo quê hương cùng về thăm quê Bác Hồ, Nghệ An trong dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người con muôn nẻo quê hương về Kim Liên dịp sinh nhật Bác

Trường Sa nhớ ơn Bác qua nhiếp ảnh

70 bức ảnh của bảy tác giả thuộc Hội Nhiếp ảnh TP.HCM được giới thiệu trong Triển lãm Trường Sa nhớ ơn Bác tại Đường sách TP.HCM.

Trường Sa nhớ ơn Bác qua nhiếp ảnh

Bình Dương khởi công khu lưu niệm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

Khu lưu niệm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, được tỉnh Bình Dương đầu tư bài bản.

Bình Dương khởi công khu lưu niệm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar