01/09/2023 13:30 GMT+7

Ngay sau lễ, đồng loạt kiểm tra điện mặt trời mái nhà lắp sau năm 2020

Bộ Công Thương đề nghị các địa phương phối hợp với Tập đoàn Điện lực VN (EVN) kiểm tra, rà soát và xử lý vi phạm trong đầu tư, lắp đặt điện mặt trời mái nhà có liên kết với lưới điện quốc gia sau 2020 đến nay.

Một trung tâm thương mại lớn ở quận 7 dùng điện từ hệ thống điện mặt trời mái nhà - Ảnh: NGỌC HIỂN

Một trung tâm thương mại lớn ở quận 7 dùng điện từ hệ thống điện mặt trời mái nhà - Ảnh: NGỌC HIỂN

Đề nghị xử lý vi phạm với điện mặt trời mái nhà lắp đặt sau năm 2020

Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi các tỉnh, thành phố và EVN về việc kiểm tra, rà soát, xử lý và cung cấp thông tin việc lắp đặt điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) sau năm 2020.

Trong văn bản, Bộ Công Thương cho hay quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (quy hoạch điện VIII) đã nêu rõ: "Ưu tiên và có chính sách đột phá để thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà của người dân và mái công trình xây dụng, nhất là các khu vực có nguy cơ thiếu điện như miền Bắc và điện mặt trời tự sản, tự tiêu".

Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Công Thương nghiên cứu, xây dựng cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà để tự sử dụng, tự sản tự tiêu, không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác.

Để đảm bảo việc nghiên cứu, xây dựng chính sách về phát triển điện mặt trời mái nhà trong thời gian tới, Bộ Công Thương đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và EVN khẩn trương kiểm tra, rà soát và xử lý vi phạm đối với việc đầu tư, lắp đặt điện mặt trời mái nhà có sự liên kết với lưới điện quốc gia từ sau năm 2020 đến nay.

Đồng thời, các đơn vị này phải tổng hợp, báo cáo tình hình đầu tư, lắp đặt điện mặt trời mái nhà có liên kết với lưới điện quốc gia từ sau năm 2020 đến nay, báo cáo gửi về Bộ Công Thương trước ngày 18-9-2023.

Doanh nghiệp muốn lắp điện mặt trời nhưng "vắng" cơ chế

Từ khi điện mặt trời phát triển "nóng" trong giai đoạn 2019-2020 cho đến nay, Bộ Công Thương đã nhiều lần yêu cầu xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình lắp đặt, nhất là tình trạng lắp điện mặt trời mái nhà trên đất nông nghiệp, nhiều sai phạm trong quá trình lắp đặt cũng đã được các đoàn thanh tra vén màn.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, các doanh nghiệp ngành năng lượng cho biết sau khi cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời hết hiệu lực từ cuối 2020, các doanh nghiệp, người dân vẫn có nhu cầu lắp điện mặt trời tự dùng. Do đó, nhiều hệ thống điện mặt trời mái nhà đã được lắp đặt, song dùng thiết bị ngăn phát điện lên lưới (Zero Export).

Theo các doanh nghiệp sản xuất, việc lắp điện mặt trời mái nhà tại nhà xưởng là nhu cầu bức thiết để đạt các chứng chỉ xanh trong xuất khẩu. Do đó, các doanh nghiệp đều kiến nghị sớm ban hành cơ chế mới để thúc đẩy sử dụng năng lượng xanh sau gần ba năm "trống" cơ chế phát triển điện mặt trời.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Samresh Kumar - chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Công ty CP SkyX Solar - cho biết tiềm năng điện mặt trời trên mái nhà xưởng tại Việt Nam rất lớn, hiện chỉ mới khai thác khoảng 20% tiềm năng, còn hơn 16.000MW vẫn chưa được tận dụng.

Trong khi đó, hệ thống điện mặt trời tự sản tự tiêu không phát ngược lên lưới, nên rất cần cơ chế để thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà, giúp các doanh nghiệp có chứng chỉ xanh, cạnh tranh đơn hàng xuất khẩu.

Nhiều bộ ngành đề xuất mở rộng loại hình điện mặt trời áp mái

Tại báo cáo gửi Thủ tướng, Bộ Công Thương cho rằng theo chỉ đạo của Phó thủ tướng, đối tượng áp dụng của cơ chế lần này là điện mặt trời mái nhà lắp đặt tại nhà ở, cơ quan công sở. Do đó, việc mở rộng đối tượng như đề nghị của các bộ để áp dụng cơ chế sẽ được tiếp tục nghiên cứu trong các quy định sau này.

Trước đó, Bộ Công an đã đề nghị nghiên cứu mở rộng đối tượng được lắp điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu thêm khối các trụ sở có hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại. Bộ Giao thông vận tải cũng muốn bổ sung cơ chế để lắp điện mặt trời mái nhà tại cảng hàng không, ga đường sắt, bến xe, cảng biển... Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng các khu công nghiệp có diện tích lớn nên cần được khuyến khích phát triển điện mặt trời, trong khi Bộ Quốc phòng đề xuất lắp thêm tại trường học, bệnh viện, công trình tăng gia sản xuất.

Điện mặt trời áp mái mòn mỏi chờ cơ chế

Nhiều doanh nghiệp khẳng định việc dùng năng lượng xanh, có chứng chỉ xanh là một trong những lợi thế cạnh tranh, thậm chí là yêu cầu sống còn khi cạnh tranh đơn hàng. Thế nhưng đến nay doanh nghiệp vẫn không thể lắp điện mặt trời do thiếu cơ chế.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp Malaysia đề xuất nghiên cứu làm metro Thủ Thiêm - Long Thành và đường sắt đô thị TP.HCM

Gamuda Land (Malaysia) đề xuất với các cơ quan chức năng Việt Nam mong muốn nghiên cứu làm metro TP.HCM - Long Thành và các tuyến đường sắt đô thị khác của TP.HCM.

Doanh nghiệp Malaysia đề xuất nghiên cứu làm metro Thủ Thiêm - Long Thành và đường sắt đô thị TP.HCM

Giá vàng lao dốc mạnh

Giá vàng thế giới cuối ngày hôm nay 7-7 đã giảm 30 USD/ounce, về sát mức 3.300 USD/ounce.

Giá vàng lao dốc mạnh

Cổ phiếu Tesla đỏ sàn sau khi ông Musk tuyên bố lập Đảng nước Mỹ

Việc ông Musk quay lại chính trường là hướng đi trái ngược với những gì các nhà đầu tư/cổ đông Tesla muốn ông thực hiện.

Cổ phiếu Tesla đỏ sàn sau khi ông Musk tuyên bố lập Đảng nước Mỹ

Bộ Công an làm rõ động cơ phát tán hình ảnh tố C.P. Việt Nam bán heo bệnh

Đại diện Cục C05 cho biết đang tiếp tục phối hợp với công an các địa phương làm rõ động cơ, mục đích việc phát tán hình ảnh tố Công ty C.P. bán heo bệnh.

Bộ Công an làm rõ động cơ phát tán hình ảnh tố C.P. Việt Nam bán heo bệnh

'Nhà đầu tư chưa bán cổ phiếu thưởng, không thể coi có thu nhập và phải nộp thuế'

Chuyên gia cho rằng chưa bán cổ phiếu thưởng thì chưa phát sinh thu nhập nên không thuộc diện nộp thuế thu nhập cá nhân.

'Nhà đầu tư chưa bán cổ phiếu thưởng, không thể coi có thu nhập và phải nộp thuế'

Khởi tố một cựu lãnh đạo ngân hàng liên quan đến vụ án tại Bamboo Capital

Ông Đỗ Anh Tú - nguyên thành viên HĐQT Ngân hàng Tiên Phong, nguyên chủ tịch Chứng khoán TPS, và ông Nguyễn Hồ Nam, nhà sáng lập Bamboo Capital, bị khởi tố với cáo buộc lừa đảo.

Khởi tố một cựu lãnh đạo ngân hàng liên quan đến vụ án tại Bamboo Capital
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar