Về trang chủ
Lẩu thập cẩm

Ngày Cá tháng tư được 'sinh ra' ở nước nào?

VŨ NGUYỄN11:23 | 01/04/2025

Không ít người thắc mắc về nguồn gốc của ngày Cá tháng tư, dù 'tuổi đời' của 'ngày nói dối' có thể lên đến hàng trăm năm.

Ngày 1 tháng 4 (dương lịch) hằng năm được mọi người biết đến là ngày Cá tháng tư, hay còn gọi là "ngày nói dối". Vào ngày này, mọi người thường trêu đùa nhau bằng những lời nói dối vô hại hoặc những trò "chơi khăm".

Thế nhưng không phải ai cũng biết "lý lịch trích ngang" của ngày Cá tháng tư?!

Ngày Cá tháng tư được 'sinh ra' ở nước nào? - Ảnh 1.

Ngày Cá tháng tư: nhiều người lo "mọi lời nói ra đều là lời nói dối".

Nơi ngày Cá tháng tư "ra đời"

Pháp được cho là nơi "khai sinh" ngày Cá tháng tư. Dù vậy, thông tin này vẫn chưa nhận được sự đồng thuận 100% của những nhà nghiên cứu trên thế giới. 

Theo nhiều tài liệu từng ghi chép, ngày Cá tháng tư xuất hiện sau quyết định của hoàng đế Charles IX nước Pháp, vào thế XVI. Được biết, từng có thời gian, ngày đầu tiên của tháng 4 được coi là ngày bắt đầu năm mới ở đất nước hình lục lăng. Năm 1582, hoàng đế Charles IX đã ra lệnh chuyển đổi thành ngày 1-1 là ngày bắt đầu năm mới.

Tuy nhiên, do phương thức truyền tin thời đó lạc hậu, người liên lạc phải chạy bộ hoặc sử dụng ngựa để đi khắp nơi thông báo, rất mất thời gian. Người dân ở các vùng chưa biết hết về sự thay đổi đó hoặc họ không muốn chấp nhận, mà vẫn dùng ngày 1-4 như thời điểm chào đón năm mới như cũ. 

Từ đây, muôn vàn câu chuyện bi hài đã xảy ra. Người ta cũng lấy luôn ngày 1-4 để tượng trưng cho sự sai lệch. Dần dà, họ gọi luôn đó là "ngày nói dối". 

Những trò đùa vào ngày 1-4 từ Pháp theo chân của những người lính lan sang các nước thuộc địa, rồi trở thành một ngày được nhiều quốc gia hưởng ứng.

Ngày Cá tháng tư được 'sinh ra' ở nước nào? - Ảnh 2.

Ngày Cá tháng tư thiết nghĩ chúng ta cũng nên chọn đối tượng mà trêu chọc. Tránh lời nói đùa vô duyên với các đối tượng dễ tổn thương, hoàn cảnh éo le như thằng Vàng.

Ở một giả thuyết khác về nguồn gốc ngày Cá tháng tư, cho rằng sự ra đời của sự kiện này liên quan đến cuốn truyện "The Canterbury Tales" (Những câu chuyện cổ tích) của nhà văn người Anh Geoffrey Chaucer từ năm 1392.

Nhiều tình tiết "chơi chữ" trong cuốn truyện khiến độc giả nhầm lẫn, dẫn đến thông tin sai lệch liên quan đến ngày 1-4. Từ đó, ngày này trở thành ngày của những trò chơi khăm. Người ta thường đùa giỡn đủ thứ trên đời hoặc sử dụng những lời nói dối vô hại mà chẳng khiến ai giận hờn. 

Nhà hàng tố 'khách không trả tiền sau khi bỏ chạy vì động đất' Thứ cư dân mạng quan tâm: Kem nền của Kim Soo Hyun! Muốn khách 'ăn là ghiền', chủ quán bỏ quả anh túc vào nồi lẩu

Bình luận hay

      Bình luận (0)
      Tối đa: 1500 ký tự
      Được quan tâm nhất
      Mới nhất
          Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
          Tất cả bình luận (0)
          Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
          Được quan tâm nhất
          Mới nhất
              Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
              Tối đa: 1500 ký tự
              Avatar
              Đăng ký bằng email
              Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạnĐăng ký
              Đăng nhập
              Thông tin bạn đọcThông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
              Gửi bình luận
              Đóng

              Bình luận (0)
              Tối đa: 1500 ký tự
              Được quan tâm nhất
              Mới nhất
                  Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
                  Tất cả bình luận (0)
                  Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
                  Được quan tâm nhất
                  Mới nhất
                      Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
                      Tối đa: 1500 ký tự
                      Avatar
                      Tin mới nhất BÌNH LUẬN Menu