17/05/2012 10:43 GMT+7

Ngày 21-5 xem nhật thực một phần

TUẤN DUY (CLB Thiên văn nghiệp dư TP.HCM)
TUẤN DUY (CLB Thiên văn nghiệp dư TP.HCM)

TTO - Vào sáng 21-5 (giờ VN), cư dân một số vùng châu Á và Bắc Mỹ sẽ được ngắm hiện tượng nhật thực hình khuyên tuyệt đẹp. Riêng tại Việt Nam chỉ có thể quan sát được nhật thực một phần.

* Sao Kim đi qua Mặt trời ngày 6-6* Năm 2016 Việt Nam mới lại xem được nhật thực

Phóng to
Nhật thực hình khuyên năm 2010 - Ảnh: funcrunch.com

Nhật thực hình khuyên hay còn gọi là vòng lửa - “Ring of Fire”, xảy ra khi đĩa Mặt trăng nằm trọn trong đĩa Mặt trời, tạo nên vành sáng của ánh sáng mặt trời trên bầu trời. Dù không được như nhật thực toàn phần nhưng đây vẫn là một hiện tượng tự nhiên tuyệt đẹp.

Sau sự kiện ngày 21-5, vào sáng 6-6 (giờ VN) sẽ diễn ra “nhật thực hình khuyên” rất thú vị và cực kỳ hiếm. Đó là lần đi qua đĩa Mặt trời của sao Kim. Hiện tượng này về bản chất cũng tương tự “nhật thực hình khuyên”, và mãi đến năm 2117 mới xảy ra lần nữa.

Vào ngày 21-5, vùng quan sát được nhật thực hình khuyên chỉ khoảng 300km, kéo dài từ Quảng Đông (Trung Quốc) sát với biên giới Việt Nam, qua Hong Kong, bắc Đài Loan, qua vùng phía Nam nước Nhật, Thái Bình Dương và kết thúc ở khu vực tây nam nước Mỹ.

Việt Nam tuy không nằm trong vùng quan sát được nhật thực hình khuyên, nhưng những người yêu thích thiên văn tại tất cả tỉnh thành có thể quan sát được nhật thực một phần trong khoảng một tiếng ngay sau khi Mặt trời mọc (lúc khoảng 5g17 tại Hà Nội và 5g30 ở TP.HCM).

Để có thể quan sát được sớm và lâu nhất, cần chọn những địa điểm không có chướng ngại vật ở phía đông (nhất là các tòa nhà cao tầng trong các thành phố lớn), hướng mặt trời mọc.

Khu vực lý tưởng nhất để quan sát là các địa phương vùng đông bắc nước ta như Quảng Ninh, Hải Phòng, do những nơi này gần với dải quan sát được nhật thực hình khuyên nên sẽ quan sát được nhật thực có độ che nhiều nhất.

Các tỉnh càng về phía đông lãnh thổ, đặc biệt là các vùng hải đảo, sẽ có thời gian quan sát được nhật thực dài hơn vì mặt trời sẽ mọc sớm hơn. Tuy nhiên hiện nước ta đã bước vào mùa mưa, trời nhiều mây nên điều kiện quan sát khó tốt như mong muốn, nhất là ở các thành phố lớn.

Sau nhật thực ngày 21-5, phải đến 9-3-2016 cư dân Việt Nam mới lại có thể quan sát được nhật thực.

Cách quan sát nhật thực an toàn

- Đối với quan sát trực tiếp: không sử dụng các phim lọc sáng không dùng cho mục đích thiên văn như phim X-quang, băng video, kính hơ khói, giấy gói quà…để quan sát, vì các loại này có thể lọc được ánh sáng nhưng có thể không lọc được những tia hồng ngoại và tử ngoại, sẽ làm tổn thương mắt của bạn (theo tài liệu của NASA).

Phóng to
Kính quan sát nhật thực - Ảnh: HAAC

- Tuyệt đối không quan sát qua kính thiên văn, ống nhòm nếu không được gắn phim lọc mặt trời chuyên dụng.

- Tuyệt đối không được sử dụng các loại kính râm để quan sát nhật thực.

- Các loại kính có thể sử dụng: kính của thợ hàn loại số 14 trở lên (có bán tại các tiệm cơ khí lớn, giá khoảng 15.000 đồng/cái), kính chuyên dùng cho mục đích thiên văn quan sát Mặt trời.

- Đĩa mềm máy tính không bị trầy xước gấp 2 hoặc 3 lớp có thể sử dụng tương đối an toàn nhưng cho chất lượng ảnh không tốt.

- Có thể dùng các kính thiên văn và ống nhòm đã được bịt phim lọc mặt trời chuyên dụng ở đầu ống kính.

- Có thể quan sát gián tiếp bằng cách dùng chậu nước pha mực (dùng chậu nước pha mực đen và quan sát ảnh mặt trời trong chậu nước, có thể sử dụng một tấm kính để tăng độ phản xạ. Mực pha phải đảm bảo độ đen để quan sát không bị chói), hoặc quan sát qua màn chắn (tạo một lỗ thủng nhỏ khoảng 1mm trên một tấm bìa cứng hoặc một miếng thiếc, cho ánh nắng xuyên qua và quan sát ảnh của Mặt trời xuyên qua lỗ thủng lên một tấm giấy trắng đặt ở dưới).

Phương pháp quan sát qua màn chắn cũng có thể ứng dụng được cho các kính thiên văn và ống nhòm (hướng ống kính về phía Mặt trời và hứng ảnh lên một tấm giấy trắng).

TUẤN DUY (CLB Thiên văn nghiệp dư TP.HCM)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Quầng Mặt trời liên tục xuất hiện có bất thường?

Những ngày qua, quầng Mặt trời (hào quang Mặt trời) xuất hiện ở các tỉnh phía Bắc, Trung, Nam, mới đây nhất là tại Hà Nội trưa 15-5.

Quầng Mặt trời liên tục xuất hiện có bất thường?

Máy quay hé lộ sinh vật bí ẩn có 24 xúc tu dưới đáy biển

Một sinh vật bí ẩn có 24 xúc tu vừa được máy quay phát hiện nằm sâu dưới đáy biển.

Máy quay hé lộ sinh vật bí ẩn có 24 xúc tu dưới đáy biển

Lần đầu chụp được ảnh cực quang trên sao Hỏa

Lần đầu tiên cực quang được ghi nhận từ bề mặt của một hành tinh không phải Trái đất: sao Hỏa.

Lần đầu chụp được ảnh cực quang trên sao Hỏa

Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

Các nhà khoa học cảnh báo làm việc quá giờ có thể dẫn đến những thay đổi trong cấu trúc não, ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ, tư duy và sức khỏe tâm thần.

Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?

Được công bố trên tạp chí PNAS Nexus, đây là nghiên cứu đầu tiên ước tính quy mô ô nhiễm sông ngòi toàn cầu từ việc sử dụng kháng sinh của con người.

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?

Xuất hiện hào quang vây quanh Mặt trời ở Quảng Ngãi

Trưa 14-5, hiện tượng vầng hào quang mặt trời (halo mặt trời) xuất hiện trên bầu trời Quảng Ngãi, kéo dài khoảng 90 phút.

Xuất hiện hào quang vây quanh Mặt trời ở Quảng Ngãi
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar