19/11/2014 09:30 GMT+7

​Ngày 20-11 đặc biệt

CAO ĐỆ (THCS Phạm Đình Hổ, Q.6, TP.HCM)
CAO ĐỆ (THCS Phạm Đình Hổ, Q.6, TP.HCM)

TT - Hai mươi mấy năm đã trôi qua, tôi vẫn chờ một buổi lao động không nằm trong giáo án như thế nhưng lịch sử vẫn chưa lặp lại.

Minh họa: Nguyễn Ngọc Thuần

Hằng năm cứ đến ngày 20-11, tôi lại nhớ về kỷ niệm ngày xưa. Đó là những ngày đầu tiên đất nước ta bước vào đổi mới, cũng là những ngày đầu tiên tôi đứng trên bục giảng.

Trong năm học đó tôi được nhà trường phân công làm chủ nhiệm lớp 6, lớp đầu cấp bậc trung học cơ sở, các em mới từ tiểu học lên còn lạ thầy lạ trường, lạ cách học tập. Vì ở tiểu học các em chỉ có một giáo viên, còn lớp 6 mỗi môn học một giáo viên khác...

Trong tiết sinh hoạt đầu tuần chuẩn bị cho ngày 20-11, tôi phổ biến cho các em những yêu cầu của nhà trường cùng chương trình của buổi lễ, các em im lặng phăng phắc nghe mà không có sự trao đổi, bàn thảo ồn ào như mọi khi.

Tôi hỏi các em có ý kiến trao đổi, đề xuất với nhà trường về chương trình buổi lễ không vì lớp các em cũng có những tiết mục văn nghệ trình diễn trong buổi lễ.

Sau vài phút im lặng, em Tùng lớp trưởng đại diện lớp đứng dậy phát biểu ý kiến: “Thưa thầy giờ đó chúng em không đến trường được ạ!”.

Tôi hỏi tiếp tại sao, em lớp trưởng trả lời: “Vì chúng em bận việc”. Tôi liền báo ban giám hiệu xin ý kiến chỉ đạo. Nhà trường trao đổi với tôi rằng thầy cứ tham gia với các em, có gì chúng ta còn giám sát, uốn nắn các em.

Tôi về trao đổi với lớp, các em đồng ý cho tôi tham gia nhưng đề nghị tôi phải đến sớm, mang theo nón và áo sơmi cũ để mặc vì đường đi rất bụi, mà chuyện đi đâu làm gì các em đều giữ bí mật không cho thầy biết.

Buổi sáng hôm ấy khi mặt trời vừa ló dạng ở hướng đông tôi đã đạp xe đến trường, liếc sơ thấy các em đến cũng khá đầy đủ, có chuẩn bị cả hoa quả, trái cây... Chúng tôi bắt đầu khởi hành.

Ban cán sự lớp hướng dẫn các em đi trên lề, tôi cũng hòa nhập đi chung các em, vừa đi vừa quan sát các em phòng xa những việc ngoài ý muốn có thể xảy ra.

Trên suốt đoạn đường dài khoảng nửa cây số, tôi luôn thắc mắc trong đầu mọi ngày các em huyên náo, ồn ào đến thế mà sao hôm nay lại trật tự đến lạ thường, dường như các em không muốn ai la mình, không muốn ai buồn về mình trong ngày hôm nay.

Chúng tôi đi từ đường lộ vào hẻm cuối cùng là bờ đê với những cánh đồng trồng cói, trồng lúa... cuối cùng chúng tôi cũng đến nơi. Tôi quan sát xem đây là đâu mà lại có sức thu hút các em đến thế. Thì ra đây là nghĩa trang của giáo xứ Bình An.

Vừa đến nơi các em dường như đã có sự phân công từ trước, những em lớn xuống xắn đất, sau đó từng cục đất được đem lên chuyền tay nhau để đến bên mộ phần cô giáo năm xưa của các em.

Còn lớp trưởng, lớp phó lau mộ bia, chưng trái cây ra trước mộ để viếng cô. Tôi cũng xuống tham gia cùng với các em. Không hiểu sao hôm nay các em làm việc nghiêm túc, kỷ luật tự giác đến thế, không đùa giỡn, ném đất ồn ào.

Vừa tham gia cùng các em tôi vừa trao đổi: “Đây là cô giáo chủ nhiệm cũ của các em à?”. Tùng nhanh nhảu trả lời: “Dạ thưa thầy, cô không những là giáo viên chủ nhiệm cũ mà còn là giáo viên chủ nhiệm năm năm liền ở bậc tiểu học của lớp chúng em”.

Thì ra là thế, sự ra đi đột ngột của cô vì căn bệnh hiểm nghèo trong năm chủ nhiệm cuối cùng đã không có gì bù đắp nổi sự tiếc thương, hụt hẫng trong lòng các em mà không thể một sớm một chiều có thể bù đắp được.

Lúc sống cô giản dị như thế nào thì lúc mất đi cô cũng giản dị như thế. Chỉ để lại những lứa học sinh tốt bụng, ngoan hiền cho đời sau, phải không cô?

Nắng cũng đã lên cao, mồ hôi đã đổ trên vai nhưng chưa em nào muốn về, hầu như các em không muốn rời xa cô, bỏ cô ở lại một mình. Mộ cô giờ đã cao hơn, sạch đẹp hơn. Chắc cô vui nhiều, phải không cô?

Tùng vui vẻ báo cáo với cô: “Ngày thường đi học còn có bạn đi trễ, vắng mặt, nhưng hôm nay không bạn nào vắng, lại còn dư một bạn nữa đó cô”. Cả lớp cùng cười vang, những nỗi mệt nhọc cũng tan biến theo.

Thầy trò chúng tôi về trường thì buổi lễ cũng gần xong, các em trong nhóm văn nghệ thay đổi trang phục lên trình diễn các tiết mục văn nghệ mà lớp đoạt giải cho các bạn trong trường xem.

Thầy biết hôm nay các em rất mệt nhưng em nào cũng nở nụ cười tươi trên môi vì các em đã phần nào đền đáp công ơn của cô, người mẹ thứ hai của mình.

Cảm ơn cô đã dạy dỗ, đào tạo nên những con người tuyệt vời như thế.

CAO ĐỆ (THCS Phạm Đình Hổ, Q.6, TP.HCM)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội có Trường ĐH Kiểm sát và Trường ĐH Công nghiệp và Thương mại Hà Nội

Trường đại học Kiểm sát Hà Nội được đổi tên thành Trường đại học Kiểm sát. Trường đại học Công nghiệp dệt may Hà Nội được đổi tên thành Trường đại học Công nghiệp và Thương mại Hà Nội.

Hà Nội có Trường ĐH Kiểm sát và Trường ĐH Công nghiệp và Thương mại Hà Nội

Hành trình ẩm thực của con, là hành trình yêu thương của cả nhà

Trong khuôn viên phim trường của ‘Little Chef - Đầu Bếp Nhí’ ngày đầu tiên, hàng chục bạn nhỏ bước vào với ánh mắt háo hức. Nhưng nếu nhìn thật kỹ, phía sau ấy là bóng dáng của những người cha, người mẹ đứng lặng lẽ ngoài khung hình đầy yêu thương.

Hành trình ẩm thực của con, là hành trình yêu thương của cả nhà

Phường ở Đắk Lắk lập 'đường dây nóng' lắng nghe tâm tư giáo viên, người dân

Một phường ờ Đắk Lắk công bố "đường dây nóng" trong lĩnh vực giáo dục, cam kết trực tiếp chỉ đạo, xử lý các phản ánh để tạo thuận lợi cho giáo viên và học sinh.

Phường ở Đắk Lắk lập 'đường dây nóng' lắng nghe tâm tư giáo viên, người dân

Đại học Quốc gia Hà Nội thí điểm mời 100 giáo sư thỉnh giảng

Chương trình giáo sư thỉnh giảng hướng tới mời và công nhận khoảng 100 nhà khoa học xuất sắc, chuyên gia, học giả uy tín trong và ngoài nước tham gia giảng dạy, nghiên cứu, chuyển giao tri thức tại Đại học Quốc gia Hà Nội.

Đại học Quốc gia Hà Nội thí điểm mời 100 giáo sư thỉnh giảng

Gần 1.500 sinh viên Hoa Sen bất ngờ được tặng lễ phục tốt nghiệp

'Tôi muốn dành tặng một món quà ý nghĩa, chính là bộ lễ phục cử nhân mà các bạn đang khoác trên mình, với mong muốn các bạn sẽ luôn nhớ về trường trong hành trình sắp tới', ông Hoàng Quốc Việt chia sẻ.

Gần 1.500 sinh viên Hoa Sen bất ngờ được tặng lễ phục tốt nghiệp

HUFLIT tiếp thêm động lực đến trường cho học sinh vùng sâu

Đồng hành cùng người học từ học bổng, quỹ hỗ trợ sinh viên, cam kết không tăng học phí, tất cả đều hướng đến một điều cốt lõi: không ai bị bỏ lại phía sau.

HUFLIT tiếp thêm động lực đến trường cho học sinh vùng sâu
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar