06/07/2015 14:35 GMT+7

Ngạt nước và những cái chết do sơ cứu sai

T.LŨY
T.LŨY

TT - Trong dịp nghỉ hè năm nay, khoa hồi sức tích cực và chống độc Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ đã tiếp nhận nhiều trẻ em bị ngạt nước do rơi xuống ao hồ.

Điều đáng cảnh báo là vẫn còn có nhiều trường hợp cấp cứu theo kiểu dân gian không đúng, dẫn đến cái chết thương tâm.

Mới đây, trong tuần cuối tháng 6, khoa hồi sức tích cực và chống độc bệnh viện tiếp nhận bé Nguyễn Chí T. (19 tháng tuổi, ở huyện Châu Thành A, Hậu Giang) nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, chân tay lạnh, ngừng thở, ngừng tim, đồng tử giãn to, trên người bé có vết phỏng da nặng ở vùng bụng, hai bên đùi.

Dù được hồi sức tích cực nhưng do bé ngừng tim, ngừng thở, phỏng độ 2 (trên 30%) rất nặng, nên sau hai ngày phải đặt ống nội khí quản thở máy, trợ tim, tình trạng vẫn không cải thiện, sau đó gia đình xin về lo an táng.

Theo lời kể của gia đình, do mẹ bé đi chợ nên để bé cho anh trai 7 tuổi trông giữ, khi về không thấy bé nên đi tìm thì thấy bé nổi dưới sông. Đưa bé lên, người nhà cấp cứu bằng cách xốc nước và lăn bé trên lu hơ lửa nóng, không kết quả, người nhà mới đưa bé đến bệnh viện.

Trường hợp tử vong thứ hai là em Trần Quốc T. (6 tuổi, ở huyện Châu Thành A, Hậu Giang), té vào mương nước có nhiều sình lầy. Khi phát hiện, người nhà mất thời gian xốc nước, vác bé chạy vòng vòng tại chỗ rất lâu sau mới cho nhập viện thì đã quá trễ. Đây là những cái chết rất thương tâm mà nếu biết cách sơ cứu thì có thể không xảy ra.

Bác sĩ Hà Anh Tuấn - trưởng khoa hồi sức tích cực và chống độc Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ - nói hè năm nào cũng có những cái chết do đuối nước thương tâm, nhưng đáng nói hơn là người dân vùng quê vẫn còn những cách xử lý theo dân gian hoàn toàn sai khi bị ngạt nước.

Khi phát hiện trẻ bị ngạt nước phải kêu gọi mọi người giúp đỡ, nhanh chóng đưa lên bờ và sơ cứu, nếu trẻ bất tỉnh cần để trẻ nằm ngửa, đầu nghiêng một bên, làm sạch và thông đường thở bằng cách móc sình đất (nếu có) trong miệng, mũi ra.

Nếu trẻ ngưng thở, tiến hành thổi ngạt, ấn tim ngay lập tức và kiên trì nhiều lần: dùng hai ngón tay cái (nếu trẻ dưới 1 tuổi) hoặc dùng bàn tay (nếu trẻ trên 1 tuổi) ép lên lồng ngực ngoài tim, ấn tim 15 lần thì thổi ngạt 2 lần.

Ấn tim thổi ngạt liên tục kể cả trên đường vận chuyển cho đến khi trẻ tự thở lại. Chỉ bỏ cuộc khi đã hô hấp nhân tạo và ấn tim hơn 1 giờ mà không thấy trẻ phục hồi.

Nếu có nghi ngờ chấn thương cột sống cổ kèm theo, cần cố định vùng cổ, lưng cho trẻ; quấn chăn giữ ấm và chuyển nhanh đến cơ sở y tế.

Tuyệt đối không xốc nước và hơ lửa (lăn lu) cho trẻ vì không có tác dụng sơ cứu, làm chậm thời gian và có thể gây phỏng nguy hiểm.

T.LŨY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thực phẩm 'nhà làm' không để nhà ăn mà rao bán chính là kinh doanh

Hiện nay rất nhiều nơi rao bán sản phẩm có mác 'nhà làm' nhưng lại mang ra kinh doanh, vậy ai kiểm chứng chất lượng?

Thực phẩm 'nhà làm' không để nhà ăn mà rao bán chính là kinh doanh

Vô lý tin đồn uống rượu với sầu riêng gây chết người

Uống rượu với sầu riêng có thể gây buồn nôn, đỏ mặt, tim đập nhanh, nhưng chưa có bằng chứng cho thấy gây chết người.

Vô lý tin đồn uống rượu với sầu riêng gây chết người

Liệt tứ chi sau mũi tiêm thuốc giảm đau mỏi cổ vai gáy

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương vừa tiếp nhận trường hợp nhập viện trong tình trạng liệt tứ chi, suy hô hấp nguy kịch sau khi tiêm thuốc giảm đau cổ vai gáy tại một phòng khám tư nhân.

Liệt tứ chi sau mũi tiêm thuốc giảm đau mỏi cổ vai gáy

Phát hiện heo nghi bị bệnh tại lò mổ giữa lúc Huế đang ‘căng mình’ chống bệnh liên cầu lợn

Lực lượng chức năng phát hiện một lò mổ heo trái giờ quy định và heo có dấu hiệu bị bệnh, giữa lúc ở Huế ghi nhận hơn 30 trường hợp mắc liên cầu lợn.

Phát hiện heo nghi bị bệnh tại lò mổ giữa lúc Huế đang ‘căng mình’ chống bệnh liên cầu lợn

Nam bệnh nhân 35 tuổi tử vong nghi do bệnh dại

Người đàn ông ở xã Ea Tul (tỉnh Đắk Lắk) tử vong nghi do bệnh dại sau khi bị chó cắn nhưng chỉ tiêm một mũi vắc xin phòng bệnh.

Nam bệnh nhân 35 tuổi tử vong nghi do bệnh dại

Sở Y tế TP.HCM: Kê đơn thuốc bệnh mạn tính 2-3 tháng 'không phải cấp phát tùy ý'

Theo Sở Y tế TP.HCM, kê đơn thuốc bảo hiểm y tế 2-3 tháng đối với bệnh mạn tính không phải 'cấp phát tùy ý', người dân cần nắm rõ quyền lợi bảo hiểm y tế và tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ...

Sở Y tế TP.HCM: Kê đơn thuốc bệnh mạn tính 2-3 tháng 'không phải cấp phát tùy ý'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar