18/12/2021 14:12 GMT+7

Ngành Việt Nam học dần có sức hút mạnh mẽ với sinh viên và nhà khoa học quốc tế

TRỌNG NHÂN
TRỌNG NHÂN

TTO - Sáng 18-12, Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) tổ chức hội thảo khoa học quốc tế 'Nghiên cứu, giảng dạy Việt Nam học và tiếng Việt lần thứ 5'. Đây là lần đầu tiên sự kiện diễn ra bằng hình thức trực tuyến.

Ngành Việt Nam học dần có sức hút mạnh mẽ với sinh viên và nhà khoa học quốc tế - Ảnh 1.

PGS.TS Ngô Thị Phương Lan, hiệu trưởng Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM), chia sẻ tại hội thảo sáng 18-12 - Ảnh: Chụp màn hình

Hội thảo có sự góp mặt của 250 nhà nghiên cứu, nhà giáo dục trong và ngoài nước thuộc chuyên ngành Việt Nam học và các chuyên ngành liên quan như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Trong hai ngày 18 và 19-12, hội thảo thảo luận về những vấn đề Việt ngữ học, Việt Nam học ở trong nước và các nước trên thế giới, dạy tiếng Việt online thời COVID-19, nghiên cứu Việt Nam trên nhiều khía cạnh như lịch sử, văn hóa…

Nhiều công trình mới về quá trình phát triển tiếng Việt, lịch sử, văn hóa cũng lần đầu được giới thiệu tại Việt Nam.

Có thể kể đến như báo cáo "Quá trình biến đổi hệ thống vần trong phương ngữ Nam Bộ từ thế kỷ 19 đến thế kỷ 20 qua cứ liệu Nôm" của GS Shimizu Masaaki (Đại học Osaka, Nhật), hay báo cáo "Những đóng góp của Khái Hưng trong quá trình hoàn thiện chữ Quốc ngữ" của bà Tanaka Aki - người nổi tiếng dành nhiều thời gian nghiên cứu về nhóm Tự lực văn đoàn…

PGS.TS Ngô Thị Phương Lan - hiệu trưởng Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) - chia sẻ hiện nay với vị thế ngày càng được nâng cao trên thế giới, Việt Nam trở thành điểm đến quan trọng của bạn bè quốc tế đến học tập, nghiên cứu và làm việc.

Do vậy, ngành Việt Nam học dần có sức hút mạnh mẽ với sinh viên và các nhà khoa học quốc tế. Trên cả nước hiện cũng có rất nhiều trường đại học đang đào tạo ngành này, hằng năm thu hút rất nhiều sinh viên theo học. 

Trong đó, Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) luôn là điểm đến của hàng ngàn sinh viên, nghiên cứu sinh quốc tế đến để học tập và tìm hiểu về Việt Nam.

Việc giảng dạy Việt Nam học không chỉ gói gọn ở phạm vi trong nước. PGS.TS Lê Giang, nguyên trưởng khoa Việt Nam học, Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM), chia sẻ trên thế giới, những trường đại học có giảng dạy ngành Việt Nam học không chỉ ở những khu vực "truyền thống" trước nay như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật. 

Nhiều trường ở châu Âu hay Mỹ Latin… cũng đã bắt đầu có những chương trình giảng dạy về Việt Nam học.

Ngành Việt Nam học lần đầu tuyển thí sinh người Việt

TTO - Lần đầu tiên ngành Việt Nam học Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) tuyển thí sinh là người Việt Nam. Cử nhân ngành này có thể giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, làm việc trong lĩnh vực truyền thông, ngoại giao...

TRỌNG NHÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Kết luận nhiều sai phạm tại Sở Giáo dục và Đào tạo Bạc Liêu

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu (nay là tỉnh Cà Mau) kết luận nhiều nội dung sai phạm tại Sở Giáo dục và Đào tạo và tại Trường THPT chuyên Bạc Liêu.

Kết luận nhiều sai phạm tại Sở Giáo dục và Đào tạo Bạc Liêu

Đã có đáp án tất cả môn thi tốt nghiệp THPT 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa chính thức công bố đáp án các môn thi tốt nghiệp THPT 2025. Theo lịch chung của bộ, 8h ngày 16-7 sẽ công bố điểm thi.

Đã có đáp án tất cả môn thi tốt nghiệp THPT 2025

Công an xác minh vụ cô giáo đánh bầm mông học sinh lớp học thêm vì làm sai bài tập

Phụ huynh ở phường Thành Nhất (tỉnh Đắk Lắk) phản ánh con trai bị cô giáo dạy thêm đánh bầm mông vì làm sai bài tập, công an đang xác minh vụ việc.

Công an xác minh vụ cô giáo đánh bầm mông học sinh lớp học thêm vì làm sai bài tập

Khi con thi trượt

Khi bị trượt tốt nghiệp THPT; hay ước mơ vào đại học, cao đẳng 'tan thành mây khói', thường tâm lý chung của các thí sinh là sẽ rất buồn chán.

Khi con thi trượt

Điểm chuẩn vào lớp 10 ở Hà Nội: Nơi 24 điểm vẫn rớt, chỗ 10 điểm đã đậu

Năm nay, chỉ có 9 trong số trên 100 trường THPT công lập tại Hà Nội có mức điểm chuẩn từ 24 điểm trở lên (điểm trung bình môn là 8 trở lên).

Điểm chuẩn vào lớp 10 ở Hà Nội: Nơi 24 điểm vẫn rớt, chỗ 10 điểm đã đậu

Một trường công an có tỉ lệ trung bình 1 'chọi' gần 89

Năm 2025, Học viện Chính trị Công an nhân dân xét tuyển 100 học viên nhưng có tới gần 8.000 thí sinh đăng ký thi đánh giá của Bộ Công an xét tuyển vào học viện.

Một trường công an có tỉ lệ trung bình 1 'chọi' gần 89
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar