03/09/2018 11:25 GMT+7
Trở lại chủ đề

Ngăn từ xa dịch tả heo châu Phi

TRẦN MẠNH - MINH PHƯỢNG
TRẦN MẠNH - MINH PHƯỢNG

TTO - Dịch tả heo châu Phi đang bùng phát tại các địa phương Trung Quốc, tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan sang đàn heo Việt Nam.

Ngăn từ xa dịch tả heo châu Phi - Ảnh 1.

Một hộ nuôi heo ở Củ Chi, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Virút bệnh lây lan nhanh, tỉ lệ gây chết heo cao nhưng lại chưa có văcxin phòng ngừa, vì thế cơ quan chức năng cùng người chăn nuôi đang tìm mọi cách để phòng bệnh.

Khẩn trương phòng ngừa

Từ vài ngày qua, trang trại nuôi heo của ông Trần Quang Thái (Thống Nhất, Đồng Nai) đã phải áp dụng thêm nhiều biện pháp phòng ngừa dịch bệnh mới. Theo đó, việc phun thuốc sát trùng đã tăng lên với tần suất 1 ngày/lần trong khu chăn nuôi và 2 ngày/lần với khu vực ngoài chăn nuôi.

Toàn bộ đường đi lối lại trong trang trại đã được rắc vôi bột, khu vực sát trùng ở cổng trại được thực hiện kỹ hơn trước và công nhân được thông báo không được ra khỏi trại trong thời gian này.

"Tất cả là do thông tin đang lan tràn ở Trung Quốc và có nguy cơ vào VN. Cách tốt nhất bây giờ là phòng bệnh bằng các biện pháp vệ sinh, khử trùng để mầm bệnh không vào trang trại được thôi" - ông Thái cho hay.

Không chỉ ông Thái, nhiều chủ trang trại nuôi heo tại Đồng Nai cũng đang trong tình trạng cảnh giác cao trước nguy cơ căn bệnh này tràn vào Việt Nam. Ông Nguyễn Kim Đoán, phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, cho biết từ nhiều năm qua thường Trung Quốc xảy ra dịch bệnh gì là thời gian sau đó sẽ lan đến Việt Nam bởi hai nước có chung đường biên giới dài, việc buôn bán heo sống và thịt heo giữa dân cư hai bên diễn ra phổ biến nên rất khó kiểm soát.

Trong những năm qua khi giá heo Trung Quốc cao thì heo VN xuất khẩu sang, đến tháng 5-2018 khi giá heo Việt Nam quá cao thì heo Trung Quốc lại xuất ngược lại về Việt Nam. Với cách buôn bán như vậy, theo ông Đoán, rất khó để kiểm soát dịch bệnh nếu lan xuống các tỉnh phía nam Trung Quốc giáp với Việt Nam.

Ông Đoán nói đàn heo trong nước đã giảm mạnh trong thời gian qua vì giá xuống thấp kéo dài hai năm và chỉ tăng trở lại từ tháng 4-2018. Nhưng hiện giá thịt heo Việt Nam "đã ở nhóm cao nhất thế giới", nếu xảy ra dịch thì sẽ thiếu nguồn cung, gây áp lực tăng giá trong những tháng cuối năm.

Ngăn từ xa dịch tả heo châu Phi - Ảnh 2.

Nuôi heo tại huyện Thống Nhất (Đồng Nai) - Ảnh: A Lộc

Theo Tổ chức Thú y thế giới, bệnh dịch tả heo châu Phi xuất hiện tại Trung Quốc từ đầu tháng 8 và đến cuối tháng 8-2018 đã có trên 24.000 con heo buộc phải tiêu hủy.

Đây là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virút gây ra, lây lan nhanh trên loài heo, thời gian ủ bệnh từ 3 - 15 ngày, ở thể cấp tính thời gian ủ bệnh chỉ từ 3 - 4 ngày, tỉ lệ chết cao đến 100%.

Loại virút này lây nhiễm qua đường hô hấp và tiêu hóa, thông qua sự tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các vật thể nhiễm virút như: chuồng trại, phương tiện vận chuyển, dụng cụ, đồ dùng, quần áo nhiễm virút và ăn thức ăn thừa chứa thịt heo nhiễm bệnh hoặc bị ve mềm cắn, và đặc biệt là có sức đề kháng cao.

Không ảnh hưởng đến người

Theo TS Nguyễn Văn Long - trưởng phòng dịch tễ thú y, Cục Thú y, không ảnh hưởng đến sức khỏe con người, vì thế nếu vô tình ăn phải thực phẩm từ thịt heo bị nhiễm bệnh "cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe". Tuy nhiên, trước nguy cơ của dịch tả, ông Long cho rằng người dân cần chủ động ngăn chặn sự xâm nhập và lây lan của virút.

Ông Đàm Văn Thành, phó cục trưởng Cục Thú y, cho biết hiện chưa có văcxin và thuốc điều trị đặc hiệu bệnh dịch tả heo châu Phi, do đó giải pháp phòng bệnh là chính, phát hiện và xử lý triệt để ổ dịch ngay từ khi ở phạm vi nhỏ và chưa lây lan.

Các biện pháp chủ yếu như kiểm dịch nhập khẩu, kiểm soát vận chuyển heo và chăn nuôi an toàn sinh học được nhiều nước đã và đang áp dụng.

Ông Thành cho biết hiện nay dịch tả heo châu Phi chưa phát hiện lây lan ở Việt Nam, nhưng ngoài việc tăng cường giám sát heo bên kia biên giới vào Việt Nam cũng cần theo dõi đàn heo địa phương để chủ động phòng dịch.

Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai đã khuyến cáo hội viên thực hiện các biện pháp vệ sinh chuồng trại, tiêu độc khử trùng và giám sát việc vận chuyển ra vào trang trại chặt chẽ để hạn chế mầm bệnh xâm nhập. Cơ quan này đang chuẩn bị phối hợp với Chi cục Thú y Đồng Nai tổ chức một hội nghị thông báo các thông tin mới nhất và các biện pháp phòng chống khả thi nhất trong giai đoạn hiện nay.

Ông Trần Văn Quang, chi cục trưởng Chi cục Thú y Đồng Nai, cho biết điều nguy hiểm ở dịch tả heo châu Phi chính là virút tồn tại rất lâu trong các sản phẩm thịt sống cũng như thịt chế biến chưa kỹ như xúc xích, giăm bông... nên virút có thể theo con đường di chuyển của thực phẩm đi rất xa để lây bệnh cho vùng đất mới.

Do chưa có văcxin phòng ngừa nên một khi xảy ra dịch bệnh, cộng với điều kiện chăn nuôi nhỏ lẻ ở VN còn phổ biến sẽ gây thiệt hại kéo dài. "Quan trọng nhất vẫn là các biện pháp ngăn chặn từ xa để dịch bệnh không xâm nhập vào nước ta" - ông Quang cho biết.

Ngày 30-8, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có công điện khẩn về việc chủ động ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh dịch tả heo châu Phi vào Việt Nam. Theo đó, đề nghị các bên liên quan tăng cường chống buôn lậu heo và các sản phẩm của heo từ nước ngoài vào Việt Nam.

Công điện nhấn mạnh tuyệt đối không cho phép buôn bán, vận chuyển heo và sản phẩm của heo bất hợp pháp qua biên giới, đồng thời giám sát chặt chẽ, tăng cường công tác kiểm dịch động vật...

TRẦN MẠNH - MINH PHƯỢNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Uống cà phê buổi sáng khi vừa ngủ dậy không tốt cho sức khỏe

Việc uống cà phê ngay lập tức sau khi ngủ dậy có thể cản trở hoạt động của adenosine.

Uống cà phê buổi sáng khi vừa ngủ dậy không tốt cho sức khỏe

Báo động cạn kiệt nguồn máu dự trữ: Hãy chung tay hiến máu cứu người

Các địa phương từ TP.HCM, Cần Thơ đến Hà Nội, Hải Dương, Hà Tĩnh, Nghệ An... đang báo động cạn kiệt nguồn máu dự trữ cứu người.

Báo động cạn kiệt nguồn máu dự trữ: Hãy chung tay hiến máu cứu người

Bác sĩ Ấn Độ sẽ tới Việt Nam học thạc sĩ y khoa

Sau một thời gian xây dựng và thẩm định kỹ lưỡng, bốn chương trình thạc sĩ quốc tế đầu tiên của Trường đại học Y Dược thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội được chính thức phê duyệt và triển khai.

Bác sĩ Ấn Độ sẽ tới Việt Nam học thạc sĩ y khoa

AFP làm rõ tin đồn dùng quá nhiều axit folic có thể gây ung thư

Mạng xã hội thời gian qua dấy lên tin đồn rằng dùng quá nhiều axit folic có thể gây độc, hoặc dẫn đến ung thư. Nhưng sự thật là gì?

AFP làm rõ tin đồn dùng quá nhiều axit folic có thể gây ung thư

Nhóm 'cò mồi', 'bác sĩ dỏm' tại cổng Bệnh viện Phụ sản trung ương bị tạm giữ hình sự

Sau khi nhóm 'cò mồi' lừa được người bệnh đến phòng khám, Hương chi trả cho các nghi phạm 10% trên tổng số tiền mà bệnh nhân đã thanh toán.

Nhóm 'cò mồi', 'bác sĩ dỏm' tại cổng Bệnh viện Phụ sản trung ương bị tạm giữ hình sự

Servier và An Khang Pharma hợp tác vì sức khỏe cộng đồng

Với mục tiêu hỗ trợ nâng cao chăm sóc sức khỏe người dân Việt Nam, Servier Việt Nam - công ty dược phẩm lớn của Pháp - đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với hệ thống Chuỗi Nhà thuốc An Khang Pharma.

Servier và An Khang Pharma hợp tác vì sức khỏe cộng đồng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar