22/07/2016 09:04 GMT+7

Ngân hàng sai phạm, nợ xấu vẫn tăng

C.V.KÌNH - L.THANH
C.V.KÌNH - L.THANH

TTO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã trình Quốc hội kết quả kiểm toán năm 2015. Hàng loạt vi phạm của các doanh nghiệp nhà nước, ngân hàng đã được chỉ ra.

Tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam - Ảnh: NAM TRẦN

Nợ xấu là yếu tố cốt lõi khiến các ngân hàng khó giảm lãi suất và thời gian qua VN đã tập trung xử lý nợ xấu, với con số báo cáo xử lý được rất lớn. Thế nhưng KTNN đã chỉ ra tỉ lệ nợ xấu các ngân hàng có vốn nhà nước đến cuối năm 2014 là 145.200 tỉ đồng.

Nợ xấu tăng thêm 28.700 tỉ đồng

Con số trên tăng thêm 28.700 tỉ đồng so với cuối năm 2013, chiếm 3,25% tổng dư nợ! Đáng chú ý là tỉ lệ nợ xấu của Ngân hàng Phát triển VN (VDB) với 11%, tăng 68% so với năm 2013.

KTNN đánh giá việc xử lý nợ xấu năm 2014 của các ngân hàng nhà nước không hiệu quả, chủ yếu chỉ dựa vào việc bán nợ cho Công ty Quản lý nợ của tổ chức tín dụng (VAMC).

Trong năm 2014, các ngân hàng nhà nước đã bán 79.610 tỉ đồng trong tổng số 143.500 tỉ đồng nợ xấu được xử lý cho VAMC.

Nhưng VAMC chỉ xử lý được 627 tỉ đồng trong tổng số 96.455 tỉ đồng nợ xấu đã mua của các tổ chức tín dụng.

Trong báo cáo, KTNN chỉ ra tồn tại của các tổ chức tín dụng trong năm 2014 là việc trích lập thiếu dự phòng rủi ro tín dụng.

Cụ thể: VietinBank 20,5 tỉ đồng, BIDV 36,5 tỉ đồng, VCB 41,3 tỉ đồng. Mặt khác, một số ngân hàng đã cho vay không đúng quy định nên chưa thu hồi được nợ.

Làm sai, hiệu quả sử dụng đất thấp

Năm 2015, KTNN nêu đã kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước năm 2014 của 234 doanh nghiệp thuộc 38 tập đoàn, tổng công ty, công ty... Kết quả, KTNN nêu 5/38 tập đoàn, tổng công ty... kinh doanh thua lỗ (riêng Tổng công ty Hàng hải - Vinalines lỗ 3.478,48 tỉ đồng)...

KTNN cho biết thực tế: Hầu hết các tập đoàn, tổng công ty phản ánh không đúng doanh thu, chi phí. Kết quả, KTNN phải tính toán lại, điều chỉnh tăng tổng tài sản, nguồn vốn thêm 1.854 tỉ đồng; tổng doanh thu, thu nhập tăng 1.518 tỉ đồng; các khoản thuế và phải nộp thêm vào ngân sách tăng 6.220 tỉ đồng (trong đó riêng Tập đoàn Dầu khí phải tăng nộp thuế tới 4.562 tỉ, Habeco thêm 210,3 tỉ đồng, MobiFone 201 tỉ đồng, Vinataba 128,3 tỉ đồng...).

Nhiều doanh nghiệp nhà nước sở hữu đất đai rộng lớn, KTNN nêu thực tế một số tập đoàn, tổng công ty đã không sử dụng hết diện tích đất đang quản lý, sử dụng không hiệu quả... Những cái tên được nêu ra như Vinalines, PVOil, Tổng công ty Phân bón và hóa chất dầu khí, Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí VN...

Thậm chí có nơi đất được dùng không đúng mục đích như Tổng công ty Mía đường II (tới 270,5ha).

Bất chấp quy định để khai thác khoáng sản

Theo báo cáo của KTNN, tình trạng khai thác khoáng sản đáng báo động. Theo báo cáo của KTNN, không chỉ doanh nghiệp tư, các cá nhân mà cả doanh nghiệp nhà nước lớn cũng vi phạm trong khai thác khoáng sản.

Cụ thể, KTNN xác định Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản VN (TKV) đã thăm dò khai thác vượt phạm vi, giới hạn của giấy phép (những cái tên cụ thể vi phạm lại đều là những “anh cả” trong ngành than như Công ty Than Hạ Long, Uông Bí, Dương Huy, Mạo Khê, Tổng công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc đã khoan thăm dò ngoài phạm vi được phép quản lý). Ở TKV còn có tình trạng quyết toán vượt tổng mức đầu tư.

Về quỹ thăm dò và quỹ môi trường than - khoáng sản giai đoạn 2010-2014 của TKV, KTNN cũng phát hiện hàng loạt vi phạm: chưa xây dựng đầy đủ kế hoạch sử dụng; chưa mở tài khoản riêng tại ngân hàng để theo dõi, hạch toán các khoản lãi phát sinh và tăng nguồn theo quy định.

Đáng lưu ý, TKV đã trích từ quỹ môi trường vượt mức được phép năm 2012 là 113 tỉ đồng; sử dụng quỹ để đầu tư cho các dự án, đề án không đúng quy định trên 238 tỉ đồng. Hầu hết đề án khoan thăm dò không tổ chức lựa chọn nhà thầu theo quy định (TKV chỉ định luôn đơn vị thi công trong quyết định phê duyệt đề án)...

Nghiêm trọng hơn, theo KTNN, một số đề án khai thác khoáng sản của TKV triển khai khi... chưa được cấp phép (4 đề án của Công ty Than Hạ Long, 2 đề án của Công ty Than Uông Bí - những đơn vị lớn trực thuộc TKV).

Nợ đọng thuế 75.000 tỉ đồng

Theo báo cáo của KTNN, tổng số nợ thuế đến cuối năm 2014 là 76.073 tỉ đồng, tăng 6.731 tỉ đồng so với cùng kỳ năm 2013.

Qua kiểm toán cho thấy nợ thuế có xu hướng tăng qua các năm cả về số tuyệt đối. Cụ thể năm 2011 nợ thuế 35.117 tỉ đồng, năm 2012 là 55.056 tỉ đồng, năm 2013 là 69.342 tỉ đồng, năm 2014 là 76.073 tỉ đồng.

Đặc biệt, nợ khó thu năm 2014 tăng 2.617 tỉ đồng so với một năm trước. Nguyên nhân khiến nợ đọng thuế tại một số địa phương tăng cao, theo KTNN đánh giá, là do cục thuế địa phương thực hiện không triệt để các biện pháp cưỡng chế.

Về nợ đọng thuế, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Đặng Văn Thanh, nguyên phó chủ tịch Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, cho rằng ông giật mình khi Tổng cục Thuế cho biết tình trạng nợ đọng thuế ngày càng nghiêm trọng hơn.

Tính đến hết tháng 6, tổng số tiền thuế nợ đọng của cả nước lên đến 75.000 tỉ đồng, trong đó có 20.000 tỉ đồng không thể thu hồi được.

Ở các nước, đã nói đến thuế là phải thu bằng được. Ông Thanh đề nghị KTNN cần phải kiểm toán cả nghĩa vụ thu thuế của cơ quan thuế. Tại sao cơ quan thuế VN có đến 4,2 vạn cán bộ mà lại để số nợ đọng thuế lớn đến như vậy?

Hàng loạt tỉnh không tuân thủ chỉ đạo của Thủ tướng

Theo báo cáo về kiểm toán ngân sách nhà nước năm 2014, KTNN khẳng định một thực tế đáng buồn: “Hầu hết các địa phương chưa tuân thủ triệt để những giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, dẫn tới 39/50 địa phương được kiểm toán phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản mới trong năm 2014 với số tiền lên tới trên 13.300 tỉ đồng (điển hình là Thanh Hóa nợ thêm 1.729,26 tỉ, Hà Giang 1.093 tỉ đồng; Quảng Nam 1.062 tỉ; Hà Nội 939,7 tỉ; Ninh Thuận 442 tỉ; Lạng Sơn 270 tỉ; Quảng Ninh 241,66 tỉ; Bắc Ninh 220 tỉ đồng...

Một số tỉnh nghèo cũng nợ thêm như Điện Biên 213 tỉ; Lai Châu 185 tỉ; Đắk Lắk 180 tỉ, Thái Bình 69,08 tỉ; Hậu Giang 20,09 tỉ đồng...). Một số địa phương chưa xây dựng phương án, kế hoạch và lộ trình xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

C.V.KÌNH - L.THANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bắt buộc dùng xăng E10 từ ngày 1-1-2026 - Kỳ 1: Doanh nghiệp lo trở tay không kịp

Bộ Công Thương đang xây dựng lộ trình mới về việc phối trộn và sử dụng nhiên liệu sinh học, dự kiến áp dụng từ ngày 1-1-2026.

Bắt buộc dùng xăng E10 từ ngày 1-1-2026 - Kỳ 1: Doanh nghiệp lo trở tay không kịp

Tin tức sáng 16-7: ACV sẽ phát hành hơn 1,4 tỉ cổ phiếu; Đình chỉ tư cách hành nghề 3 kiểm toán viên

Một số tin tức đáng chú ý: 585.000 người hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần; Xử phạt một công ty chứng khoán vì giao dịch 'chui' cổ phiếu; Bộ Y tế giám sát hoạt động phòng chống dịch bệnh tại TP.HCM...

Tin tức sáng 16-7: ACV sẽ phát hành hơn 1,4 tỉ cổ phiếu; Đình chỉ tư cách hành nghề 3 kiểm toán viên

App chứng khoán giả tung cổ phiếu rẻ bằng 1/5 thị trường, nhiều người mất tiền tỉ

Ba nạn nhân tại Hà Nội vừa trình báo Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an thành phố Hà Nội về việc bị lừa đảo khi đầu tư chứng khoán trên ứng dụng SKSVIP.

App chứng khoán giả tung cổ phiếu rẻ bằng 1/5 thị trường, nhiều người mất tiền tỉ

Giá vàng thế giới bất ngờ đi xuống

Từ mức trên 3.366 USD/ounce, cuối ngày hôm nay, 15-7, giá vàng thế giới đã bốc hơi chỉ còn 3.344 USD/ounce.

Giá vàng thế giới bất ngờ đi xuống

Bán bún măng vịt giá 1 triệu đồng, chủ sạp nói do khách đòi 'nhiều thịt': Vẫn đình chỉ 3 ngày

Một sạp tại chợ Bến Thành (TP.HCM) bán 4 tô bún măng, 1 phần thịt vịt không xương, 1 dĩa gỏi với giá 1 triệu đồng vừa bị ban quản lý chợ đình chỉ kinh doanh. Tuy vậy, người bán cho rằng việc bán giá cao hơn niêm yết là do khách đòi "nhiều thịt".

Bán bún măng vịt giá 1 triệu đồng, chủ sạp nói do khách đòi 'nhiều thịt': Vẫn đình chỉ 3 ngày

Người chăn nuôi giấu dịch đang khiến dịch tả heo châu Phi lan rộng

Tình trạng giấu dịch bệnh tả heo châu Phi đang diễn ra dưới nhiều hình thức như người dân bán chạy, giết mổ chui, tiêu thụ nội bộ, vứt xác heo bừa bãi, báo cáo không đúng sự thật... Cùng đó, có sự lơ là của cán bộ thú y.

Người chăn nuôi giấu dịch đang khiến dịch tả heo châu Phi lan rộng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar