25/11/2020 09:21 GMT+7

Ngân hàng não ở Singapore

D.KIM THOA
D.KIM THOA

TTO - Bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 27-11 năm ngoái, tới nay Ngân hàng não Singapore (viết tắt là BBS) đã tiếp nhận được hai bộ não đầu tiên từ người hiến.

Ngân hàng não ở Singapore - Ảnh 1.

Các mẫu nghiên cứu của bộ não được cấp đông bảo quản tại Ngân hàng não Singapore - Ảnh: Straits Times

Tiến sĩ Joan Sim, một nhà quản lý tại BBS, cho rằng việc có một ngân hàng não là điều rất thiết yếu để giới khoa học thần kinh có thể hiểu rõ hơn những đặc trưng về cấu trúc não bộ của người châu Á. Nó sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình nghiên cứu thuốc và phương pháp điều trị các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer và Parkinson, vốn đang có xu hướng gia tăng.

Thiết yếu cho khoa học thần kinh

"Nền tảng di truyền của mô não trong các bộ sưu tập do châu Âu và Mỹ cung cấp không giống với đặc điểm di truyền học của người châu Á, điều này sẽ ảnh hưởng tới các khám phá nghiên cứu và cả tới những loại thuốc mới được phát triển" - tiến sĩ Sim mới đây giải thích với báo Straits Times (Singapore).

Đồng quan điểm với tiến sĩ Joan Sim, tiến sĩ Adeline Ng - nhà thần kinh học, cố vấn cao cấp tại Viện Khoa học thần kinh quốc gia Singapore, nói: "Rất khó để hình dung mức độ khổ sở các bệnh nhân phải đối mặt khi họ dần mất kiểm soát với cơ thể và trí não. Do đó, những người đã đăng ký hiến não cho BBS thực sự đã mang lại hi vọng cho nhóm người bệnh này và gia đình họ về cơ hội tìm ra cách chữa, giúp các thế hệ tương lai có thể có một bộ não khỏe hơn".

Trong một năm đi vào hoạt động, ngân hàng não của Singapore đã tiếp nhận 71 trường hợp đăng ký hiến não, trong đó hai người đã qua đời. Người hiến não đầu tiên là một phụ nữ ở độ tuổi 70. Em gái bà cho biết trong nhiều năm còn sống, chị bà là người thường xuyên hiến máu và cũng đã hiến các bộ phận cơ thể sau khi chết.

"Thật tuyệt vời khi tôi biết mình đã có thể hoàn thành tâm nguyện cuối cùng của chị là giúp các bộ phận trong cơ thể chị được sử dụng một cách ý nghĩa" - người em gái chia sẻ sau khi đại diện gia đình ký vào cam kết hiến tặng bộ não cho BBS phục vụ các nghiên cứu y khoa.

Làm gì với bộ não được hiến?

Công đoạn lấy bộ não ra khỏi hộp sọ người hiến thực sự là một thử thách không đơn giản. Các nhà khoa học đã phải thao tác rất cẩn trọng và nâng niu để có thể lấy được "bộ điều khiển" nặng khoảng 1,2kg này ra khỏi hộp sọ.

Việc lấy bộ não phải được tiến hành trong khoảng thời gian từ 24-48 tiếng sau khi người hiến qua đời để bảo toàn chất lượng và quá trình lấy não mất khoảng một giờ. Sau khi hoàn tất công đoạn này, một phần việc quan trọng không kém nữa là khâu thay thế hộp sọ và khâu lại phần da đầu để đảm bảo dung mạo người hiến vẫn nguyên vẹn và trang nghiêm trong lễ tang.

Giáo sư Richard Reynolds, giám đốc tại BBS, cho biết họ đặc biệt coi trọng việc chăm sóc cho thi thể người hiến sau khi lấy não. "Những người hiến của chúng tôi là những người thực sự đặc biệt và thi thể của họ được ứng xử theo cách tôn trọng tuyệt đối để đảm bảo mọi nghi thức tang lễ có thể diễn ra bình thường" - ông nói.

Tại BBS, một nửa bộ não sẽ được cắt thành các khối nhỏ hơn có kích thước 2cmx2cm và bảo quản lạnh ở nhiệt độ -80 độ C. Nửa còn lại sẽ được giữ trong dung dịch bảo quản và sau đó được nhúng vào sáp paraffin để nghiên cứu.

Các mô não và dịch não tủy (dịch trong não và trong tủy sống) có thể được trữ đông trong khoảng từ 10 đến 20 năm.

Những ai có thể hiến não?

Sau một năm hoạt động, BBS vẫn đang trong giai đoạn đầu tiếp nhận đăng ký hiến não từ mọi người sau khi qua đời. Tất cả những ai trên 21 tuổi đều có thể đăng ký, không có giới hạn trên về độ tuổi người hiến.

Tuy nhiên, người hiến phải không mắc các bệnh lây nhiễm như viêm gan B và HIV. Những người chết vì tai nạn cũng sẽ không thuộc diện hiến não nếu cần phải khám nghiệm tử thi.

Singapore giới thiệu thị thực mới thu hút nhân tài công nghệ

TTO - Singapore đang trải thảm đỏ để thu hút nhân tài công nghệ, khởi động chương trình có mục đích ban đầu là thu hút 500 doanh nhân và chuyên gia đã đóng góp cho hệ sinh thái công nghệ toàn cầu.

D.KIM THOA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump tranh cãi với Tổng thống Nam Phi ngay tại Nhà Trắng

Ông Trump tố Nam Phi diệt chủng người da trắng tại nước này khi gặp Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa ở Phòng Bầu dục ngày 21-5.

Ông Trump tranh cãi với Tổng thống Nam Phi ngay tại Nhà Trắng

Tin tức thế giới 22-5: Ông Trump cãi với Tổng thống Nam Phi ở Nhà Trắng; Nga hạ nhiều drone Ukraine

Ông Trump thừa nhận hậu quả của cắt giảm tài trợ nước ngoài; Mỹ nhận máy bay siêu sang Qatar tặng; Nhiều nước ngừng nhập thịt gà Brazil.

Tin tức thế giới 22-5: Ông Trump cãi với Tổng thống Nam Phi ở Nhà Trắng; Nga hạ nhiều drone Ukraine

Quân đội Mỹ ra lệnh cập nhật giới tính thật của toàn bộ quân nhân chuyển giới

Theo tài liệu nội bộ mà Reuters thu thập được, quân đội Mỹ sẽ thay đổi hồ sơ của những quân nhân chuyển giới và chỉ hiển thị tên khai sinh của họ như một phần trong nỗ lực loại những quân nhân này khỏi quân đội.

Quân đội Mỹ ra lệnh cập nhật giới tính thật của toàn bộ quân nhân chuyển giới

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Trung Quốc: Đàm phán với Mỹ quan trọng, nhưng không thể thiếu hợp tác đa phương

Ngày 21-5, Trung Quốc cho biết các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ là bước quan trọng nhằm thu hẹp khoảng cách, nhưng nhấn mạnh hợp tác đa phương là điều không thể thiếu đối với thương mại toàn cầu.

Trung Quốc: Đàm phán với Mỹ quan trọng, nhưng không thể thiếu hợp tác đa phương

Điện Kremlin: 'Không ai muốn trì hoãn tiến trình đàm phán'

Ngày 21-5, Điện Kremlin đã bác bỏ cáo buộc của Ukraine và châu Âu khi cho rằng Nga đang cố kéo dài tiến trình hòa bình về cuộc xung đột ở Ukraine, đồng thời tiết lộ chưa quyết định về địa điểm đàm phán tiếp theo.

Điện Kremlin: 'Không ai muốn trì hoãn tiến trình đàm phán'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar