23/12/2021 11:08 GMT+7

Ngắm 'siêu cống' lớn nhất Việt Nam vừa đưa vào vận hành

CHÍ QUỐC - CHÍ CÔNG
CHÍ QUỐC - CHÍ CÔNG

TTO - “Siêu cống” Cái Lớn - Cái Bé vừa được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho phép vận hành không chỉ phục vụ kiểm soát mặn mà còn là điểm nhấn kiến trúc ở miền Tây.

Ngắm siêu cống lớn nhất Việt Nam vừa đưa vào vận hành - Ảnh 1.

"Siêu cống" Cái Lớn - Cái Bé nhìn từ trên cao - Ảnh: CHÍ QUỐC

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn vừa ban hành quy trình vận hành tạm thời hệ thống công trình thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé (nối huyện Châu Thành và huyện An Biên thuộc tỉnh Kiên Giang). Theo đó, công trình này được vận hành thử nghiệm trong 2 năm, sau đó sẽ xem xét sửa đổi, bổ sung và phê duyệt quy trình vận hành chính thức.  

Nhiệm vụ của "siêu cống" Cái Lớn và Cái Bé là kiểm soát nguồn nước (mặn, ngọt, lợ) tạo điều kiện sản xuất ổn định, bền vững đối với các mô hình sản xuất theo hệ sinh thái (ngọt, mặn - lợ, ngọt - lợ luân phiên) cho vùng hưởng lợi với diện tích tự nhiên 384.120ha.

Ngoài ra, công trình này còn kết hợp với tuyến đê biển Tây tạo thành cụm công trình phòng, chống thiên tai, nước biển dâng do bão, giảm ngập lụt, úng do lún, sụt đất; giảm thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn vào mùa khô cho các mô hình sản xuất trong vùng.

Đồng thời, góp phần cấp nước ngọt trong mùa mưa cho vùng sản xuất mặn, ngọt huyện An Minh, An Biên (Kiên Giang) ở những năm mưa ít; tiêu thoát, giảm ngập úng cho vùng hưởng lợi của hệ thống (Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau) trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Đặc biệt, công trình này còn kết hợp phát triển cơ sở hạ tầng giao thông bộ, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực.

Lãnh đạo Ban Quản lý đầu tư và xây dựng công trình thủy lợi 10 (chủ đầu tư) cho biết hiện nay toàn bộ dự án này cơ bản hoàn thành, có thể triển khai vận hành kiểm soát mặn bất cứ khi nào trong thời gian tới để kịp ứng phó xâm nhập mặn khi mùa khô năm 2021-2022 đã bắt đầu. 

Dự án hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1 (tổng vốn đầu tư hơn 3.300 tỉ đồng), trong đó có hai "siêu cống" Cái Lớn, Cái Bé nêu trên hiện là cống lớn nhất miền Tây nói riêng và Việt Nam nói chung. Thời gian qua, một số địa phương trong vùng Tây Sông Hậu đã có kiến nghị trung ương tiếp tục triển khai giai đoạn 2 của dự án này để đảm bảo khép kín hơn nữa việc ngăn xâm nhập mặn cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 

Ngắm siêu cống lớn nhất Việt Nam vừa đưa vào vận hành - Ảnh 2.

Cống Cái Bé đã được hoàn thành trước tiến độ và vận hành từ tháng 2-2021, kịp ứng phó hạn mặn mùa khô năm ngoái - Ảnh: CHÍ QUỐC

Ngắm siêu cống lớn nhất Việt Nam vừa đưa vào vận hành - Ảnh 3.

Cống Cái Bé xây dựng trên sông Cái Bé có quy mô 2 cửa van (mỗi cửa rộng 35m) và âu thuyền để khi vận hành đóng van để ngăn mặn thì các phương tiện thủy sẽ lưu thông qua âu thuyền - Ảnh: CHÍ QUỐC

Ngắm siêu cống lớn nhất Việt Nam vừa đưa vào vận hành - Ảnh 4.

Cống Cái Lớn bắc qua sông Cái Lớn "khủng" hơn rất nhiều với 11 cửa van (mỗi cửa rộng 40m) và âu thuyền - Ảnh: CHÍ QUỐC

Ngắm siêu cống lớn nhất Việt Nam vừa đưa vào vận hành - Ảnh 5.

Những cửa van này đều làm bằng thép, mỗi cửa có chiều rộng 40m và cao khoảng 9m, nặng hơn 200 tấn - Ảnh: CHÍ QUỐC

Ngắm siêu cống lớn nhất Việt Nam vừa đưa vào vận hành - Ảnh 6.

Do độ mặn chưa cao nên cửa van được mở cho tàu thuyền qua lại. Khi độ mặn lên cao sẽ đóng toàn bộ cửa van, tàu thuyền sẽ phải lưu thông qua âu thuyền (bên phải) theo sự hướng dẫn của cơ quan vận hành cống - Ảnh: CHÍ QUỐC

Ngắm siêu cống lớn nhất Việt Nam vừa đưa vào vận hành - Ảnh 7.

Các hạng mục chính của "siêu cống" đã hoàn thành và chuẩn bị sẵn sàng cho việc vận hành cống này - Ảnh: CHÍ QUỐC

Ngắm siêu cống lớn nhất Việt Nam vừa đưa vào vận hành - Ảnh 8.

Trụ cao nhất của cống có chiều cao 48m tính từ mặt nước, được lắp đài quan sát để phục vụ việc tham quan du lịch sau này. Tại đây, du khách có thể ngắm toàn bộ sông Cái Lớn và khu vực xung quanh - Ảnh: CHÍ QUỐC

Ngắm siêu cống lớn nhất Việt Nam vừa đưa vào vận hành - Ảnh 9.

Một thang máy với 6 tầng đã được lắp xong để đưa người lên đài quan sát - Ảnh: CHÍ QUỐC

Ngắm siêu cống lớn nhất Việt Nam vừa đưa vào vận hành - Ảnh 10.

Một khu vực khuôn viên rộng lớn bên cạnh cống Cái Lớn đã được dùng để xây dựng trụ sở vận hành cống cùng với công viên - Ảnh: CHÍ QUỐC

Ngắm siêu cống lớn nhất Việt Nam vừa đưa vào vận hành - Ảnh 11.

Công nhân đang tất bật lắp những chậu hoa cuối cùng để hoàn thiện công viên này - Ảnh: CHÍ QUỐC

Ngắm siêu cống lớn nhất Việt Nam vừa đưa vào vận hành - Ảnh 12.

Bất chấp bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, việc thi công "siêu cống" Cái Lớn vẫn được đảm bảo. Việc đưa vào vận hành đúng dịp đầu mùa khô năm 2021-2022 có ý nghĩa rất lớn cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là khu vực Tây sông Hậu - Ảnh: CHÍ QUỐC

Ngắm siêu cống lớn nhất Việt Nam vừa đưa vào vận hành - Ảnh 13.

Trong vòng khoảng 1 năm, "siêu cống" này đã được hoàn thành và được phép vận hành - Ảnh: CHÍ QUỐC

Ngắm siêu cống lớn nhất Việt Nam vừa đưa vào vận hành - Ảnh 14.

Đây là một điểm "check in" của giới trẻ dù công trình vẫn đang hoàn thiện những hạng mục trang trí cuối cùng - Ảnh: CHÍ QUỐC

Ngắm siêu cống lớn nhất Việt Nam vừa đưa vào vận hành - Ảnh 15.

Theo chủ đầu tư, sau khi hoàn thành công trình này còn là một điểm tham quan lý tưởng. Rất nhiều bạn trẻ đã tìm đến đây chụp hình lưu niệm trong những ngày qua - Ảnh: CHÍ QUỐC

Ngắm siêu cống lớn nhất Việt Nam vừa đưa vào vận hành - Ảnh 16.

Với tổng vốn đầu tư hơn 3.330 tỉ đồng, dự án hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé không chỉ gồm 2 "siêu cống" Cái Lớn, Cái Bé mà còn nhiều hạng mục khác, trong đó có con đường nối từ đê cống tới quốc lộ 61 dài khoảng 5,7km phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương - Ảnh: CHÍ QUỐC

Ngắm siêu cống lớn nhất Việt Nam vừa đưa vào vận hành - Ảnh 17.

Đặc biệt, dự án còn có hợp phần các mô hình sinh kế và hoạt động phi công trình trên địa bàn Kiên Giang, Hậu Giang - Ảnh: CHÍ QUỐC

Ngắm siêu cống lớn nhất Việt Nam vừa đưa vào vận hành - Ảnh 18.

Nhiều địa phương tiếp tục kiến nghị thực hiện giai đoạn 2 của dự án hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé để tiếp tục khép kín hơn nữa, bảo vệ vùng Đồng bằng sông Cửu Long trước xâm nhập mặn và biến đổi khí hậu - Ảnh: CHÍ QUỐC

'Siêu công trình' thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé vận hành tạm trong 2 năm

TTO - 'Siêu công trình' thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé (Kiên Giang) sẽ vận hành tạm trong 2 năm, trong đó đảm bảo nguyên tắc không làm thay đổi nguồn nước của các hệ sinh thái hiện tại.

CHÍ QUỐC - CHÍ CÔNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thêm 1 học sinh tử vong trong vụ 7 học sinh đi tắm suối bị lũ cuốn ở Quảng Ninh

Cơ quan chức năng đã tìm thấy học sinh thứ 5 trong vụ 7 học sinh đi tắm suối bị lũ cuốn ở Quảng Ninh. Tuy nhiên, học sinh này được xác định đã chết.

Thêm 1 học sinh tử vong trong vụ 7 học sinh đi tắm suối bị lũ cuốn ở Quảng Ninh

Tổ chức đi Hà Giang học tập kinh nghiệm chuyển đổi số: Phê bình chủ tịch UBND huyện Vĩnh Cửu

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai có văn bản hỏa tốc phê bình chủ tịch UBND huyện Vĩnh Cửu vì để xảy ra vụ việc được báo chí đưa: tính tổ chức đi Hà Giang học tập kinh nghiệm chuyển đổi số.

Tổ chức đi Hà Giang học tập kinh nghiệm chuyển đổi số: Phê bình chủ tịch UBND huyện Vĩnh Cửu

Trung Quốc phê duyệt thêm gần 1.000 vùng trồng và cơ sở đóng gói sầu riêng Việt Nam

Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa phê duyệt thêm 829 vùng trồng, 131 cơ sở đóng gói sầu riêng Việt Nam. Đây là cơ hội để sầu riêng nước ta tăng cường xuất khẩu sang thị trường 1,4 tỉ dân.

Trung Quốc phê duyệt thêm gần 1.000 vùng trồng và cơ sở đóng gói sầu riêng Việt Nam

Chủ tịch tỉnh Ninh Thuận: Không dừng tham quan với các cơ quan, đơn vị không sắp xếp bộ máy

Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận khẳng định không tạm dừng khảo sát, tham quan, học tập kinh nghiệm đối với các cơ quan, đơn vị không chịu tác động bởi việc sắp xếp bộ máy.

Chủ tịch tỉnh Ninh Thuận: Không dừng tham quan với các cơ quan, đơn vị không sắp xếp bộ máy

Những gì tồn đọng phải giải quyết cho hết trước khi sáp nhập thành tỉnh Lâm Đồng mới

Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình yêu cầu xử lý các dự án tồn đọng trước khi sáp nhập ba tỉnh thành tỉnh Lâm Đồng mới.

Những gì tồn đọng phải giải quyết cho hết trước khi sáp nhập thành tỉnh Lâm Đồng mới

Ngân 98 lên tiếng: Nghi bị hãm hại có tổ chức, đã gửi đơn tố giác đến cơ quan chức năng

Ngân 98 cho biết vừa làm đơn tố giác gửi đến cơ quan chức năng, nghi ngờ bị vu khống và hãm hại có tổ chức để hạ bệ danh dự và uy tín.

Ngân 98 lên tiếng: Nghi bị hãm hại có tổ chức, đã gửi đơn tố giác đến cơ quan chức năng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar