26/05/2025 16:08 GMT+7
Trở lại chủ đề

Ngai vàng triều Nguyễn làm bằng gỗ gì, sao dễ gãy vậy?

Theo chuyên gia trùng tu di tích, ngai vàng triều Nguyễn bị bẻ gãy được làm từ gỗ gụ - một loại gỗ quý hiếm có độ bền cao.

Ngai vàng triều Nguyễn làm bằng gỗ gì, sao dễ gãy vậy? - Ảnh 1.

Bảo vật quốc gia ngai vàng triều Nguyễn khi chưa bị bẻ gãy - Ảnh: NHẬT LINH

Ngày 26-5, ông Hồ Hữu Hành, giám đốc Công ty cổ phần Tu bổ di tích Huế, cho biết bảo vật quốc gia ngai vàng triều Nguyễn vừa bị bẻ gãy được làm bằng gỗ gụ, một loại gỗ quý hiếm, có độ bền cao và chống chịu được với mối mọt, thời tiết.

Vì sao gỗ gụ được chọn để làm ngai vàng?

Gỗ gụ có tên khoa học là Sindora Tonkinensis, là loài thực vật có thân gỗ lớn thuộc họ đậu. Ở nước ta, gỗ gụ thường được gọi với cái tên như: gụ lau, gỗ gõ hương, gỗ gõ dầu, gỗ gụ hương…

Theo ông Hành, dưới triều Nguyễn, các nghệ nhân chủ yếu sử dụng gỗ gụ để chế tác đồ ngự dụng trong hoàng cung. Đây là loại gỗ phổ biến ở rừng nhiệt đới Việt Nam, đặc biệt có nhiều tại khu vực rừng thuộc tỉnh Quảng Trị, Huế…

Gỗ gụ được ưa chuộng nhờ đặc tính dai, bền, dễ chế tác và có khả năng kháng mối mọt. Phần lớn đồ nội thất, vật dụng trong cung đình triều Nguyễn đều được làm từ loại gỗ này.

Sau này, khi nhu cầu chế tác đồ hoàng cung tăng cao, các nghệ nhân bắt đầu sử dụng thêm các loại gỗ quý khác như gỗ trắc, cẩm lai...

Tuy nhiên gỗ trắc rất cứng, khiến việc gia công trở nên khó khăn, đến công đoạn lắp các chi tiết lại với nhau thì hay bị gãy.

"Vì vậy, để đảm bảo tính thẩm mỹ và độ bền, các nghệ nhân xưa thường chọn những loại gỗ vừa có khả năng uốn dẻo, vừa chịu được lực tác động mạnh mà không bị nứt nẻ. Gỗ gụ thường được chọn làm các vật dụng hoàng cung là vì vậy", ông Hành lý giải.

NGAI VÀNG - Ảnh 2.

Ngai vàng triều Nguyễn phiên bản phục chế 1:1 được trưng bày tại điện Thái Hòa sau vụ việc ngai vàng bị bẻ gãy - Ảnh: NHẬT LINH

Ông Hành cũng cho biết vào thời điểm trùng tu điện Thái Hòa vào năm 2021, chiếc ngai bảo vật này được đưa về Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế để cất giữ và trưng bày.

Khi lập dự án trùng tu ngôi điện, ngai vàng triều Nguyễn cũng được hội đồng khoa học đánh giá xem là đã cần phải tu bổ, sơn son thếp vàng lại hay chưa. Tuy nhiên qua đánh giá, hiện trạng của ngai vàng còn khá nguyên vẹn nên chưa cần phải tu sửa, sơn son thếp vàng lại mà giữ nguyên hiện trạng như vậy.

Vì sao ngai vàng dễ gãy?

Lý giải cho việc chiếc ngai vàng dễ bị bẻ gãy, ông Hành cho rằng phần bệ tỳ tay trên ngai được chế tác khá mảnh mai. Khi vua ngồi lên ngai cũng để tay rất nhẹ nhàng.

Chiếc ngai được chế tác ra chủ yếu mang trên mình nhiệm vụ là biểu trưng quyền lực tối cao cho cả một vương triều chứ không dùng để ngồi nhiều.

Một phần nữa, ông Hành cho rằng chiếc ngai vàng này tồn tại từ thời vua Gia Long lập ra triều Nguyễn cho đến ngày nay. Trải qua bao nhiêu cuộc chiến tranh, biến cố, thời gian, từng được tu sửa dưới thời vua Khải Định, nên việc xuống cấp độ bền là không thể tránh khỏi.

NGAI VÀNG - Ảnh 3.

Khách tham quan điện Thái Hòa sau sự cố bảo vật quốc gia ngai vàng triều Nguyễn bị bẻ gãy - Ảnh: NHẬT LINH

Quan trọng nhất, theo ông Hành việc ông Hồ Văn Phương Tâm dễ dàng bẻ gãy phần bệ tỳ tay của ngai vàng chủ yếu là do kỹ thuật gắn kết các bộ phận chiếc ngai lại với nhau.

Theo ông, để gắn các bộ phận gỗ trên ngai lại, người xưa đã sử dụng sơn ta (một loại nhựa lấy từ cây sơn thường mọc nhiều ở các vùng rừng núi phía Bắc).

Loại nguyên liệu này hoàn toàn tự nhiên, có độ kết dính không tốt bằng các loại keo công nghiệp sau này. Do vậy chỉ cần dùng lực giật ra thì phần gỗ ở bệ tỳ tay của ngai vàng có thể bung ra hết.

"Khi phần bệ tỳ tay bị giật ra, ông Tâm còn dùng phần gỗ này đập mạnh vào các vật bên trong điện Thái Hòa, và làm hung khí để đe dọa bảo vệ nên nó mới bị gãy làm ba khúc", ông Hành nói.

Phục hồi lại phần bị gãy của ngai vàng: Đơn giản

Theo ông Hành, hoàn toàn có thể phục hồi lại phần bị gãy của chiếc ngai vàng bảo vật. Ông nhận định với trình độ của thợ thủ công mỹ nghệ, chuyên gia tu bổ di tích của Việt Nam hiện nay thì việc gắn, sửa lại các phần gỗ bị gãy trên ngai vàng là chuyện đơn giản, hoàn toàn có thể thực hiện được.

Tuy nhiên ông Hành nói rằng việc tu bổ phải tuân theo các trình tự, quy định nghiêm ngặt vì đây là bảo vật quốc gia.

"Gắn nó lại thì cũng dễ và có nhiều giải pháp. Tuy nhiên điều quan trọng là hiện vật gốc đã bị tổn hại, đau xót vô cùng", ông Hành nói.

Từ vụ ngai vàng triều Nguyễn bị bẻ gãy: 'Chúng ta có thực sự đang sống cùng di sản?'

Tại sao ngai vàng triều Nguyễn - một biểu tượng quốc gia - lại không được bảo vệ đúng mức? Tại sao nơi lưu giữ ký ức quốc gia vẫn thiếu nhân sự giám sát và quy trình ứng phó?

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Khởi công công trình giúp học sinh dân tộc thiểu số do Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM vận động

Công xây dựng công trình nâng cao chất lượng sinh hoạt, học tập tại Trường THCS Dân tộc nội trú huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM vận động, chính thức khởi công.

Khởi công công trình giúp học sinh dân tộc thiểu số do Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM vận động

Lọ Lem đâu phải duy nhất, những đứa trẻ 'sinh ra từ vạch đích' khác nói gì?

Chủ đề về những 'nepo baby' - con cái của những người giàu có, quyền lực - chưa bao giờ nóng như hiện nay cả trên thế giới lẫn ở Việt Nam.

Lọ Lem đâu phải duy nhất, những đứa trẻ 'sinh ra từ vạch đích' khác nói gì?

Ngai vàng triều Nguyễn không phải là bảo vật quốc gia đầu tiên bị xâm hại ở Huế

Vụ việc bảo vật quốc gia ngai vàng triều Nguyễn bị bẻ gãy gây rúng động dư luận. Tuy nhiên đây không phải là bảo vật quốc gia đầu tiên bị xâm hại ở Huế.

Ngai vàng triều Nguyễn không phải là bảo vật quốc gia đầu tiên bị xâm hại ở Huế

Để trở thành tác giả best-seller

Để trở thành tác giả best-seller đưa ra những lo lắng của người viết như: sợ không thể trở thành tác giả vì không nổi tiếng, sợ viết sách xong không có ai mua. Thực tế, để sách bán chạy và có giá trị lâu dài thì cần có những hướng đi phù hợp.

Để trở thành tác giả best-seller

Nghệ sĩ TP.HCM tưởng nhớ anh hùng liệt sĩ tại ngục Kon Tum, nhà lao Pleiku

Đoàn văn nghệ sĩ TP.HCM dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ tại khu di tích ngục Kon Tum, di tích lịch sử văn hóa nhà lao Pleiku.

Nghệ sĩ TP.HCM tưởng nhớ anh hùng liệt sĩ tại ngục Kon Tum, nhà lao Pleiku

Bảo vật quốc gia miền Trung nơi mấy lớp khóa, nơi dễ tiếp cận

Cùng là bảo vật quốc gia được công nhận, nhưng tại các bảo tàng miền Trung mỗi nơi có một cách trưng bày hiện vật khác nhau.

Bảo vật quốc gia miền Trung nơi mấy lớp khóa, nơi dễ tiếp cận
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar