25/05/2025 12:26 GMT+7
Trở lại chủ đề

Ngai vàng triều Nguyễn đẹp và tinh xảo cỡ nào trước khi bị bẻ gãy?

Ngai vàng đặt tại điện Thái Hòa được đánh giá là cổ vật còn khá nguyên vẹn và quan trọng bậc nhất của vương triều Nguyễn.

NGAI VÀNG - Ảnh 1.

Ngai vàng triều Nguyễn đặt tại điện Thái Hòa - bảo vật quốc gia được công nhận vào năm 2015 - Ảnh: NHẬT LINH

Ngai vàng triều Nguyễn - bảo vật quốc gia được Thủ tướng Chính phủ công nhận vào năm 2015 - là bảo vật được xem là quan trọng bậc nhất của triều đại nhà Nguyễn còn sót lại.

Theo hồ sơ công nhận bảo vật quốc gia được lưu giữ tại Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế, ngai vàng này được làm bằng gỗ, sơn son thếp vàng.

Phần lưng ngai là phần cao nhất, gồm một tấm bảng gỗ hẹp hình chữ nhật có bề rộng khoảng 18cm đặt theo chiều dọc, mỗi bên có hai song tựa cạnh vuông.

Trên tấm bảng gỗ có chạm nổi đề tài "long hàm thọ". Đường diềm xung quanh chạy theo tay ngai được chạm lọng đề tài "lá hóa dơi".

Tay ngai được uốn cong, lượn theo lưng ghế sang hai bên thành hai đầu rồng. Mặt ngai (phần để ngồi) hình chữ nhật, kích thước 87x72cm.

Từ mặt ngai đến chân gồm 2 phần: Nối giữa mặt ngai và 4 chân là một dải ô hộc hình vuông và hình chữ nhật xen kẽ, trong lót kính, xung quanh viền hoa văn chạm lộng. Tiếp theo là 4 chân ngai, kiểu chân quỳ. Các mặt xung quanh và các góc đều chạm nổi mặt rồng ngang.

NGAI VÀNG - Ảnh 2.

Từ mặt ngai đến chân gồm 2 phần: Nối giữa mặt ngai và 4 chân là một dải ô hộc hình vuông và hình chữ nhật xen kẽ, trong lót kính, xung quanh viền hoa văn chạm lộng - Ảnh: NHẬT LINH

Tất cả được sơn son, các chi tiết trang trí được thếp vàng. Ngai đặt trên một đế gỗ hình chữ nhật nằm dọc, khung viền xung quanh chạm nổi đề tài "long vân" với 6 đầu rồng nhô hẳn lên. Phần ván giữa được sơn son.

Ngai và đế ngai đặt trên một bệ gỗ sơn son thếp vàng, gồm 3 tầng đặt chồng lên nhau.

Các mặt xung quanh 3 tầng bệ ngai đều chạm nổi đề tài "long vân" với những mô tuýp khác nhau: Các mặt của tầng trên cùng đều chạm nổi đề tài "lưỡng long triều nhật"; các mặt của tầng thứ hai đều chạm nổi hình 2 con rồng chầu vào một mặt rồng ngang ngậm chữ thọ, các mặt của tầng dưới cùng có phần giữa chạm nổi hình 2 con rồng chầu mặt rồng ngang ngậm chữ thọ, riêng các góc chạm hình long mã cõng bát quái và hòm sách.

Toàn bộ các mảng trang trí ở 4 mặt của 4 tầng bệ đều được thếp vàng, xung quanh có đường viền.

Mặt bên trái và bên phải của tầng dưới cùng có gắn 2 chốt kèm 2 vòng sắt, là tay cầm khi di chuyển ngai.

Vào thời điểm ngai vàng được công nhận là bảo vật quốc gia, các chỗ ghép mộng của ngai bị long và hở. Phần sơn thếp bị bám bụi bẩn. Các ô kính tráng thủy trang trí phía dưới bệ ngai bị hư hỏng.

Tay ngai bên phải bị gãy rời, đã được gia cố tạm bằng dây thép. Một mảng ván của đế ngai bị mục và bong lớp sơn son thếp vàng.

NGAI VÀNG - Ảnh 3.

Biểu tượng đầu rồng được chạm khắc tinh xảo ở phần bệ tỳ tay của ngai vàng - Ảnh: NHẬT LINH

Về nguồn gốc, đây là ngai của các vua triều Nguyễn (1802 - 1945), được thiết trí trong điện Thái Hòa (bên trong Hoàng Thành Huế) từ trước đến nay.

Năm 1923, để chuẩn bị cho lễ Tứ tuần đại khánh của vua Khải Định, triều đình cho làm thêm bửu tán bằng gỗ thếp vàng che phía trên ngai. Người làm bộ bửu tán này tên là Nguyễn Văn Khả, được vua ban chức "Hàn lâm kiểm thảo" nên thường được gọi là Kiểm Khả.

Chiếc ngai vàng này từng được di dời khỏi điện Thái Hòa để về đặt tại Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế khi ngôi điện này bắt đầu trùng tu lớn vào cuối năm 2021. Đến năm 2024, ngai vàng triều Nguyễn được đưa về trưng bày tại chính điện Thái Hòa phục vụ khách tham quan sau khi ngôi điện này hoàn thành trùng tu.

Sẽ trưng bày ngai vàng triều Nguyễn phiên bản phục chế

Lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cho biết sau sự việc, chiếc ngai vàng bảo vật quốc gia đã được đưa về Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế để cất giữ. Những mảnh gãy của ngai vàng đã được Công an TP Huế niêm phong làm vật chứng của vụ án.

Trước mắt, trung tâm sẽ cho trưng bày chiếc ngai vàng vừa được trung tâm phục chế theo phiên bản 1:1 (trước đây từng được trưng bày tại lầu Ngũ Phụng) để phục vụ khách tham quan điện Thái Hòa.

Một số hình ảnh liên quan ngai vàng triều Nguyễn đặt tại điện Thái Hòa trước khi bị bẻ gãy:

NGAI VÀNG - Ảnh 4.

Điện Thái Hòa - nơi đặt ngai vàng triều Nguyễn - Ảnh: NHẬT LINH

NGAI VÀNG - Ảnh 5.

Ngai vàng triều Nguyễn được trưng bày tại chính điện Thái Hòa, bên trên là bửu tán cũng được công nhận là bảo vật quốc gia - Ảnh: NHẬT LINH

NGAI VÀNG - Ảnh 6.

Ngai vàng triều Nguyễn nguyên vẹn trước khi bị khách tham quan bẻ gãy hôm 24-5 vừa qua - Ảnh: NHẬT LINH

NGAI VÀNG - Ảnh 7.

Phần lưng của ngai vàng triều Nguyễn - Ảnh: NHẬT LINH

NGAI VÀNG - Ảnh 8.

Ngai vàng, bệ đặt ngai và bửu tán nguy nga đặt tại điện Thái Hòa - Ảnh: NHẬT LINH

NGAI VÀNG - Ảnh 9.

Du khách tham quan điện Thái Hòa hôm 23-11-2024 - Ảnh: NHẬT LINH

Ngai vàng triều Nguyễn đẹp và tinh xảo cỡ nào trước khi bị bẻ gãy? - Ảnh 11.

Du khách nước ngoài chụp hình ngai vàng triều Nguyễn tại điện Thái Hòa. Đây là dịp hiếm hoi du khách được phép chụp ảnh ngai vàng, bởi theo quy định khách tham quan không được quay phim, chụp hình trong ngôi điện này - Ảnh: NHẬT LINH

NGAI VÀNG - Ảnh 11.

Một hàng rào chắn bằng gỗ ngăn cách du khách tham quan điện Thái Hòa với khu vực đặt ngai vàng triều Nguyễn - Ảnh: NHẬT LINH

Người bẻ gãy ngai vàng triều Nguyễn có dấu hiệu loạn thần

UBND TP Huế đã có thông tin ban đầu về người bẻ gãy bảo vật quốc gia ngai vàng triều Nguyễn.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nghệ thuật vẽ mặt độc đáo của tuồng Bình Định

Để vai diễn thật tròn trịa, những nghệ sĩ tuồng Bình Định phải dành ra hàng giờ hóa trang trước buổi diễn. Trong đó, nghệ thuật vẽ mặt là cốt lõi làm nên phần hồn mỗi nhân vật.

Nghệ thuật vẽ mặt độc đáo của tuồng Bình Định

Tạm giữ hình sự người bẻ gãy ngai vàng triều Nguyễn

Công an TP Huế đã quyết định tạm giữ hình sự Hồ Văn Phương Tâm để điều tra hành vi xâm hại bảo vật quốc gia ngai vàng triều Nguyễn.

Tạm giữ hình sự người bẻ gãy ngai vàng triều Nguyễn

‘Niên lịch miền gió cát’ của kẻ không thể thiếu thiên nhiên

Tác giả, GS Aldo Leopold kể ông viết Niên lịch miền gió cát để 'chia sẻ niềm hân hoan cũng như trăn trở của một kẻ không thể sống thiếu thiên nhiên'.

‘Niên lịch miền gió cát’ của kẻ không thể thiếu thiên nhiên

Mùi bếp

Đi quanh quanh, nhớ mùi bếp, lúc nào tôi cũng dòm thử xem có khói bếp bay lên quấn quýt từ những căn bếp mà tôi đoán là thường ở phía sau những ngôi nhà, kiểu miền quê.

Mùi bếp

Chỉ đạo ‘nóng’ vụ bảo vật quốc gia ngai vàng triều Nguyễn bị bẻ gãy

Theo báo cáo của Công an phường Hương Long (quận Phú Xuân, TP Huế), Hồ Văn Phương Tâm - người bẻ gãy ngai vàng triều Nguyễn - từng bị Tòa án nhân dân quận Tân Bình (TP.HCM) ra quyết định đi cai nghiện bắt buộc.

Chỉ đạo ‘nóng’ vụ bảo vật quốc gia ngai vàng triều Nguyễn bị bẻ gãy

Trên ruộng rau mơ mộng

Mỹ thuật trong sách thiếu nhi không nên đơn giản chỉ làm công việc minh họa cho câu chuyện mà còn tham gia phụ tác giả kể chuyện, làm nên sự hài hòa giữa văn bản và tranh.

Trên ruộng rau mơ mộng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar