16/12/2023 16:23 GMT+7

Ngại khám phụ khoa vì sợ bị kỳ thị, ngại bác sĩ nam...

“Người trẻ tuổi sợ khi đến khám phụ khoa sẽ bị kỳ thị rằng không “đàng hoàng”, hay nhiều chị em ngại ngùng khi bác sĩ thăm khám là nam giới. Chính những rào cản này khiến nhiều người phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn”.

Hơn 200 phụ nữ tại tỉnh Vĩnh Phúc tham gia chương trình tầm soát ung thư cổ tử cung - Ảnh: D.LIỄU

Hơn 200 phụ nữ tại tỉnh Vĩnh Phúc tham gia chương trình tầm soát ung thư cổ tử cung - Ảnh: D.LIỄU

Đó là chia sẻ của bác sĩ Bùi Chí Thương - trưởng khối sản, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, TP.HCM - tại chương trình "Tầm soát ung thư cổ tử cung ngay hôm nay", được tổ chức tại tỉnh Vĩnh Phúc ngày 16-12. 

Chương trình nằm trong chiến dịch "Để Cổ nói" do Hội Phụ sản Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam phối hợp với các đơn vị tổ chức.

Nhiều chị em ngại khám phụ khoa, phát hiện bệnh muộn

Theo thống kê của Tổ chức Ung thư toàn cầu (GLOBOCAN), mỗi năm tại Việt Nam ghi nhận khoảng 4.000 ca mới, hơn 2.000 ca tử vong do ung thư cổ tử cung.

Trong đó, ung thư vú và ung thư cổ tử cung đang có xu hướng trẻ hóa, nhiều trường hợp trên dưới 20 tuổi đã mắc bệnh. Điều đáng tiếc đây là hai loại ung thư có hiệu quả điều trị khả quan nếu phát hiện sớm, tuy nhiên trên 1/2 số ca phát hiện ở giai đoạn muộn.

Chia sẻ tại chương trình, chị Hương (huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) cho hay nhiều chị em phụ nữ rất ngại đi khám phụ khoa. Nguyên nhân là do khi khám có thể gặp bác sĩ khám là nam giới, điều này khiến chị em rất ngại ngùng.

"Người trẻ tuổi thì ngại "đụng chạm" vào vùng kín, ngại người khác nhìn thấy sẽ đánh giá. Còn người lớn tuổi hơn lại nghĩ rằng không cần thiết. Bởi vậy, ít người phát hiện bệnh sớm", chị Hương nói.

Đã điều trị ung thư cổ tử cung cách đây không lâu, chị T.N.T. (tỉnh Vĩnh Phúc) cũng chia sẻ trước khi mắc bệnh cũng không hề biết về căn bệnh này. 

"Lúc ấy tôi chỉ nghĩ mình tiền mãn kinh, nội tiết thay đổi nên cổ tử cung cũng thay đổi. Tôi uống nhiều loại thuốc nam, bổ sung các loại nội tiết tố nhưng không cải thiện. Đến khi đi khám thì bệnh đã ở giai đoạn muộn, phải cắt bỏ khối u", chị T. nói.

Theo bác sĩ Thương, rào cản văn hóa, hiểu biết về bệnh khiến nhiều chị em còn ngại ngùng không thăm khám dẫn đến phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn. Trong khi đó, ung thư cổ tử cung nếu được phát hiện sớm sẽ có cơ hội điều trị tốt, 90% người bệnh điều trị khỏi.

Bác sĩ Bùi Chí Thương - trưởng khối sản, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, TP.HCM - chia sẻ tại chương trình về tầm soát ung thư cổ tử cung - Ảnh: D.LIỄU

Bác sĩ Bùi Chí Thương - trưởng khối sản, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, TP.HCM - chia sẻ tại chương trình về tầm soát ung thư cổ tử cung - Ảnh: D.LIỄU

"Hiện nay đã có nhiều phương pháp phát hiện sớm nguy cơ ung thư cổ tử cung. Chị em có thể đến các cơ sở y tế để được nhân viên y tế tầm soát bằng xét nghiệm hoặc có thể thực hiện tự lấy mẫu bằng xét nghiệm HPV DNA đầu tay tại nhà.

Với những chị em còn e ngại khám phụ khoa tại các cơ sở y tế, có thể tự lấy mẫu bằng phương pháp này, sau đó gửi mẫu đến cơ sở y tế. 

Đây cũng là phương pháp góp phần dỡ bỏ các rào cản về tâm lý và địa lý, giúp chị em tiếp cận với việc sàng lọc, phát hiện sớm nguy cơ ung thư cổ tử cung", bác sĩ Thương chia sẻ.

Nhiễm vi rút HPV có nghĩa là mắc ung thư cổ tử cung?

Nhiều chị em cho rằng việc nhiễm vi rút HPV đồng nghĩa với việc sẽ mắc ung thư cổ tử cung. Theo bác sĩ Thương, nhiễm HPV không hoàn toàn đồng nghĩa với mắc ung thư cổ tử cung, nhưng nhiễm HPV quá 2 năm thì sẽ có nguy cơ dẫn đến tiền ung thư.

"Theo đó, khi phát hiện HPV, nhóm nguy cơ cao là type 16 và type 18, chị em sẽ được tiếp tục đánh giá các nguy cơ qua soi cổ tử cung. Trong trường hợp chưa phát hiện nguy cơ ung thư thì có thể theo dõi định kỳ mỗi năm một lần, chứ chưa cần điều trị.

Từ khi nhiễm HPV cho đến khi biến chứng gây ung thư cổ tử cung có thể kéo dài 10 năm. Trong 10 năm đó có những giai đoạn tiền ung thư. Vì vậy, việc tầm soát sớm, phát hiện sớm sẽ có thể điều trị khỏi hoàn toàn.

Việc phát hiện sớm không chỉ giúp giảm chi phí điều trị, mà còn phòng ngừa các biến chứng phải cắt bỏ cổ tử cung, buồng trứng gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản và đời sống vợ chồng", bác sĩ Thương cho hay.

Chi trả bảo hiểm y tế để sàng lọc, điều trị sớm ung thư cổ tử cung

Đề xuất quỹ Bảo hiểm Y tế (BHYT) chi trả phí khám, sàng lọc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung (UTCTC) là một trong những vấn đề trọng điểm được Bộ Y tế đưa ra bàn luận bên lề Luật BHYT sửa đổi.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đèn làm móng 'hủy hoại' da thế nào?

Trong quá trình làm móng, những chiếc đèn tia cực tím giúp làm cứng lớp sơn móng chỉ trong khoảng bốn phút. Ít ai đặt câu hỏi những luồng sáng đó ảnh hưởng ra sao đến làn da quanh móng.

Đèn làm móng 'hủy hoại' da thế nào?

Bác sĩ Ukraine vượt 'mưa bom' đưa trái tim hiến cứu sống bé gái

Trong lúc thủ đô Kiev, Ukraine chìm trong bom đạn không kích của Nga, bác sĩ Borys Todurov vẫn lao qua thành phố trên xe cấp cứu để thực hiện một nhiệm vụ sinh tử: chuyển một quả tim hiến để ghép cho bé gái nguy kịch.

Bác sĩ Ukraine vượt 'mưa bom' đưa trái tim hiến cứu sống bé gái

Uống cà phê buổi sáng khi vừa ngủ dậy không tốt cho sức khỏe

Việc uống cà phê ngay lập tức sau khi ngủ dậy có thể cản trở hoạt động của adenosine.

Uống cà phê buổi sáng khi vừa ngủ dậy không tốt cho sức khỏe

Báo động cạn kiệt nguồn máu dự trữ: Hãy chung tay hiến máu cứu người

Các địa phương từ TP.HCM, Cần Thơ đến Hà Nội, Hải Dương, Hà Tĩnh, Nghệ An... đang báo động cạn kiệt nguồn máu dự trữ cứu người.

Báo động cạn kiệt nguồn máu dự trữ: Hãy chung tay hiến máu cứu người

Bác sĩ Ấn Độ sẽ tới Việt Nam học thạc sĩ y khoa

Sau một thời gian xây dựng và thẩm định kỹ lưỡng, bốn chương trình thạc sĩ quốc tế đầu tiên của Trường đại học Y Dược thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội được chính thức phê duyệt và triển khai.

Bác sĩ Ấn Độ sẽ tới Việt Nam học thạc sĩ y khoa

AFP làm rõ tin đồn dùng quá nhiều axit folic có thể gây ung thư

Mạng xã hội thời gian qua dấy lên tin đồn rằng dùng quá nhiều axit folic có thể gây độc, hoặc dẫn đến ung thư. Nhưng sự thật là gì?

AFP làm rõ tin đồn dùng quá nhiều axit folic có thể gây ung thư
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar