17/09/2022 08:20 GMT+7

Nga, Trung và những tâm thế khác nhau

TS NGUYỄN THÀNH TRUNG
TS NGUYỄN THÀNH TRUNG

TTO - Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) bế mạc tại Uzbekistan vào ngày 16-9, nhưng tâm điểm chú ý của thế giới chính là cuộc "thượng đỉnh" bên lề hội nghị giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Nga, Trung và những tâm thế khác nhau - Ảnh 1.

Lãnh đạo các nước thành viên Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) trong một cuộc họp hẹp ở Samarkand, Uzbekistan, ngày 16-9 - Ảnh: REUTERS

Lần gần nhất ông Tập và ông Putin gặp mặt trực tiếp tại Bắc Kinh diễn ra chỉ vài tuần trước "chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga" tại Ukraine. Lần đó, hai nhà lãnh đạo đã tuyên bố quan hệ đối tác "không có giới hạn" và cam kết sẽ hợp tác nhiều hơn để chống lại phương Tây. 

Còn lần này, ông Tập và ông Putin đến với hội nghị SCO với những tâm thế khác nhau.

Lập trường cân bằng của Trung Quốc

Đối với ông Tập, cuộc gặp song phương với ông Putin hôm 15-9 diễn ra tại thành phố Samarkand của Uzbekistan như một phần của chuyến đi nước ngoài đầu tiên của ông trong hơn hai năm rưỡi qua và được thực hiện sau khi hội nghị Bắc Đới Hà về công tác tổ chức Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 20 kết thúc.

Trong khi đó, ông Putin đến với hội nghị SCO trong bối cảnh quân lính Nga đang rút khỏi các vị trí mà họ giành giật chiếm được ở đông Ukraine trong vài tháng qua. Nước Nga đang cần động lực mới cũng như sự ủng hộ thực chất hơn để tái chiếm các khu vực đã mất.

Sau hơn nửa năm tuyên bố mối quan hệ "không giới hạn", mối quan hệ song phương vẫn chưa đi xa hơn các ủng hộ chính trị và quẩn quanh trong các tuyên bố ngoại giao. 

Bắc Kinh ngầm ủng hộ các hành động của Matxcơva ở Ukraine mà không có viện trợ vật chất; trong khi đó Nga ủng hộ Trung Quốc bằng cách chỉ trích chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi tới Đài Loan vào tháng 8 đã vi phạm chính sách "một Trung Quốc".

Để "ấm lòng" người Nga trong cuộc gặp song phương, ông Tập cho biết Trung Quốc sẽ ủng hộ các lợi ích cốt lõi của Nga nhưng không đề cập khả năng cung cấp hỗ trợ cụ thể hơn.

Điều này thể hiện ông Tập đang cố gắng đạt được sự cân bằng trong quan hệ với cả ông Putin và phương Tây khi không lên án chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine nhưng đồng thời cũng hết sức thận trọng để tránh vi phạm các lệnh trừng phạt của phương Tây. Tuy nhiên, nước Nga cần nhiều hơn thế.

Trong bài phát biểu tại SCO ngày 16-9, Tổng thống Putin tuyên bố: "Chúng tôi đánh giá cao lập trường cân bằng của những người bạn Trung Quốc liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine, chúng tôi hiểu câu hỏi và mối quan tâm của các bạn về vấn đề này và trong cuộc họp hôm nay, tất nhiên chúng tôi sẽ làm rõ tất cả những điều này một cách chi tiết".

Việc ông Putin đề cập ông Tập có thắc mắc và lo ngại về tình hình ở Ukraine thể hiện nước Nga đang rất cần sự ủng hộ của Trung Quốc hơn bao giờ hết, trong bối cảnh Matxcơva đang dần cảm nhận được sức ép của sự cô lập quốc tế và ngành năng lượng chủ chốt của Nga phải kiếm bạn hàng mới khi phương Tây sẵn sàng chấp nhận cho nền kinh tế chịu đau đớn để "cai" dầu và khí đốt Nga.

Điểm chung và khác biệt

Vị thế và tham vọng của Trung Quốc và Nga quá khác nhau trong cuộc gặp mặt ở SCO lần này. Một bên là cường quốc đang lên với nền kinh tế được dự báo sẽ sớm vượt Mỹ và nhiều tham vọng trở thành quốc gia lãnh đạo thế giới vào năm 2049. 

Trong khi quốc gia còn lại, một cựu siêu cường đang vật lộn với một cuộc xung đột quân sự kéo dài qua tháng thứ bảy và sự bủa vây của đủ các lệnh cấm vận kinh tế.

Tuy nhiên, hai bên lại có điểm chung là cần thách thức sức mạnh và trật tự quốc tế do Mỹ dẫn dắt mà họ tin rằng đang tạo ra một thế giới bất ổn định. 

Ông Tập đưa ra hứa hẹn với ông Putin rằng: "Trung Quốc sẵn sàng làm việc với Nga để đóng vai trò hàng đầu trong việc thể hiện trách nhiệm của các cường quốc, và truyền sự ổn định và năng lượng tích cực vào một thế giới đang bất ổn".

Dù vậy, cách thực hiện của hai bên lại khác nhau. Trung Quốc muốn đóng vai trò chi phối nhiều hơn và không muốn "phá bỏ" trật tự đó bằng sức mạnh quân sự. 

Ông Tập kêu gọi các nhà lãnh đạo nên "làm việc cùng nhau để thúc đẩy sự phát triển của trật tự quốc tế theo hướng công bằng và duy lý hơn" và các thành viên nên "ủng hộ hệ thống quốc tế với cốt lõi là Liên Hiệp Quốc".

Do đó, thật là ngây thơ nếu tin vào mối quan hệ Trung - Nga sẽ nhanh chóng hiện thực hóa để tạo thành một trục sức mạnh mới có thể làm lung lay trật tự quốc tế hiện có. 

Trung Quốc đã được hưởng lợi rất nhiều từ trật tự thế giới với các trụ cột tự do hóa, toàn cầu hóa do phương Tây dẫn dắt trong vài thập niên qua để trở thành cường quốc kinh tế số 2 thế giới. Họ có lẽ cần phải suy nghĩ rất nhiều nếu không muốn gây tổn hại những gì đã xây dựng.

Cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông Tập và ông Putin cần được nhìn trong một bối cảnh rộng lớn hơn chỉ là hợp tác song phương để đối kháng lại phương Tây. 

Chuyến đi của ông Tập tới Trung Á là sự trở lại sân khấu chính trị thế giới của ông sau gần 1.000 ngày. Điều này cũng mang đến cho ông Tập cơ hội để chứng tỏ rằng bất chấp căng thẳng gia tăng với phương Tây, Trung Quốc vẫn còn có bạn bè và đối tác từ Nga, Pakistan, Iran và các nước Trung Á, những quốc gia phù hợp hơn với nỗ lực của Bắc Kinh.

Còn đối với ông Putin, đây là cơ hội để ông hướng Matxcơva sang phương Đông và từ bỏ châu Âu khi ông khẳng định mối quan hệ giữa Nga và khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang mang lại "cơ hội mới to lớn cho người dân của chúng tôi", và "các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với nền kinh tế Nga đã phản tác dụng".

SCO là một thể chế đa phương do Trung Quốc dẫn dắt bao gồm Nga, Ấn Độ, Pakistan, Iran và các quốc gia Trung Á thuộc khối Xô viết cũ nhằm đối trọng với các liên minh đối tác đa phương của phương Tây.

Hải quân Nga và Trung Quốc tuần tra chung ở Thái Bình Dương

TTO - Ngày 15-9, Bộ Quốc phòng Nga cho biết Hải quân Nga và Hải quân Trung Quốc đang tiến hành cuộc tuần tra chung ở Thái Bình Dương.

TS NGUYỄN THÀNH TRUNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump đòi lấy Gaza, Hamas nói không bán

Ông Trump nói sẽ 'lấy' Dải Gaza và biến vùng đất này thành 'khu vực tự do'. Hamas đáp rằng Gaza không phải để bán.

Ông Trump đòi lấy Gaza, Hamas nói không bán

Ukraine cử đoàn đàm phán đến Istanbul, ông Zelensky mong đạt thỏa thuận, không cần có ông Putin

Ông Zelensky đã quyết định sẽ cử đoàn Ukraine tới Istanbul, nói rằng hai bên có thể đạt được thỏa thuận tại cuộc đàm phán kỹ thuật này.

Ukraine cử đoàn đàm phán đến Istanbul, ông Zelensky mong đạt thỏa thuận, không cần có ông Putin

Ông Trump khẳng định do mình không đến Thổ Nhĩ Kỳ nên ông Putin cũng không đi

Trước thềm đàm phán Nga - Ukraine, ông Trump nói sẽ không có tiến triển cho đến khi ông gặp ông Putin.

Ông Trump khẳng định do mình không đến Thổ Nhĩ Kỳ nên ông Putin cũng không đi

Thủ tướng Thái Lan làm tranh dân gian Đông Hồ, thưởng trà Việt Nam

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã có dịp nghe giới thiệu về nghề thủ công mỹ nghệ đặc sắc của Việt Nam, tự tay trải nghiệm làm tranh dân gian Đông Hồ, thưởng trà truyền thống Việt Nam.

Thủ tướng Thái Lan làm tranh dân gian Đông Hồ, thưởng trà Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp đón Thủ tướng Thái Lan

Gặp Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định Quốc hội Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư hai nước Việt Nam, Thái Lan.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp đón Thủ tướng Thái Lan

Tới lượt Nga chế nhạo lãnh đạo Ukraine khi đòi ông Putin có mặt đàm phán

Nga khẳng định ông Putin sẽ không đến Thổ Nhĩ Kỳ và chỉ trích những khiêu khích của Ukraine.

Tới lượt Nga chế nhạo lãnh đạo Ukraine khi đòi ông Putin có mặt đàm phán
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar