20/01/2022 22:26 GMT+7

Nga tập trận rầm rộ tại 4 vùng biển quan trọng

NGUYÊN HẠNH
NGUYÊN HẠNH

TTO - Ngày 20-1, Nga thông báo sẽ tổ chức tập trận hải quân tại 4 vùng biển Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Bắc Cực và Địa Trung Hải. Hơn 140 tàu chiến và tàu hỗ trợ trong các cuộc tập trận này.

Nga tập trận rầm rộ tại 4 vùng biển quan trọng - Ảnh 1.

Tàu chiến Nga ra khơi trong lễ duyệt binh trong Ngày Hải quân gần thành phố Kronshtadt hồi tháng 7-2020 - Ảnh: CHINA DAILY

Bộ Quốc phòng Nga cho biết các cuộc tập trận sẽ diễn ra trong tháng này và tháng 2 tới đây tại Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Bắc Cực và Địa Trung Hải.

Theo Hãng tin AFP, Nga công bố "hơn 140 tàu chiến và tàu hỗ trợ, hơn 60 máy bay, 1.000 thiết bị quân sự và khoảng 10.000 quân nhân" sẽ tham gia các cuộc tập trận sắp tới.

Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và phương Tây đang leo thang vì vấn đề Ukraine.

Trước đó, Điện Kremlin đã lên án những nhận xét "gây bất ổn" của Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Cụ thể, ông Biden nhận định Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ “tiến vào” Ukraine, đồng thời thề sẽ đáp trả “mạnh tay” với mọi động thái xâm lược quốc gia này.

Trong thời gian qua, Mỹ và châu Âu đã nhiều lần lên tiếng phản đối việc hàng chục ngàn quân Nga tập trung tại khu vực gần biên giới với Ukraine, làm gia tăng lo ngại về nguy cơ xung đột.

Trong động thái nhằm hạ nhiệt tình hình, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đang có chuyến công du tới Berlin (Đức) trong ngày 20-1.

Ông Blinken họp mặt cùng ngoại trưởng Pháp, Đức và thứ trưởng ngoại giao Anh nhằm tìm tiếng nói chung về vấn đề của Nga.

Cuộc gặp này diễn ra một ngày trước khi ông Blinken đối thoại cùng Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov.

Matxcơva khẳng định không có kế hoạch xâm lược Ukraine, nhưng vẫn đưa ra một loạt yêu cầu để đổi lấy việc giảm leo thang, trong đó bao gồm cả lệnh cấm Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Cả Washington và NATO đều đã bác bỏ các yêu cầu trên của Matxcơva.

Iran tập trận cùng Nga, Trung Quốc ở Ấn Độ Dương

TTO - Cuộc tập trận 'Vành đai An ninh biển 2022' sẽ diễn ra ở phía bắc Ấn Độ Dương và là cuộc diễn tập hải quân chung thứ ba trong bối cảnh Iran đang tăng cường quan hệ với Nga, Trung Quốc vì các lệnh trừng phạt của Mỹ.

NGUYÊN HẠNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump ký sắc lệnh giúp giảm giá thuốc tại Mỹ đến 90%

Theo sắc lệnh, Chính phủ Mỹ sẽ có biện pháp nếu các công ty dược phẩm trong thời gian tới không đạt được tiến triển đáng kể cho nỗ lực giảm giá thuốc tại Mỹ cho bằng các quốc gia phát triển khác.

Ông Trump ký sắc lệnh giúp giảm giá thuốc tại Mỹ đến 90%

Điện Kremlin chỉ trích kiểu ép buộc trong 'tối hậu thư' của châu Âu

Điện Kremlin chỉ trích nội dung của “tối hậu thư” ngừng bắn do châu Âu đưa ra, cho rằng cách dùng từ là không thể chấp nhận.

Điện Kremlin chỉ trích kiểu ép buộc trong 'tối hậu thư' của châu Âu

Thỏa thuận thuế quan với Mỹ trong góc nhìn của Trung Quốc

Thỏa thuận thuế Mỹ - Trung đạt được tại Geneva được Trung Quốc đánh giá là bước đi tích cực, mở ra triển vọng nối lại đối thoại và giảm căng thẳng thương mại.

Thỏa thuận thuế quan với Mỹ trong góc nhìn của Trung Quốc

Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi các nhà báo 'đừng dùng ngôn từ kích động'

Trong buổi tiếp kiến đầu tiên với báo giới, Giáo hoàng Leo XIV cũng nhắc nhở các phóng viên cần hành xử có trách nhiệm khi sử dụng AI.

Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi các nhà báo 'đừng dùng ngôn từ kích động'

Đức nhắc nhở Nga còn vài giờ để tuân thủ lệnh ngừng bắn

Nhắc nhở chỉ còn vài giờ trước ngày 12-5 để Nga tuân thủ lệnh ngừng bắn do châu Âu đề xuất, phía Đức cho rằng Ukraine đã nhượng bộ và giờ đến lượt Matxcơva đáp lại.

Đức nhắc nhở Nga còn vài giờ để tuân thủ lệnh ngừng bắn

Thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Belarus

Chiều 12-5, tại thủ đô Minsk, Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Cộng hòa Belarus Aleksandr Lukashenko ký Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Belarus.

Thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Belarus
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar