01/04/2014 00:51 GMT+7

Nga giảm quân ở biên giới Ukraine

SƠN HÀ
SƠN HÀ

TT - Đã có những tín hiệu lạc quan nhất định từ nỗ lực ngoại giao giữa Mỹ và Nga để giải quyết cuộc khủng hoảng Crimea. Ngày 31-3, Reuters đưa tin Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết Nga đã bắt đầu giảm quân số ở biên giới với Ukraine.

Bộ Quốc phòng Nga cũng xác nhận đã rút một tiểu đoàn khỏi khu vực biên giới. “Số lượng binh sĩ Nga ở biên giới chắc chắn đã giảm và căng thẳng vơi bớt, tuy nhiên chúng tôi không vỗ tay vui mừng. Dù có bao nhiêu lính Nga ở đó thì chúng tôi vẫn phải tăng cường phòng vệ” - người phát ngôn Bộ Quốc phòng Ukraine khẳng định.

Trước đó, Mỹ và châu Âu ước tính Matxcơva triển khai 35.000-50.000 lính tại biên giới. Một số nguồn tin khẳng định hiện Nga chỉ còn 10.000 binh sĩ tại khu vực này.

Sự kiện đó diễn ra chỉ vài giờ sau cuộc đàm phán giữa Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp Mỹ John Kerry tại Paris (Pháp) bị xem là “thất bại” do vẫn chưa đem lại bước đột phá nào để giải quyết khủng hoảng Ukraine.

Theo báo New York Times, tại cuộc hội đàm ông Kerry yêu cầu Matxcơva phải rút quân ra khỏi khu vực gần biên giới Ukraine. Ông Kerry nhấn mạnh bất kỳ cuộc đàm phán nào cũng phải có sự hiện diện của Chính phủ Ukraine. “Không thể đưa ra quyết định nào về Ukraine mà không có sự tham gia của người Ukraine” - ông Kerry nhấn mạnh. Phía Mỹ cũng muốn Nga tôn trọng kết quả bầu cử tổng thống Ukraine ngày 25-5 tới.

Trong khi đó ông Lavrov đòi hỏi Ukraine phải áp dụng mô hình chính phủ liên bang, trao thêm nhiều quyền tự trị cho người thiểu số gốc Nga, công nhận tiếng Nga là ngôn ngữ chính thức thứ hai. Phía Nga còn muốn Ukraine cam kết không bao giờ gia nhập NATO.

Ông Kerry và ông Lavrov cùng mô tả cuộc đối thoại diễn ra “thẳng thắn” và “mang tính xây dựng”, nhưng đôi bên vẫn còn nhiều bất đồng. Ngay sau đó Chính phủ Ukraine đã phản ứng dữ dội với các đòi hỏi của Nga. Bộ Ngoại giao Ukraine cho rằng ông Lavrov đưa ra những yêu sách mà bản thân Matxcơva sẽ không bao giờ chấp nhận tại đất nước mình.

“Tại sao Nga không trao thêm quyền lực cho các vùng của nước này, tại sao không công nhận các ngôn ngữ chính thức khác, trong đó có tiếng Ukraine mà hàng triệu người Nga đang sử dụng - Bộ Ngoại giao Ukraine chỉ trích - Đừng lên giọng dạy dỗ người khác. Nga hãy lo chuyện trong nhà trước”.

Hôm qua, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã đến thăm Crimea.

SƠN HÀ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump bảo vệ Bộ Tư pháp giữa chỉ trích liên quan tỉ phú ấu dâm Jeffrey Epstein

Ông Trump kêu gọi bỏ qua vụ việc ông Epstein khi Bộ Tư pháp bị chỉ trích vì cách xử lý các giả thuyết xung quanh cái chết của tỉ phú này.

Ông Trump bảo vệ Bộ Tư pháp giữa chỉ trích liên quan tỉ phú ấu dâm Jeffrey Epstein

Mỹ cần tiếp cận đa phương với ASEAN

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio khẳng định các biện pháp thuế quan không đồng nghĩa Mỹ quay lưng với ASEAN. Cụ thể ra sao?

Mỹ cần tiếp cận đa phương với ASEAN

'Thuế quan Mỹ cũng là cơ hội cho Thái Lan'

Nghị sĩ Thái Lan Chaiwat Sathawornwichit trao đổi với Tuổi Trẻ về ảnh hưởng thuế quan của Mỹ với kinh tế Thái Lan và ASEAN.

'Thuế quan Mỹ cũng là cơ hội cho Thái Lan'

Tin tức thế giới ngày 13-7: Triều Tiên ủng hộ Nga hết mình; EU, Mexico phản ứng với thuế của Mỹ

Nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã gặp Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, tuyên bố 'ủng hộ vô điều kiện'; Đàm phán bế tắc, Hamas - Israel đổ lỗi cho nhau.

Tin tức thế giới ngày 13-7: Triều Tiên ủng hộ Nga hết mình; EU, Mexico phản ứng với thuế của Mỹ

Ông Trump tuyên bố áp thuế 30% với EU và Mexico từ 1-8

Ngày 12-7, Tổng thống Trump công bố sẽ áp mức thuế 30% với hàng nhập khẩu từ Mexico và Liên minh châu Âu (EU) kể từ ngày 1-8, sau nhiều tuần đàm phán mà không đạt được thỏa thuận thương mại toàn diện.

Ông Trump tuyên bố áp thuế 30% với EU và Mexico từ 1-8

Đài Loan tập trận 10 ngày, đưa hệ thống HIMARS của Mỹ ra công viên

Ngày 12-7, quân đội Đài Loan bắt đầu triển khai một trong những vũ khí tấn công mới và chính xác nhất của hòn đảo này: hệ thống pháo phản lực cơ động cao HIMARS do Tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) sản xuất.

Đài Loan tập trận 10 ngày, đưa hệ thống HIMARS của Mỹ ra công viên
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar