30/11/2015 09:30 GMT+7

​Nga cứu được phi công Su-24 nhờ... phiến quân cãi nhau

MINH ANH
MINH ANH

TTO - Phía Thổ Nhĩ Kỳ muốn bắt phi công Konstantin Murakhtin làm tù binh, còn phiến quân Turkmen muốn giết. Cuộc tranh cãi này đã cho đội giải cứu gồm lực lượng chung Nga-Iran và Syria có thời gian giải cứu.

Phi công Konstantin Murakhtin - Ảnh: 9news.com.au

Thông tin này được một sĩ quan giấu tên của Syria tiết lộ với nhà báo kiêm nhà phân tích chính trị Iran Emad Abshenas. Theo SputnikNews, sĩ quan này đang ở Latakia (TP thuộc Syria) và có toàn bộ thông tin về cuộc giải cứu phi công Nga.

Theo đó, cuộc giải cứu do tư lệnh lực lượng đặc nhiệm Quds (cánh vũ trang nước ngoài của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran - IRGC), thiếu tướng Qassem Soleimani, chỉ huy.

Tướng Soleimani đã tập hợp một đội giải cứu gồm 18 thành viên tinh nhuệ thuộc lực lượng đặc nhiệm Syria cùng sáu tay súng của phong trào Hezbollah hiểu rõ địa hình khu vực phi công Murakhtin đáp xuống.

18 người này chịu trách nhiệm trực tiếp giải cứu Murakhtin, trong khi Nga hỗ trợ về tình báo và trên không. 

Ngay khi đội giải cứu đến tiền tuyến, máy bay Nga đã không kích ồ ạt nhằm đẩy lui lực lượng phiến quân, mở đường cho đội giải cứu tiến vào khu vực do phiến quân kiểm soát. 

Theo quan chức nói trên, đội giải cứu đã nhận được thông tin tình báo cực kỳ chi tiết về mọi diễn biến xung quanh, ngay cả chuyển động của một con kiến trong khu vực hàng trăm mét. Do đó không chỉ cứu được Murakhtin, họ còn tiêu diệt toàn bộ quân khủng bố ở khu vực.

Ngoài ra còn có yếu tố may mắn. Đó là vào lúc diễn ra cuộc giải cứu, phía Thổ Nhĩ Kỳ và phiến quân Turkmen bận tranh cãi về việc nên làm gì với phi công Nga.

Phía Thổ Nhĩ Kỳ muốn bắt ông ta làm tù binh và dùng để mặc cả trong các cuộc đàm phán với Nga. Tuy nhiên phiến quân muốn giết chết ông này như kiểu phi công Jordan từng bị nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) bắt và thiêu sống hồi cuối năm 2014.

Cuộc tranh cãi này đã cho đội giải cứu có đủ thời gian để cứu phi công Nga. Toàn bộ đội giải cứu sau đó trở về căn cứ an toàn. 

Tướng Qassem Soleimani của Iran - Ảnh: Mirror

Cũng theo nguồn tin trên, Điện Kremlin liên tục được thông báo về cuộc giải cứu. Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng được nói là đã theo dõi chặt chẽ chiến dịch giải cứu qua đường truyền vệ tinh.

Cuộc giải cứu diễn ra sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ chiếc Su-24 của Nga hôm 24-11 do "xâm phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ", tuy nhiên Nga phủ nhận.

Phi công Murahtin sau khi được cứu cũng nói họ không bay vào Thổ Nhĩ Kỳ và cũng không nhận được bất kỳ cảnh báo nào trước khi bị bắn như tuyên bố của Ankara.

MINH ANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn tiếp xúc song phương Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị

Trong khuôn khổ tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 58 và các hội nghị liên quan tại Malaysia, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có các cuộc tiếp xúc song phương với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Algeria và Úc.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn tiếp xúc song phương Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị

Nga chia sẻ với Mỹ ý tưởng mới về hòa bình cho Ukraine

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cho biết người đồng cấp Nga Sergei Lavrov đã chia sẻ một "ý tưởng mới" về Ukraine trong cuộc gặp tại Malaysia.

Nga chia sẻ với Mỹ ý tưởng mới về hòa bình cho Ukraine

Việt Nam nhấn mạnh ý nghĩa chiến lược của việc củng cố quan hệ ASEAN và các nước

Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã đưa ra các đề xuất tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN với các đối tác diễn ra ở Malaysia.

Việt Nam nhấn mạnh ý nghĩa chiến lược của việc củng cố quan hệ ASEAN và các nước

Cướp biển châu Á tăng 83%, thời buổi khó khăn nên cướp biển nhiều

Thống kê cho thấy có 95 vụ cướp biển nhắm vào tàu thuyền ở khu vực châu Á trong sáu tháng đầu năm 2025, đặc biệt tập trung ở khu vực eo biển Malacca.

Cướp biển châu Á tăng 83%, thời buổi khó khăn nên cướp biển nhiều

Houthi lại tấn công tàu hàng trên Biển Đỏ để trả đũa?

Việc Houthi tái phát động các cuộc tấn công nhằm vào tàu Magic Seas và Eternity C tại Biển Đỏ dường như gửi đi thông điệp trước cuộc gặp giữa ông Trump và ông Netanyahu, đồng thời thể hiện sự ủng hộ với Palestine.

Houthi lại tấn công tàu hàng trên Biển Đỏ để trả đũa?

Ngoại trưởng Rubio: 'Mỹ không có ý định từ bỏ vai trò tại châu Á'

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio khẳng định Washington cam kết duy trì hiện diện và tăng cường các mối quan hệ chiến lược tại châu Á - Thái Bình Dương.

Ngoại trưởng Rubio: 'Mỹ không có ý định từ bỏ vai trò tại châu Á'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar