23/12/2015 09:17 GMT+7

Nga chỉ trích đòn trừng phạt của châu Âu

TRẦN PHƯƠNG (tranphuong@tuoitre.com.vn)
TRẦN PHƯƠNG ([email protected])

TT - Liên minh châu Âu (EU) chính thức gia hạn các biện pháp trừng phạt đối với Nga liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine và nhận lại các chỉ trích dữ dội từ Matxcơva.

Người dân đi qua một biển hiệu giảm giá tại St. Petersburg, Nga - Ảnh: Reuters

Thời gian trừng phạt sẽ kéo dài đến cuối tháng 6-2016 trong khi các biện pháp hầu như không thay đổi, chủ yếu nhằm vào các lĩnh vực tài chính, dầu mỏ, quốc phòng và một số cá nhân cụ thể của Nga.

“Do thỏa thuận Minsk sẽ không được triển khai toàn diện trước ngày 31-12-2015, thời gian trừng phạt sẽ được kéo dài trong khi hội đồng tiếp tục đánh giá tiến trình triển khai” - Hãng tin AFP dẫn tuyên bố hôm 21-12 của Hội đồng châu Âu.

Thay vì cùng hợp tác đối phó với các thách thức lớn của thời đại của chúng ta, như khủng bố quốc tế, các chính quyền châu Âu lại thích chơi trò chơi trừng phạt thiển cận này

Trang Russia Today  của Nga

Trò chơi trừng phạt

Kể từ khi thông tin gia hạn trừng phạt rò rỉ cho đến khi được châu Âu chính thức công bố, quyết định này đã vấp phải sự phản ứng dữ dội từ phía Nga.

Hôm 21-12 Bộ ngoại giao Nga tuyên bố rằng EU nên cùng Nga tham gia cuộc chiến chống khủng bố hơn là cứ ôm lấy các biện pháp trừng phạt “phi lý” và “vô tác dụng”.

Cuối tuần trước, tổng thống Nga Vladimir Putin cũng chỉ trích châu Âu đang hành động như một chư hầu của Mỹ. “Châu Âu không có chính sách đối ngoại độc lập. Nhìn chung là họ từ bỏ nó” - ông Putin phát biểu.

Matxcơva chỉ trích việc EU lấy thỏa thuận Minsk làm cớ kéo dài việc trừng phạt là “giả tạo và vô căn cứ”.

“Nga không phải là nước bắt đầu xung đột mà là các chính quyền đương thời của Ukraine, những người cố đàn áp Donbass (đông Ukraine) vì bất đồng với cuộc đảo chính ở Kiev hồi tháng 2-2014” - bộ Ngoại giao Nga tuyên bố, cho rằng châu Âu đang trừng phạt Nga vì cuộc xung đột do chính EU gây ra và để nó vượt ngoài tầm kiểm soát.

“Việc tin rằng sự trừng phạt sẽ buộc Nga thay đổi quan điểm là sự sai lầm và thiển cận ngay từ đầu. Việc kéo dài trừng phạt cho thấy EU vẫn bị cầm tù bởi sai lầm của chính mình” - bộ Ngoại giao Nga chỉ trích gay gắt.

Nga cũng khẳng định việc gia hạn chỉ càng “thêm dầu vào lửa”, khuyến khích Ukraine vi phạm thỏa thuận hòa bình đạt được tại Minsk, vốn đã được phê chuẩn theo nghị quyết 2202 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

“Lúc trước làm ăn dễ dàng hơn”

Theo giới phân tích phương Tây, cùng với việc giá dầu tuột dốc, sự trừng phạt của Mỹ, các biện pháp trừng phạt của châu Âu rõ ràng đã góp phần vào sự suy giảm kinh tế của Nga thời gian qua.

“Trong năm 2016, nguy cơ hàng đầu (của Nga) là khủng hoảng nghiêm trọng trong hệ thống tài chính - lãnh đạo Andrei Movchan của chương trình kinh tế thuộc Trung tâm Carnegie ở Matxcơva nhận định trên Bloomberg - Một ngân hàng lớn có thể sụp đổ gây ra hiệu ứng dây chuyền mà chính phủ không thể kiểm soát được”.

“Lúc trước việc làm ăn dễ dàng hơn - một quan chức ngân hàng cấp cao giấu tên của Nga bình luận - Chúng tôi được mượn tiền thời gian dài hơn và rẻ hơn từ các thị trường quốc tế”.

Các biện pháp trừng phạt của châu Âu cấm cho các công ty Nga nợ hơn 30 ngày và ngăn các công ty phương Tây làm ăn với những tập đoàn tài chính lớn của Matxcơva.

Việc thiếu nguồn vốn đang đè nặng lên nền kinh tế Nga vốn sụt 4,1% trong quý 3 năm nay và đến cuối năm dự kiến giảm thêm 3%.

Trong khi đó, sự mất giá của đồng rúp đã khiến các ngành công nghiệp phụ thuộc vào nhập khẩu điêu đứng. Du lịch cũng bị ảnh hưởng khi chi phí cho các chuyến du lịch nước ngoài đã tăng gấp đôi, trong khi thu nhập thực của người dân giảm 9% trong chín tháng đầu năm.

Theo Bloomberg, doanh số bán lẻ của Nga trong tháng 10-2015 chạm đáy thấp nhất kể từ năm 1999. Tình hình buộc ông Putin hồi đầu tháng phải lên tiếng trấn an người dân.

“Tôi hiểu rõ rằng người dân đang thắc mắc khi nào chúng ta vượt qua được sự khó khăn này và phải làm gì để kết thúc nó - ông nói - tình hình hiện tại rất phức tạp, nhưng như tôi đã nói trước đó, không quá nguy kịch”.

Đến nay, tỉ lệ ủng hộ ông Putin theo kết quả thăm dò hồi tháng trước vẫn ở mức cao 85% dù giảm so với tỉ lệ 88% của tháng trước đó.

Tuy nhiên giới quan sát cho rằng các khó khăn kinh tế sớm muộn cũng sẽ ảnh hưởng đến mức tín nhiệm của ông Putin. “Cứ sa lầy vào các xung đột quân sự và đối đầu quá lâu với thế giới sẽ không đem đến điều gì tốt đẹp” - nhà nghiên cứu Denis Volko của Công ty thăm dò Levada Center nhận định.

Khảo sát của Levada trong tháng này cho thấy 3/4 người dân Nga muốn cải thiện quan hệ với Mỹ và phương Tây.

Nga đáp trả bằng đòn cấm vận

Nga cũng quyết định đưa Ukraine vào lệnh cấm nhập thực phẩm từ phương Tây sau khi cuộc thương thảo ba bên giữa EU, Nga và Ukraine về thỏa thuận tự do thương mại giữa Ukraine và EU thất bại.

Hôm 21-12, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev thông báo đã ký thông qua sắc lệnh trừng phạt và chỉ trích Ukraine và EU ký thỏa thuận thương mại, có hiệu lực từ đầu năm sau, mà không tính đến lợi ích của Nga.

“Chúng ta phải bảo vệ thị trường và các nhà sản xuất trong nước. Chúng ta phải ngăn chặn các hàng nhập khẩu lấy danh nghĩa là hàng Ukraine nhưng thực chất đến từ các nước khác” - ông Medvedev nói.

Đáp lại, Ngoại trưởng Pavlo Klimkin của Ukraine tuyên bố Kiev sẽ kiện Nga vì những thiệt hại của các công ty trong nước liên quan đến việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea.

TRẦN PHƯƠNG ([email protected])

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thị trường bất động sản Trung Quốc nửa đầu năm 2025 ghi nhận tín hiệu khởi sắc

Lượng giao dịch nhà tại các thành phố lớn của Trung Quốc có xu hướng tăng trưởng trong nửa đầu năm 2025.

Thị trường bất động sản Trung Quốc nửa đầu năm 2025 ghi nhận tín hiệu khởi sắc

19 người chết vì sét đánh trong 1 ngày ở miền đông Ấn Độ

Ngày 17-7, giới chức Ấn Độ cho biết ít nhất 19 người đã thiệt mạng do sét đánh tại bang Bihar, miền đông nước này, trong 24 giờ qua.

19 người chết vì sét đánh trong 1 ngày ở miền đông Ấn Độ

Brazil: Đe dọa áp thuế của Mỹ là 'hành vi tống tiền'

Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva đã chỉ trích lời đe dọa áp thuế 50% của Mỹ, gọi đó là “hành vi tống tiền không thể chấp nhận”.

Brazil: Đe dọa áp thuế của Mỹ là 'hành vi tống tiền'

Campuchia dốc lòng trấn áp lừa đảo trực tuyến

Campuchia vừa tiến hành chiến dịch truy quét quy mô lớn nhằm vào các trung tâm lừa đảo trực tuyến trên khắp cả nước, bắt giữ hơn 1.000 người chỉ trong vòng ba ngày.

Campuchia dốc lòng trấn áp lừa đảo trực tuyến

Mỹ áp thuế chống bán phá giá 93,5% với than chì từ Trung Quốc

Ngày 17-7 (giờ địa phương), Mỹ đã công bố mức thuế chống bán phá giá sơ bộ 93,5% đối với vật liệu pin quan trọng nhập khẩu từ Trung Quốc, sau khi xem xét kiến nghị liên quan đến vấn đề này.

Mỹ áp thuế chống bán phá giá 93,5% với than chì từ Trung Quốc

Tin tức thế giới 18-7: Ông Trump bị suy van tĩnh mạch; Mỹ hoãn gửi Patriot cho Thụy Sĩ để cho Kiev

Mỹ hoãn giao hệ thống Patriot cho Thụy Sĩ để ưu tiên chuyển cho Ukraine; Nga chỉ trích Mỹ chuyển vũ khí cho Ukraine là lấy đi cơ hội hòa bình.

Tin tức thế giới 18-7: Ông Trump bị suy van tĩnh mạch; Mỹ hoãn gửi Patriot cho Thụy Sĩ để cho Kiev
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar