15/11/2023 15:26 GMT+7

Nga cấp phép cho Ấn Độ sản xuất hệ thống tên lửa phòng không Igla-S

Nga ký hợp đồng cung cấp hệ thống tên lửa phòng không vác vai Igla cho Ấn Độ, đồng thời cấp phép cho New Delhi sản xuất loại vũ khí này trong nước.

Binh sĩ Nga sử dụng hệ thống Igla-S trong một sự kiện quân thao - Ảnh: SPUTNIK

Binh sĩ Nga sử dụng hệ thống Igla-S trong một sự kiện quân thao - Ảnh: SPUTNIK

Theo Hãng thông tấn Tass, Nga đã ký hợp đồng cung cấp và cấp phép sản xuất hệ thống tên lửa phòng không di động Igla-S (MANPADS) với Ấn Độ.

"Chúng tôi đã ký các giấy tờ liên quan và hiện sẽ cùng các công ty tư nhân Ấn Độ tổ chức sản xuất hệ thống Igla-S MANPADS tại Ấn Độ", ông Alexander Mikheyev, giám đốc điều hành Rosoboronexport - cơ quan xuất khẩu quốc phòng chính của Nga, thông tin với Tass hôm 14-11.

Hệ thống phòng không Igla-S được thiết kế để hạ máy bay địch hoặc các mục tiêu trên không cỡ nhỏ như tên lửa hành trình. Quân đội Ấn Độ đã bắt đầu sử dụng hệ thống này từ năm 2022.

Theo báo The Hindu vào năm 2022, quân đội Ấn Độ trong lúc đang có nhu cầu cho một hệ thống phòng không vác vai, đã mua được "số lượng nhỏ" hệ thống Igla-S của Nga trong một đợt mua sắm khẩn cấp. Việc mua bán được ký kết vào tháng 12-2020, trong đó Nga sẽ bàn giao 24 bệ phóng, 216 tên lửa và nhiều thiết bị thử nghiệm khác.

Theo báo Economics Times, Ấn Độ quyết định mua phiên bản mới nhất của Igla-S MANPADS để thay thế hệ thống Igla-M thời Liên Xô mà quân đội nước này đã sử dụng từ những năm 1980.

Hợp đồng lớn hơn cho hệ thống Igla-S được thực hiện trong khuôn khổ chương trình mua sắm Hệ thống phòng không tầm ngắn (VSHORAD) triển khai vào năm 2010 của New Delhi, với mục tiêu mua khoảng 5.000 tên lửa, 258 bệ phóng đơn và 258 bệ phóng đa năng.

Bên cạnh đó, Rosoboronexport cho biết đơn vị này đang thảo luận với nhiều cơ quan quốc phòng của Ấn Độ cho việc hợp tác sản xuất khí tài hàng không, trong bối cảnh New Delhi đang nỗ lực tăng cường sản xuất vũ khí và đạn dược trong nước.

Chính phủ của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đang tích cực thúc đẩy chương trình "Make in India" (Sản xuất ở Ấn Độ) trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả quốc phòng, đặt mục tiêu tăng tỉ lệ vũ khí sản xuất nội địa và chuyển giao công nghệ từ các đối tác nước ngoài, hoặc từ các nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM).

Theo ông Mikheyev, Rosoboronexport đã từ lâu hợp tác quốc phòng với Ấn Độ dưới các điều kiện trên, trước cả khi chương trình "Make in India" được triển khai vào năm 2014.

Nga đã cung cấp cho quân đội Ấn Độ chiến đấu cơ Su-30MKI, xe tăng, nhiều loại xe bọc thép và tên lửa với một tỉ lệ nội địa hóa nhất định.

Lực lượng không quân Ấn Độ hiện đang vận hành khoảng 260 máy bay chiến đấu Su-30 MKI thế hệ thứ tư, hơn 220 chiếc trong số đó được Công ty Hindustan Aeronautics (thuộc sở hữu nhà nước Ấn Độ) lắp ráp theo thỏa thuận cấp phép sản xuất tại nhà máy ở thành phố Nashik, Ấn Độ.

Nga và Ấn Độ cũng liên doanh sản xuất súng trường Kalashnikov AK-203 do Nga thiết kế. Theo công bố từ Tập đoàn Rostec thuộc Rosoboronexport, việc sản xuất đã được triển khai vào tháng 1-2023 với mục tiêu 100% nội địa hóa. Ấn Độ là quốc gia nước ngoài đầu tiên được cấp phép sản xuất dòng súng Kalashnikov 200.

Điều ít biết về lực lượng chế tạo 'áo tàng hình' cho quân đội Nga

Các nhà nghiên cứu của Lực lượng phòng thủ phóng xạ, hóa học và sinh học (RCBD) Nga đã phát triển một loại vải ba lớp có khả năng che giấu binh lính khỏi sự phát hiện của máy ảnh nhiệt, được giới thiệu hồi tháng 8-2023.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Điện Kremlin chỉ trích kiểu ép buộc trong 'tối hậu thư' của châu Âu

Điện Kremlin chỉ trích nội dung của “tối hậu thư” ngừng bắn do châu Âu đưa ra, cho rằng cách dùng từ là không thể chấp nhận.

Điện Kremlin chỉ trích kiểu ép buộc trong 'tối hậu thư' của châu Âu

Thỏa thuận thuế quan với Mỹ trong góc nhìn của Trung Quốc

Thỏa thuận thuế Mỹ - Trung đạt được tại Geneva được Trung Quốc đánh giá là bước đi tích cực, mở ra triển vọng nối lại đối thoại và giảm căng thẳng thương mại.

Thỏa thuận thuế quan với Mỹ trong góc nhìn của Trung Quốc

Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi các nhà báo 'đừng dùng ngôn từ kích động'

Trong buổi tiếp kiến đầu tiên với báo giới, Giáo hoàng Leo XIV cũng nhắc nhở các phóng viên cần hành xử có trách nhiệm khi sử dụng AI.

Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi các nhà báo 'đừng dùng ngôn từ kích động'

Đức nhắc nhở Nga còn vài giờ để tuân thủ lệnh ngừng bắn

Nhắc nhở chỉ còn vài giờ trước ngày 12-5 để Nga tuân thủ lệnh ngừng bắn do châu Âu đề xuất, phía Đức cho rằng Ukraine đã nhượng bộ và giờ đến lượt Matxcơva đáp lại.

Đức nhắc nhở Nga còn vài giờ để tuân thủ lệnh ngừng bắn

Thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Belarus

Chiều 12-5, tại thủ đô Minsk, Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Cộng hòa Belarus Aleksandr Lukashenko ký Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Belarus.

Thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Belarus

Vụ vượt ngục 'không hồi kết' ở nhà tù khét tiếng Alcatraz

Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất mở cửa trở lại nhà tù Alcatraz khét tiếng, khiến dư luận nhớ đến vụ vượt ngục nổi tiếng hơn 60 năm trước.

Vụ vượt ngục 'không hồi kết' ở nhà tù khét tiếng Alcatraz
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar