22/05/2024 21:22 GMT+7

Nga bác cáo buộc phóng vũ khí diệt vệ tinh vào không gian

Nga bác bỏ cáo buộc của Mỹ, khẳng định Matxcơva luôn phản đối việc triển khai vũ khí tấn công ở quỹ đạo Trái đất tầm thấp.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov - Ảnh: REUTERS

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov - Ảnh: REUTERS

Tại cuộc họp báo hôm 21-5, người phát ngôn Lầu Năm Góc Patrick Ryder cáo buộc: "Vào ngày 16-5, Nga đã phóng một vệ tinh vào quỹ đạo Trái đất tầm thấp. Chúng tôi đánh giá đây có thể là vũ khí chống không gian, có khả năng tấn công các vệ tinh khác ở quỹ đạo Trái đất tầm thấp",

Theo ông Ryder, vũ khí mới của Nga dường như đã được triển khai vào "cùng quỹ đạo với vệ tinh của Chính phủ Mỹ".

Tuy nhiên, ngày 22-5, nhà ngoại giao phụ trách vấn đề kiểm soát vũ khí hàng đầu của Nga gọi thông tin Nga phóng vũ khí diệt vệ tinh vào không gian là "tin giả".

Cụ thể, Hãng tin Interfax dẫn lời ông Sergei Ryabkov - thứ trưởng ngoại giao Nga phụ trách quan hệ với Mỹ và kiểm soát vũ khí - nói: "Tôi không nghĩ chúng tôi nên phản ứng trước bất kỳ tin giả nào từ Washington. Mỹ có thể nói bất cứ điều gì họ muốn, nhưng chính sách của chúng tôi không thay đổi".

Ông Ryabkov khẳng định Nga "luôn phản đối việc triển khai vũ khí tấn công ở quỹ đạo Trái đất tầm thấp" .

Bộ Quốc phòng Nga nói vụ phóng trên có mang theo tàu vũ trụ, nhưng không nêu chi tiết mục đích của vụ phóng.

Hồi tháng 2, Tổng thống Nga Vladimir Putin và ông Sergei Shoigu (lúc đó còn làm bộ trưởng quốc phòng Nga) đã bác bỏ cáo buộc từ Mỹ cho rằng Nga đang phát triển vũ khí hạt nhân diệt vệ tinh trong không gian.

Hôm 16-5, tên lửa Soyuz của Nga được phóng tại bãi phóng Plesetsk, cách Matxcơva khoảng 805km, đưa lên quỹ đạo tầm thấp của Trái đất ít nhất 9 vệ tinh, trong đó có Cosmos 2576 - một loại vệ tinh quan sát quân sự của Nga mà giới chức Mỹ từ lâu cáo buộc có "hành vi liều lĩnh" trong không gian, theo Hãng tin Reuters.

Tính đến ngày 21-5, Cosmos 2576 vẫn chưa đến gần vệ tinh nào của Mỹ. Tuy nhiên, các nhà phân tích không gian quan sát thấy vệ tinh này đi vào cùng quỹ đạo với vệ tinh USA 314 của Mỹ phóng lên hồi tháng 4-2021.

Nga giúp Triều Tiên phóng vệ tinh trinh sát thành công?

Giới chuyên gia quân sự Hàn Quốc nghi ngờ Nga giúp Triều Tiên phóng vệ tinh trinh sát quân sự tối 21-11.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump ký sắc lệnh giúp giảm giá thuốc tại Mỹ đến 90%

Theo sắc lệnh, Chính phủ Mỹ sẽ có biện pháp nếu các công ty dược phẩm trong thời gian tới không đạt được tiến triển đáng kể cho nỗ lực giảm giá thuốc tại Mỹ cho bằng các quốc gia phát triển khác.

Ông Trump ký sắc lệnh giúp giảm giá thuốc tại Mỹ đến 90%

Điện Kremlin chỉ trích kiểu ép buộc trong 'tối hậu thư' của châu Âu

Điện Kremlin chỉ trích nội dung của “tối hậu thư” ngừng bắn do châu Âu đưa ra, cho rằng cách dùng từ là không thể chấp nhận.

Điện Kremlin chỉ trích kiểu ép buộc trong 'tối hậu thư' của châu Âu

Thỏa thuận thuế quan với Mỹ trong góc nhìn của Trung Quốc

Thỏa thuận thuế Mỹ - Trung đạt được tại Geneva được Trung Quốc đánh giá là bước đi tích cực, mở ra triển vọng nối lại đối thoại và giảm căng thẳng thương mại.

Thỏa thuận thuế quan với Mỹ trong góc nhìn của Trung Quốc

Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi các nhà báo 'đừng dùng ngôn từ kích động'

Trong buổi tiếp kiến đầu tiên với báo giới, Giáo hoàng Leo XIV cũng nhắc nhở các phóng viên cần hành xử có trách nhiệm khi sử dụng AI.

Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi các nhà báo 'đừng dùng ngôn từ kích động'

Đức nhắc nhở Nga còn vài giờ để tuân thủ lệnh ngừng bắn

Nhắc nhở chỉ còn vài giờ trước ngày 12-5 để Nga tuân thủ lệnh ngừng bắn do châu Âu đề xuất, phía Đức cho rằng Ukraine đã nhượng bộ và giờ đến lượt Matxcơva đáp lại.

Đức nhắc nhở Nga còn vài giờ để tuân thủ lệnh ngừng bắn

Thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Belarus

Chiều 12-5, tại thủ đô Minsk, Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Cộng hòa Belarus Aleksandr Lukashenko ký Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Belarus.

Thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Belarus
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar