25/03/2019 17:09 GMT+7

New Zealand và Việt Nam hợp tác tăng cường dạy và học tiếng Anh

Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam
Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

Chương trình hợp tác nhằm hỗ trợ Việt Nam đạt được mục tiêu đổi mới toàn diện chất lượng dạy và học tiếng Anh tại tất cả các cấp bậc giáo dục.

New Zealand và Việt Nam hợp tác tăng cường dạy và học tiếng Anh - Ảnh 1.

Hai bên ký kết thỏa thuận hợp tác dưới sự chứng kiến của Đại sứ New Zealand tại Việt Nam, bà Wendy Matthews. Ảnh: TTXVN

Ngày 24-3, Cơ quan Hợp tác liên chính phủ New Zealand (G2G) và Đề án Ngoại ngữ quốc gia, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đã ký kết thỏa thuận hợp tác về tăng cường dạy và học tiếng Anh.

Theo thỏa thuận hợp tác, Cơ quan Hợp tác liên chính phủ New Zealand sẽ cung cấp các chương trình nâng cao năng lực, triển khai các chương trình đào tạo giáo viên và hợp tác nghiên cứu nhằm nâng cao khả năng dạy và học tiếng Anh trong hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam.

Chương trình hợp tác nhằm hỗ trợ Việt Nam đạt được mục tiêu đổi mới toàn diện chất lượng dạy và học tiếng nước ngoài tại tất cả các cấp bậc giáo dục cũng như các chương trình đào tạo, đồng thời, lồng ghép tiếng nước ngoài vào các môn học khác, tạo tiền đề cho việc phổ cập tiếng nước ngoài trong hệ thống giáo dục quốc dân vào năm 2025.

Chứng kiến lễ ký kết, Đại sứ New Zealand tại Việt Nam, bà Wendy Matthews, nhận định bản thỏa thuận hợp tác là một dấu mốc quan trọng nữa trong quan hệ hợp tác giáo dục ngày một lớn mạnh giữa New Zealand và Việt Nam.

"Chúng ta đã tạo nên một nền tảng vững chắc trong hợp tác giáo dục nhờ sự phối hợp chặt chẽ trong hàng thập kỷ qua, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tự tin đặt mục tiêu xa hơn. Điều này có thể thấy rõ trong bản Kế hoạch Hợp tác chiến lược về giáo dục giai đoạn 2018-2020 New Zealand - Việt Nam; đặt mục tiêu tăng số lượng sinh viên Việt Nam tại New Zealand lên 30% vào năm 2020 thông qua khuyến khích trao đổi sinh viên, chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển giáo trình dạy học, tăng cường các chương trình nghiên cứu chung giữa các trường đại học", Đại sứ Wendy Matthews nói.

Cơ quan Hợp tác liên chính phủ New Zealand (G2G) được thành lập nhằm tạo điều kiện giúp chính phủ các nước tiếp cận với phương pháp đã được chứng mình hiệu quả của New Zealand để phát triển năng lực của riêng họ. Cơ quan Hợp tác liên chính phủ kết nối Chính phủ Việt Nam với với các cơ quan chính phủ quan trọng, các nhà khoa học, viện nghiên cứu, các trường và các đơn vị tư nhân của New Zealand.

Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Điểm tin 8h: Hoa hậu Thùy Tiên bị khởi tố; Châu Âu lập quỹ quốc phòng 168 tỉ USD

Nhiều thông tin được cập nhật trong chương trình Điểm tin cùng bạn 8h ngày 20-5-2025.

Điểm tin 8h: Hoa hậu Thùy Tiên bị khởi tố; Châu Âu lập quỹ quốc phòng 168 tỉ USD

Lời cảm tạ

Lời cảm tạ của Ban Tổ chức lễ tang và gia đình đến các đồng chí lãnh đạo, các cơ quan, đoàn thể, tổ chức và cá nhân đã đến phúng viếng, chia buồn và dự lễ tang của bà Tô Thị Lành.

Lời cảm tạ

Kiểm tra công tác sản xuất điện mùa khô tại Công ty Thủy điện Buôn Kuốp

Lãnh đạo Công ty Thủy điện Buôn Kuốp cho biết sản lượng điện lũy kế 4 tháng đầu năm 2025 của công ty là 590 triệu kWh, đạt 22,4% kế hoạch năm.

Kiểm tra công tác sản xuất điện mùa khô tại Công ty Thủy điện Buôn Kuốp

Điểm tin 18h: TP.HCM nghiên cứu làm đường 2 tầng; Anh và EU hàn gắn quan hệ hậu Brexit

Nhiều thông tin được cập nhật trong chương trình Điểm tin 18h ngày 19-5

Điểm tin 18h: TP.HCM nghiên cứu làm đường 2 tầng; Anh và EU hàn gắn quan hệ hậu Brexit

Chính sách nhập cư của Tổng thống Trump đe dọa nguồn thu của Đại học Columbia

Chính sách nhập cư cứng rắn của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tạo áp lực tài chính mới cho Đại học Columbia - một trong những trường đại học có tỉ lệ sinh viên quốc tế cao nhất nước Mỹ.

Chính sách nhập cư của Tổng thống Trump đe dọa nguồn thu của Đại học Columbia

Harvard bất ngờ sở hữu bản gốc Magna Carta hiếm có từ năm 1300

Một bản thảo từng được xem là bản sao của Magna Carta đã được xác nhận là bản gốc hiếm có từ năm 1300, hiện thuộc sở hữu của Trường Luật Đại học Harvard.

Harvard bất ngờ sở hữu bản gốc Magna Carta hiếm có từ năm 1300
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar