09/05/2024 10:20 GMT+7

Neuralink của Elon Musk phát hiện sự cố sau ca cấy chip vào não người

Trong thông báo ngày 8-5, công ty về chip não Neuralink của Elon Musk cho biết thiết bị dùng để cấy ghép vào bệnh nhân đầu tiên đã gặp sự cố về cơ học.

Sau những tiến triển đầu tiên, Neuralink cho biết ca phẫu thuật cấy ghép đầu tiên đang gặp sự cố - Ảnh: PUNCH NEWSPAPERS

Sau những tiến triển đầu tiên, Neuralink cho biết ca phẫu thuật cấy ghép đầu tiên đang gặp sự cố - Ảnh: PUNCH NEWSPAPERS

Theo công ty Neuralink, nhiều tuần kể từ cuộc phẫu thuật cho bệnh nhân Noland Arbaugh vào tháng 1 năm nay, các sợi có điện cực đóng vai trò truyền tín hiệu nằm trong mô não đang có dấu hiệu rút khỏi mô đó, ảnh hưởng đến cơ chế hoạt động của thiết bị.

Để xử lý vấn đề trên, Neuralink đã khắc phục các lỗi trên phần mềm, “tạo ra sự cải tiến nhanh chóng và ổn định, vượt qua những biểu hiện ban đầu của bệnh nhân Arbaugh”.

Đồng thời, start-up về chip não của Elon Musk đang nỗ lực cải tiến khả năng nhập văn bản, cũng như khả năng kiểm soát con trỏ của thiết bị. Mục tiêu cuối cùng là áp dụng công nghệ vào các thiết bị vật lý như xe lăn hay cánh tay robot.

Hãng tin Bloomberg dẫn lời các chuyên gia trong lĩnh vực cấy ghép não nhận định biến chứng có thể xuất phát từ nguyên nhân các sợi “siêu mịn” chỉ liên kết với một thiết bị đặt trong xương sọ, chứ không phải trên bề mặt mô não.

“Một điều mà các kỹ sư và nhà khoa học bỏ qua là mức độ dịch chuyển của não trong hộp sọ. Chỉ cần gật đầu hoặc di chuyển đột ngột cũng có thể dẫn đến nhiễu loạn vài mm”, ông Eric Leuthardt - bác sĩ giải phẫu thần kinh tại Trường Đại học Washington ở St Louis - giải thích.

Về lý thuyết, các bác sĩ phẫu thuật sẽ đặt thiết bị cấy ghép trực tiếp lên trên mô não. Ông Matt Angle - giám đốc điều hành công ty cấy ghép não Paradromics - nhấn mạnh hiện tượng các sợi liên kết rút khỏi mô não không phải cơ chế hoạt động bình thường của chúng.

Trước khi cấy ghép thiết bị này cho bệnh nhân Arbaugh, Neuralink đã thử nghiệm rộng rãi trên động vật. Tuy nhiên, bác sĩ Leuthardt cho rằng bộ não của động vật nhỏ hơn, vì vậy các sợi điện cực không dịch chuyển nhiều như ở người.

Thông báo về biến chứng trên được đưa ra khi Neuralink đang chuẩn bị cấy ghép cho nhiều bệnh nhân khác. Tuy nhiên, bất kỳ trục trặc nào cũng dẫn đến sự trì hoãn trong quá trình phê duyệt của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA).

Người được cấy chip Neuralink vào não đã chơi cờ trên máy tính liên tục 8 giờ

Mới đây, người đầu tiên trên thế giới được Công ty Neuralink của tỉ phú Elon Musk cấy chip vào não đã có thể điều khiển máy tính bằng não bộ, và chơi cờ trên máy tính mà không cần hỗ trợ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đột phá phát triển từ công nghệ số

Việc thông qua Luật Công nghiệp công nghệ số, Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo có thể là nền tảng pháp lý để phát triển công nghiệp công nghệ số quốc gia.

Đột phá phát triển từ công nghệ số

Năm trường đại học 'bắt tay' phát triển nhân lực

Liên minh Nhân lực chiến lược thực thi nghị quyết 57 nhằm góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu, đổi mới sáng tạo và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công tác đào tạo, quản trị và hoạch định chính sách.

Năm trường đại học 'bắt tay' phát triển nhân lực

Vì sao nhiều người vẫn chưa 'thân' với bếp từ?

Nhiều người kỳ vọng chuyển sang bếp từ sẽ tiện hơn, nhanh hơn. Nhưng đến lúc nấu, không ít người “lóng ngóng” với bảng cảm ứng, không biết phải sử dụng thế nào.

Vì sao nhiều người vẫn chưa 'thân' với bếp từ?

Robot AI đột ngột tấn công 2 người, lo sợ về 'cuộc nổi dậy của robot'

Robot hình người Unitree H1 tại một cơ sở thử nghiệm ở Trung Quốc mất kiểm soát, bất ngờ tấn công hai kỹ thuật viên.

Robot AI đột ngột tấn công 2 người, lo sợ về 'cuộc nổi dậy của robot'

Nhật Bản tạo ra pin có thể hoạt động 100 năm ngoài không gian

Nhật Bản đang nghiên cứu tạo ra hệ thống pin có thể liên tục tạo ra điện trong 100 năm trong điều kiện khắc nghiệt của không gian bên ngoài.

Nhật Bản tạo ra pin có thể hoạt động 100 năm ngoài không gian

VNG ghi nhận lợi nhuận thuần 185 tỉ đồng quý 1-2025

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh sau điều chỉnh của VNG đạt 185 tỉ đồng, tăng mạnh từ mốc chỉ 1 tỉ đồng của quý 1-2024.

VNG ghi nhận lợi nhuận thuần 185 tỉ đồng quý 1-2025
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar