21/06/2019 08:25 GMT+7

'Nếu tôi không bình tĩnh thì đã nhảy cầu tự tử'

Ông Huỳnh Văn Tân (chủ tịch HĐQT Công ty CP thép Dana - Ý) - VIỆT HÙNG - ĐOÀN CƯỜNG ghi
Ông Huỳnh Văn Tân (chủ tịch HĐQT Công ty CP thép Dana - Ý) - VIỆT HÙNG - ĐOÀN CƯỜNG ghi

TTO - Công ty CP thép Dana - Ý đã khởi kiện UBND TP Đà Nẵng đòi đền bù thiệt hại gần 400 tỉ đồng.

Nếu tôi không bình tĩnh thì đã nhảy cầu tự tử - Ảnh 1.

Nhà máy thép Dana-Ý đã dừng sản xuất thời gian qua - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG

Chính quyền Đà Nẵng đã có quyết định về số phận 2 nhà máy thép Dana - Ý và Dana - Úc, lúc đầu là di dời dân xung quanh 2 nhà máy nhưng sau đó rút lại, rồi yêu cầu dừng hoạt động 2 nhà máy.

Sự việc như vậy gây quá vất vả cho doanh nghiệp (DN). Từ năm 2016 đến nay có đến 16 cuộc họp giữa TP với công ty. Chúng tôi muốn sản xuất chứ không phải đi khiếu kiện, nhưng cách hành xử của chính quyền ép DN buộc công ty phải vậy.

Trước đây, nhà máy chúng tôi nằm ở Khu công nghiệp Hòa Khánh, được lãnh đạo Đà Nẵng khuyên nên dời vì không phù hợp ngành luyện thép. TP sẽ bố trí đất khu vực xa dân cư. 

Công ty đồng ý, xung phong dời đến Khu công nghiệp Thanh Vinh, mua đất 15ha làm nhà máy. Lúc đó, xung quanh nhà máy thưa thớt dân, khoảng 30 hộ nhưng nằm sát nhà máy chỉ chừng vài hộ. Công ty đã thực hiện 4 bản đánh giá tác động môi trường (ĐTM). 

Cách đây 3 năm, Chi cục Bảo vệ môi trường yêu cầu trong ĐTM chưa hoàn chỉnh, công ty mới tiến hành làm ĐTM thứ 5.

Nếu tôi không bình tĩnh thì đã nhảy cầu tự tử - Ảnh 2.

Ông Huỳnh Văn Tân - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG

Đà Nẵng chưa ký duyệt ĐTM thứ 5 do vướng quy định khoảng cách ly giữa bờ tường nhà máy với khu dân cư là 500m không đạt. Vì lúc này khu dân cư đã tăng lên hàng trăm hộ và làm nhà cửa đến gần sát bờ tường nhà máy. TP đã lên kế hoạch giải tỏa các hộ dân này. 

Trước sức ép từ chính quyền, hai công ty thép Dana - Ý và Dana - Úc ứng trước 400 tỉ đồng để cùng TP giải tỏa, đền bù, xây khu tái định cư để sau này TP đấu giá đất lấy tiền trả lại cho DN.

Chủ trương giải tỏa này được nhiều người dân đồng tình, ủng hộ, nhưng đột ngột TP lại hủy quyết định di dời. Tại sao ông bí thư TP trước đồng ý giải tỏa dân nhưng ông khác về bảo dừng? Dừng thì phải đưa ra phương án, giải pháp tốt hơn cái cũ chứ? 

Người dân bao vây nhà máy là họ bức xúc chuyện giải tỏa, sao lại bắt nhà máy dừng hoạt động? Nếu tôi sai, tôi chấp nhận đóng cửa nhà máy.

Các cơ quan chức năng đã cử hàng chục người lên nhà máy để quan trắc, đo đạc các chỉ số môi trường nhưng tìm không ra lỗi. Sau đó, TP quay qua cái lỗi là vi phạm hành chính (chưa có ĐTM bổ sung) để dừng hoạt động nhà máy, đây là một sự bất công, nếu tôi không bình tĩnh thì đã nhảy cầu tự tử.

Bản chất lỗi vi phạm khoảng cách nhà máy - dân cư không phải lỗi của doanh nghiệp, mà là trách nhiệm của chính quyền. Cái sai vì TP đã cấp đất nhà dân làm sát nhà máy thì TP phải chịu, chứ sao bắt DN chịu? Chính TP ra quyết định giải tỏa dân xung quanh nhà máy thì cũng chính TP thu hồi quyết định giải tỏa. Nhà máy cả nghìn công nhân mà ra lệnh đóng cửa như thế chúng tôi không hiểu nổi.

Việc kiện ra tòa là do quá sức với DN, chúng tôi không kiện, cổ đông nước ngoài cũng kiện. Cứ lãnh đạo nhiệm kỳ này ký cho DN làm, nhiệm kỳ sau không cho, DN khó tồn tại và phát triển. Điều này trên bình diện rộng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển chung. Khởi kiện là con đường công ty chúng tôi phải dũng cảm đứng lên để bảo vệ cái chung.

Ra tòa là giải pháp văn minh

Tại buổi tiếp xúc cử tri quận Thanh Khê, Đà Nẵng ngày 11-6, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ cho biết Thanh tra TP đã có kết luận thanh tra 2 nhà máy thép, trong đó có sai phạm của chính quyền thời kỳ đó. Quy hoạch khu vực đó không được bố trí nhà máy thép nhưng vẫn tham mưu, bố trí nhà máy thép.

Trước đây TP có phương án giải tỏa, người dân cũng thích phương án này. Nhưng quá trình triển khai giải tỏa chậm, dân gây sức ép muốn giải tỏa cho nhanh, ở đây xây dựng trái phép cũng nhiều... Sau đó, Thường vụ xem xét lại là phương án đó cũng không ổn, đổi lại là dừng nhà máy. TP và DN đã trao đổi, hai bên không "gặp nhau" được thì ra tòa. Nếu tòa phán quyết là do nhà máy sai thì họ chịu, nếu TP sai thì TP chịu.

Ra tòa là giải pháp văn minh, công bằng.

TTO - Theo kế hoạch, thời hạn thanh tra là 45 ngày kể từ ngày công bố quyết định thanh tra, thời kỳ thanh tra là từ khi thành lập các doanh nghiệp đến nay.

Ông Huỳnh Văn Tân (chủ tịch HĐQT Công ty CP thép Dana - Ý) - VIỆT HÙNG - ĐOÀN CƯỜNG ghi

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Quốc hội chính thức thông qua nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân

Với 429/434 đại biểu có mặt tham gia biểu quyết tán thánh, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân.

Quốc hội chính thức thông qua nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng: Lập chuyên án, xử nghiêm công chức buông lỏng để vi phạm hàng giả

Bộ Công an lập chuyên án, đấu tranh quyết liệt, xử lý nghiêm các hành vi phạm tội, làm rõ trách nhiệm bộ, ngành, địa phương có liên quan để xảy ra sai phạm liên quan hàng giả, hàng nhái và gian lận thương mại.

Thủ tướng: Lập chuyên án, xử nghiêm công chức buông lỏng để vi phạm hàng giả

Trình Quốc hội sửa 7 luật về đầu tư, tài chính: Mở rộng chỉ định thầu, tăng ưu đãi đầu tư, thuế

Tại dự luật trình Quốc hội sửa 7 luật về lĩnh vực đầu tư, tài chính, ngân sách, Chính phủ đã đề xuất mở rộng chỉ định thầu, tăng các ưu đãi đầu tư, thuế.

Trình Quốc hội sửa 7 luật về đầu tư, tài chính: Mở rộng chỉ định thầu, tăng ưu đãi đầu tư, thuế

Đàm phán cấp bộ trưởng về thuế đối ứng với Mỹ tại đảo Jeju, Việt Nam đạt kết quả bước đầu

Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Nguyễn Hồng Diên có phiên đàm phán trực tiếp cấp bộ trưởng với Trưởng Đại diện thương mại Mỹ (USTR) Jamieson Greer.

Đàm phán cấp bộ trưởng về thuế đối ứng với Mỹ tại đảo Jeju, Việt Nam đạt kết quả bước đầu

Vietnam Airlines chuyển sang nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, hành khách lưu ý gì?

Từ 4h sáng 17-5, Vietnam Airlines chính thức chuyển toàn bộ các chuyến bay nội địa từ nhà ga T1 sang nhà ga hành khách T3 sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, ngoại trừ một số đường bay ngắn đi Côn Đảo, Rạch Giá, Cà Mau.

Vietnam Airlines chuyển sang nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, hành khách lưu ý gì?

Phá rào cản vốn cho start-up Việt cất cánh

Đơn giản hóa ưu đãi thuế, xây dựng hạ tầng nghiên cứu chuyên sâu hay phát triển các công cụ tài chính mới cho tài sản vô hình... là những cấu phần thiết yếu nếu Việt Nam muốn cạnh tranh trong chuỗi giá trị công nghệ toàn cầu, theo các doanh nghiệp.

Phá rào cản vốn cho start-up Việt cất cánh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar