17/11/2017 16:09 GMT+7
Trở lại chủ đề

Nếu như không có cô ngày ấy...

NGUYỄN THỊ HẢI (Hà Nội)
NGUYỄN THỊ HẢI (Hà Nội)

TTO - Năm tôi bắt đầu vào lớp 4 trường làng, mẹ tôi bị bạo bệnh mất sớm. Gia đình đang khánh kiệt thì bố tôi bất ngờ bị tai nạn giao thông...

Chị đầu của tôi đang học lớp 10 phải bỏ dở, anh trai tôi đang học lớp 7 cũng không thể đến trường được nữa vì nhà đâu còn gì để ăn, huống hồ là đi học. 

Riêng tôi là út, lại là đứa siêng học, mấy năm liền đều là học sinh xuất sắc của huyện, vì vậy chị tôi bảo: "Nhà mình không còn ai đi học nữa, chỉ còn mỗi mình em nên em phải cố gắng mà theo học, đừng bỏ học em nhé!". Anh trai tôi cũng nhất quyết bắt tôi phải đi học mà không cho nghỉ.

Tuy vậy, tôi không còn tâm trí đâu mà học nữa. Nhiều hôm đến lớp tôi chẳng chịu chép bài, chẳng buồn nghe thầy cô giảng bài. Năm học lớp 4 tôi sa sút nghiêm trọng, dẫu vẫn được lên lớp 5 nhưng tôi xếp hạng thuộc tốp cuối về lực học của lớp. 

Trong thâm tâm tôi muốn bỏ học, bởi tôi thấy anh, chị tôi quá vất vả trong mưu sinh lo cái ăn, cái mặc cho tôi, lại còn phải nặng gánh nhiều khoản tiền chi cho tôi học tập. 

Ngày khai giảng năm học mới, tôi không đến trường mà nhất quyết ở nhà: "Em quyết định không đi học nữa. Em sẽ ở nhà phụ làm ruộng cùng anh chị". Động viên, nói, chửi mãi không được nên anh chị cũng đành để tôi nghỉ học theo ý tôi. 

Năm học mới bắt đầu được 1 tuần rồi mà tôi không đến lớp buổi nào. Nhiều bạn bè đến nhà kêu tôi đi học, tôi cũng không đi. Mãi tới hôm chủ nhật, nhân ngày được nghỉ, cô giáo chủ nhiệm, vì không biết nhà tôi đã nhờ một bạn dẫn đường tới. 

Gặp tôi trong căn nhà tranh tồi tàn, đồ đạc không có gì đáng giá, cô bảo: "Em phải đi học lại! Cô biết là hoàn cảnh gia đình em, nhưng không vì thế mà em gục ngã và bỏ cuộc. Em học rất tốt, chẳng qua năm rồi nhiều biến cố khiến lực học của em giảm sút không như ý". 

"Cô tin rằng nếu chú tâm em sẽ lại vươn lên xuất sắc. Tương lai của em đang rạng ngời ở phía trước, vì vậy em phải biết vượt qua mọi khó khăn để vươn lên". Cô nói với tôi như vậy, và cô đưa cho tôi một túi to, nào sách giáo khoa, vở viết, bút và hai bộ quần áo mới. 

Chưa kịp để tôi nói gì, cô tiếp lời: "Em hãy nhận lấy những thứ này đi. Đây là tấm lòng của cô đối với em. Còn tiền học phí, cũng như tiền đóng góp các khoản dầu năm nay cô đã đóng cho em rồi. Em không phải lo gì nữa mà hãy đi học trở lại ngay vào ngày mai!". 

Tôi rơm rớm nước mắt vì cảm động khi nhận từ cô những lời ân cần động viên, cũng như món quà giàu tình nhân ái. Lúc này tôi lại muốn mình cần phải đi học và không có ý định bỏ học nữa. Tôi khẽ nói cảm ơn cô và hứa với cô sẽ đi học trở lại và cố gắng học tốt, học thật giỏi để không phụ lòng cô.

Tôi trở lại trường bằng sức mạnh, ý chí được tiếp từ cô giáo chủ nhiệm. Chịu khó nghe giảng và tiếp thu bài vở. Về nhà tôi luôn làm bài tập cũng như tìm tòi nghiên cứu các cuốn sách bổ trợ. Vì vậy sức học của tôi tiến bộ rõ rệt. 

Học kỳ 1, tôi vươn lên xếp hạng học lực thứ 5 trong lớp, và cuối năm học đó là đứng đầu lớp. Dẫu có khó khăn thiếu thốn về vật chất, nhưng tôi đều vượt qua hết. 

Ngoài anh, chị chu cấp, tôi còn được cô giáo cho khi thì mấy quyển tập, khi lại bộ quần áo, lúc thì cây bút… Nhiều khi cô lại đóng giúp tôi một vài khoản tiền này nọ ở trường để tôi khỏi phải thấy nặng gánh. 

Kể cả khi tôi lên cấp 2, lúc cô không còn chủ nhiệm nữa, cô vẫn luôn tới nhà động viên thăm hỏi và cho tôi quà. Trong tôi, cô luôn là một người mẹ thứ hai của đời mà tôi tự nhủ mình phải mang ơn, không bao giờ được bội nghĩa, dù chỉ là trong hành động, suy nghĩ…

Năm tháng qua đi, rời xa mái trường làng, tôi thi đỗ vào trường chuyên của tỉnh. Lúc này kinh tế gia đình tôi đã tạm gọi là đủ ăn nên các nhu cầu về sinh hoạt, chi tiêu phục phụ học tập của tôi đã tạm ổn. 

Không thường xuyên được gặp cô, nhưng lần nào về nhà tôi cũng ghé qua nhà cô trước để chào hỏi và thăm cô. Lúc này, tôi từ chối mọi sự giúp đỡ của cô, bởi với đồng lương ít ỏi cô cũng phải lo toan cho gia đình và những đứa con của cô ăn học. 

Biết là không nhận quà, tiền từ cô tôi có thể làm cô buồn, nhưng bắt buộc tôi phải khước từ vì tôi không muốn mãi ỷ lại vào cô, điều tôi cần lúc này chính là sự động viên, dạy dỗ của cô cho chặng đường phía trước. 

Tôi biết ơn cô vô cùng, bởi nếu không có cô của ngày hôm qua thì làm sao tôi có thể đứng dậy, vượt qua khó khăn để mà học hành…

Giờ đây tôi đang là sinh viên của của học viện Báo chí và tuyên truyền với một tương lai rộng mở đón đợi ở phía trước. Còn cô, cô đã nghỉ hưu và sống một cuộc sống đạm bạc, an nhàn nơi quê nhà. 

Sống ở thành phố nhưng tôi luôn dõi về cô - một "người mẹ" với nhân cách sống tuyệt vời, tình yêu thương bao la vô bờ bến. Tôi vẫn nhớ trước hôm nhập học đại học, tôi đến nhà chào tạm biệt cô để lên thành phố. Nhìn vào khóe mắt hiện đầy nếp nhăn của cô, tự dưng hai hàng lệ tôi cứ tuôn dòng. 

Tôi nghẹn ngào khẽ nói nhỏ: "Con cảm ơn cô! Bởi nếu không có cô thì cánh cửa bước vào tương lai của con đã đóng từ lâu lắm rồi". Rồi tôi hứa với cô sẽ cố gắng để không làm cô thất vọng…

NGUYỄN THỊ HẢI (Hà Nội)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đào tạo tại báo Tuổi Trẻ: 'Mỗi buổi học là một lần thực chiến'

Sinh viên khoa marketing và truyền thông, Trường đại học Hoa Sen vừa hoàn thành môn học 'kỹ năng tạo lập văn bản truyền thông' tại Tuổi Trẻ.

Đào tạo tại báo Tuổi Trẻ: 'Mỗi buổi học là một lần thực chiến'

Nam sinh cấp THPT duy nhất đoạt giải nhất tin học văn phòng thế giới cấp quốc gia

Trong 6 giải nhất quốc gia cuộc thi vô địch tin học văn phòng, Nguyễn Thái Sơn là học sinh cấp 3 duy nhất.

Nam sinh cấp THPT duy nhất đoạt giải nhất tin học văn phòng thế giới cấp quốc gia

Hà Tiểu Linh và hành trình chinh phục 10 trường đại học Hoa Kỳ

Nhờ nỗ lực không ngừng và khả năng ngoại ngữ vượt trội, Hà Tiểu Linh, lớp 12/11 Trường Quốc tế Á Châu (Asian School), đạt học bổng của 10 trường đại học tại Hoa Kỳ.

Hà Tiểu Linh và hành trình chinh phục 10 trường đại học Hoa Kỳ

Dự bị đại học: Bắt đầu hành trình đại học từ lớp 11

Trong hệ thống giáo dục quốc tế, chương trình 'Dự bị Đại học' (Foundation Studies) là lựa chọn quen thuộc để học sinh rút ngắn thời gian trước khi vào đại học.

Dự bị đại học: Bắt đầu hành trình đại học từ lớp 11

Tuyển sinh 2025: Những điểm thí sinh cần lưu ý, tránh mất cơ hội vào đại học

Nhiều thí sinh chờ có điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 rồi xét tuyển vì năm nay không còn xét tuyển sớm, trong khi nhiều trường đại học yêu cầu thí sinh nộp hồ sơ sớm trực tuyến, trực tiếp để phục vụ công tác xét tuyển.

Tuyển sinh 2025: Những điểm thí sinh cần lưu ý, tránh mất cơ hội vào đại học

Trường Đại học Văn Hiến tặng học bổng 50% học phí

Trường Đại học Văn Hiến (mã trường DVH) hỗ trợ đặc biệt dành cho thí sinh đăng ký xét tuyển bằng học bạ và tham gia thành viên myU.

Trường Đại học Văn Hiến tặng học bổng 50% học phí
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar