08/04/2020 10:21 GMT+7

"Nếu khó khăn, cứ lấy một phần. Nếu bạn ổn, xin nhường cho người khác"

NGỌC LƯU
NGỌC LƯU

TTO - Từ cuối tháng 3, khi Chính phủ quyết định dừng mọi hoạt động kinh doanh, người lao động phải làm việc tại nhà, nhiều người đã nghĩ đến cách động viên, hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn hơn mình.

Nếu khó khăn, cứ lấy một phần. Nếu bạn ổn, xin nhường cho người khác - Ảnh 1.

Bánh tét tặng bà con ở Q.8, TP.HCM - Ảnh: N.LƯU

Những người khó khăn nhất là những người làm nghề tự do, làm ngày nào ăn ngày đó.

Dự án "Mỗi ngày một quả trứng" tập trung giúp đỡ người nghèo khó ở khu vực phía Bắc, nhất là ở Hà Nội. Còn tại TP.HCM, các nhà hảo tâm nhờ chuỗi quán cơm Nụ Cười nấu cơm phát cho người cần. 

Chủ tịch phường 14, quận Bình Thạnh đã cắt cử dân quân hướng dẫn người dân đứng giãn cách 2 mét khi nhận cơm. Và sau đó, tránh tụ tập đông người, những món quà chia sẻ được hỗ trợ tận nơi cho các hộ nghèo, neo đơn.

Nhiều cá nhân kêu gọi bạn bè đóng góp rồi tự tay nấu cơm cho những hàng xóm đặc biệt. Có người còn ghi cái bảng nho nhỏ trước cửa nhà, rằng gia đình sẽ hỗ trợ một suất cơm/bữa cho bất cứ ai trong vòng 14 ngày cách ly xã hội. 

Không khó để thấy đâu đó, có thể ở quận 8, TP.HCM hay cạnh khu công nghiệp ở Bình Dương một tiệm tạp hóa ghi bảng: "Nếu khó khăn, cứ lấy một phần. Nếu bạn ổn, xin nhường cho người khác". 

Nhiều chị đầu đội nón lá đã rách, khẩu trang vải bạc màu đứng ngần ngừ mãi trước quầy hàng có gạo, mì ăn liền, trứng... bởi chị e rằng có ai đó còn khốn khó hơn mình. Phải đến khi mọi người nhận ra sự lưỡng lự của chị, được động viên chị mới mạnh dạn cầm về một phần quà mà chỉ đủ cho gia đình nhỏ của mình đắp đổi qua hai ba ngày.

Ở TP.HCM, nhiều nơi người có tấm lòng góp gạo, thực phẩm đóng gói, nước rửa tay, khẩu trang… để sẵn ở một chỗ, ai cần cứ đến lấy. Trong lúc gian khó, cách ly xã hội khiến con người gần nhau hơn, chia sẻ cho nhau nhiều hơn.

Mới đây, "Cái thùng tốt bụng" - một hình thức chia sẻ ở phạm vi nhỏ hơn, trong xóm, ngõ nhỏ, kể cả khu chung cư dành cho những người khó khăn nhất, ở nơi gần mình nhất. Chỉ với một chiếc thùng bằng mọi chất liệu, người có lòng cứ thế góp chút sức, sẻ chia ít lương thực nhà có sẵn hoặc mua thêm cho người khác mà chẳng cần hội ý, không cần chờ đợi hay trông cậy vào hội nhóm nào.

Ai có lòng, biết đến cứ lặng lẽ góp thêm. Người nhận không cần gặp người trao nên vẫn tuân thủ đúng hướng dẫn cách ly, không thu hút tụ tập đông người. Tính đến nay, mới chỉ có một tuần, sáng kiến này đã nhân rộng ở nhiều quận huyện tại TP.HCM, tỉnh Bến Tre, Huế, Quy Nhơn… 

Cách làm này thuận tiện cho người cần giúp đỡ mà chẳng phải lặn lội xa xôi đến nơi phát cơm, cũng giúp chia bớt gánh nặng và rủi ro sức khỏe cho cả người nhận quà và những tình nguyện viên trao quà từ thiện.

Mỗi người một kiểu sáng tạo, nhiều người chung tay dìu nhau đi qua những gian khó trong mùa đại dịch. Những chia sẻ ấm áp ân tình này như những gam màu tươi sáng tô thêm bức tranh đẹp về tương thân tương ái, về câu chuyện Việt Nam không để ai tụt lại phía sau giữa những khó khăn trước mắt...

'ATM gạo’ ở Tân Phú tuôn trào nhân ái Sài Gòn 24/24

TTO - Chiếc máy 'ATM gạo' kỳ lạ được đặt tại địa chỉ 204 B đường Vườn Lài, quận Tân Phú, TP.HCM và hoạt động 24/24 giúp người lao động nghèo tạm thời vượt qua khó khăn trong mùa dịch COVID-19.

NGỌC LƯU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: mùa dịch COVID Corona

Tin cùng chuyên mục

Học sinh lớp 5 có cần rình rang làm lễ tri ân và trưởng thành?

Tranh luận nhiều chiều của bạn đọc Tuổi Trẻ Online về việc học sinh lớp 5 có cần làm lễ tri ân và trưởng thành.

Học sinh lớp 5 có cần rình rang làm lễ tri ân và trưởng thành?

Cô gái đạp xe đi lạc ở làn 100km/h trên cao tốc

Trong quá trình tuần tra trên tuyến cao tốc của đại lộ Thăng Long, cảnh sát giao thông Hà Nội đã kịp thời hỗ trợ thiếu nữ đạp xe ở làn đường dành cho ô tô.

Cô gái đạp xe đi lạc ở làn 100km/h trên cao tốc

Đề xuất phân vùng tiền lương tối thiểu mới ở hơn 3.300 xã, phường, đặc khu sau sáp nhập từ ngày 1-7

Chi tiết hơn 3.300 xã phường được đề xuất mức lương tối thiểu vùng mới sau khi sáp nhập tỉnh thành.

Đề xuất phân vùng tiền lương tối thiểu mới ở hơn 3.300 xã, phường, đặc khu sau sáp nhập từ ngày 1-7

Đường đi chung bỗng nhiên bị rào chắn, dân làm đơn nhờ huyện can thiệp

Nhiều hộ dân tại thôn văn hóa Bảo Vinh, xã Phước Vĩnh (huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) bức xúc khi đường đi chung bất ngờ bị bí thư chi bộ thôn rào chắn.

Đường đi chung bỗng nhiên bị rào chắn, dân làm đơn nhờ huyện can thiệp

Mời bạn tham gia cuộc thi viết: Dấu ấn Tuổi Trẻ trong tôi

Ngày 2-9-2025 đánh dấu nửa thế kỷ báo Tuổi Trẻ đồng hành cùng bạn đọc. Nửa thế kỷ đó, Tuổi Trẻ đã xác định tôn chỉ của mình là phụng sự bạn đọc, vì bạn đọc và đã được bạn đọc yêu quý, tin tưởng.

Mời bạn tham gia cuộc thi viết: Dấu ấn Tuổi Trẻ trong tôi

Tìm cha mẹ của bé gái sơ sinh bị bỏ rơi ở cánh đồng

Trong lúc đi thả lưới bắt cá trên đồng, người dân phát hiện bé gái sơ sinh trong một chiếc bao tải nên vội trình báo với cơ quan chức năng.

Tìm cha mẹ của bé gái sơ sinh bị bỏ rơi ở cánh đồng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar