24/08/2018 08:54 GMT+7

Nên thay đổi 'thói quen' học thêm

TRẦN THỊ BÌNH DƯƠNG (TP.HCM)
TRẦN THỊ BÌNH DƯƠNG (TP.HCM)

TTO - Mùa tựu trường đến, bên cạnh việc chuẩn bị vật chất, tinh thần cho con em, một số phụ huynh còn ráo riết tìm thầy cô dạy thêm cho con em mình một số môn học.

Nên thay đổi thói quen học thêm - Ảnh 1.

Học sinh ở TP.HCM trong ngày tựu trường - Ảnh: NHƯ HÙNG

Tôi có một đứa cháu học lớp 8, chưa đến ngày nhập học nhưng mẹ cháu đã tìm thầy đăng ký cho cháu bốn môn toán, tiếng Anh, lý, hóa - với lý do là sợ đăng ký trễ sẽ không còn chỗ.

Sức ép từ cha mẹ

Mẹ cháu còn nói: "Vào năm học, nếu thấy cháu còn yếu môn nào sẽ tìm thầy cho học thêm tiếp!". Ban ngày cháu tôi học hai buổi ở trường, tối về lại đi học thêm. Như vậy, ngày nào lịch học cũng nhét đầy sáng, trưa, chiều tối.

Thời gian học là 10-12 tiếng một ngày, kể cả thứ bảy, chủ nhật cũng học. Nhìn lịch học của cháu mà ngao ngán!

Năm ngoái, tôi muốn rủ cháu đi chơi đâu cũng không được vì lúc nào cháu cũng bận học. Vì mải đi học thêm nên cháu không có thì giờ chuẩn bị bài vở ở nhà, phải thức khuya để giải quyết hoặc không kịp giờ làm bài, vào lớp bị thầy cô khiển trách.

Điều phi lý là đứa cháu học lớp 1 cũng đi học thêm các buổi chiều trong tuần. Rõ ràng, ai cũng thấy sắp xếp thời gian học cho một đứa trẻ như thế là không khoa học, hợp lý. Và như thế vô tình đánh mất tuổi thơ của các cháu.

Biết là thế nhưng nhiều phụ huynh vẫn nhắm mắt gửi con em cho các lớp dạy thêm vì nhiều lẽ. Các vị này cho rằng con em phải học thêm mới theo kịp bạn bè.

Hơn nữa, trong khi cha mẹ còn bận nhiều công việc, không có thì giờ kèm cặp con ở nhà, nếu gửi đến các lớp học thêm, con em sẽ được quản lý tốt, được thầy cô giảng dạy, không chơi những trò chơi vô bổ.

Nếu phụ huynh không nô nức cho con em học thêm thì các lớp dạy thêm chắc chắn sẽ không phát triển"

TRẦN THỊ BÌNH DƯƠNG

Các em mất hứng thú, xem như cực hình

Việc dạy thêm, học thêm đã tốn nhiều giấy mực để nói đến nhưng dường như hiện tượng này không giảm. Vì như có người nói: "Có cầu phải có cung".

"Cầu" này là do thói quen, nếp nghĩ của một số phụ huynh và cũng do hoàn cảnh xã hội tạo nên (trong đó có nguyên nhân từ thầy cô giáo). Nhưng nếu phụ huynh không nô nức cho con em học thêm thì các lớp dạy thêm chắc chắn sẽ không phát triển.

Vừa qua, báo chí cũng nêu một số thủ khoa kỳ thi tú tài đã không đến các lớp học thêm. Trẻ con ngày nay đi học thêm nhiều nhưng chưa hẳn có học thêm sẽ giỏi, đôi khi còn gây ra hậu quả không tốt:

Một là sức khỏe các em bị ảnh hưởng. Thời gian sử dụng không hợp lý, khoa học, giờ ăn, giờ nghỉ ngơi không được tôn trọng, lâu dần mệt mỏi, sinh ra nhiều thứ bệnh.

Hai là các em không có thì giờ để tự học. Thay vì dành thời gian suy nghĩ để tự giải quyết bài tập, bài làm, các em đến các lớp học thêm, được thầy giải bài sẵn, có bài mẫu. Lâu dần các em ỷ lại, đánh mất tinh thần và thói quen tự học, càng học cao lên càng lúng túng.

Ba là khi bị nhồi nhét nhiều, các em đâm ra ngán ngại việc học, mất đi hứng thú, xem việc học như một cực hình chứ không phải là niềm vui.

Và những hệ lụy khác từ việc học thêm mà nhiều ý kiến đã phân tích như thầy cô đối xử không công bằng, nảy sinh nhiều tiêu cực trong thi cử và đánh giá học sinh, môi trường, điều kiện học không đảm bảo, kể cả việc mỗi tháng gia đình còn tốn một khoản kinh phí khá lớn nữa.

Trong giai đoạn ngành giáo dục chuyển mình, hướng đến cuộc cách mạng 4.0, cần có sự đổi mới tư duy mạnh mẽ. Sự chuyển đổi này phải tiến hành đồng bộ từ ba phía: nhà trường, gia đình và xã hội.

Về phía nhà trường, cần có chuyển đổi tích cực của giáo viên về phương pháp giảng dạy, về cách đánh giá và tinh thần thái độ phục vụ học sinh thân yêu.

Về phía gia đình, phụ huynh nên đổi mới tư duy, thay vì đưa con em đến các lớp học thêm, mỗi ngày nên dành thời gian để nhắc nhở con em học ở nhà, hướng dẫn con em cách thức tự học, kiểm tra bài vở thường xuyên.

Với sự kiên trì, động viên, giúp đỡ của phụ huynh, các cháu sẽ hình thành nền nếp, thói quen học tập tốt. Chỉ khi nào con em học thật yếu, mất căn bản mới cần đến sự giúp đỡ của thầy cô.

Phụ huynh cần thay đổi 'thói quen'

Sự thay đổi thói quen, nếp nghĩ của phụ huynh về tổ chức việc học tập cho con em là yếu tố rất quan trọng để hình thành nhân cách trẻ, giúp con em học tập một cách thông minh, hiệu quả, phát huy trí sáng tạo, phù hợp với sự tiến bộ của thời đại.

TTO - Điểm số các con đạt được hôm nay không thể nói hộ tương lai trẻ sau này. Thế nhưng nhiều phụ huynh cứ biến con thành 'ngựa đua', bắt con chạy theo đểm 9, 10, vào trường chuyên lớp chọn...

TRẦN THỊ BÌNH DƯƠNG (TP.HCM)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đã có đáp án tất cả môn thi tốt nghiệp THPT 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa chính thức công bố đáp án các môn thi tốt nghiệp THPT 2025. Theo lịch chung của bộ, 8h ngày 16-7 sẽ công bố điểm thi.

Đã có đáp án tất cả môn thi tốt nghiệp THPT 2025

Công an xác minh vụ cô giáo đánh bầm mông học sinh lớp học thêm vì làm sai bài tập

Phụ huynh ở phường Thành Nhất (tỉnh Đắk Lắk) phản ánh con trai bị cô giáo dạy thêm đánh bầm mông vì làm sai bài tập, công an đang xác minh vụ việc.

Công an xác minh vụ cô giáo đánh bầm mông học sinh lớp học thêm vì làm sai bài tập

Khi con thi trượt

Khi bị trượt tốt nghiệp THPT; hay ước mơ vào đại học, cao đẳng 'tan thành mây khói', thường tâm lý chung của các thí sinh là sẽ rất buồn chán.

Khi con thi trượt

Điểm chuẩn vào lớp 10 ở Hà Nội: Nơi 24 điểm vẫn rớt, chỗ 10 điểm đã đậu

Năm nay, chỉ có 9 trong số trên 100 trường THPT công lập tại Hà Nội có mức điểm chuẩn từ 24 điểm trở lên (điểm trung bình môn là 8 trở lên).

Điểm chuẩn vào lớp 10 ở Hà Nội: Nơi 24 điểm vẫn rớt, chỗ 10 điểm đã đậu

Một trường công an có tỉ lệ trung bình 1 'chọi' gần 89

Năm 2025, Học viện Chính trị Công an nhân dân xét tuyển 100 học viên nhưng có tới gần 8.000 thí sinh đăng ký thi đánh giá của Bộ Công an xét tuyển vào học viện.

Một trường công an có tỉ lệ trung bình 1 'chọi' gần 89

Khối ngành Ngôn ngữ & Xã hội nhân văn DTU với nhiều thí sinh điểm cao và Giải thưởng Sinh viên

Được ghi nhận là khối ngành đón rất nhiều Thủ khoa DTU qua các năm với điểm số trung bình luôn trên 9 điểm/môn, khối ngành Ngôn ngữ & Xã hội nhân văn của Đại học (ĐH) Duy Tân đã có rất nhiều bứt phá trong hơn 5 năm trở lại đây.

Khối ngành Ngôn ngữ & Xã hội nhân văn DTU với nhiều thí sinh điểm cao và Giải thưởng Sinh viên
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar