17/09/2013 03:39 GMT+7

Nên thay đổi chỗ ngồi

NGUYỄN MINH HẢI (quận 3)
NGUYỄN MINH HẢI (quận 3)

TT - Tuần rồi tôi đi họp phụ huynh cho con gái đang học lớp 4. Con tôi hơi thấp nên được xếp ngồi bàn đầu nhưng ở góc phải.

Phóng to
Ngày càng nhiều học sinh bị cận thị. Tại lễ khai giảng năm học mới ở Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TP.HCM) nhiều phụ huynh khi dự lễ đã phải thốt lên: “Mới lớp 6 sao đã cận hết rồi nè!” - Ảnh: Thuận Thắng

Tôi ngồi vào vị trí của con và nhìn sang góc bảng bên trái thì không thấy rõ những gì viết trên bảng. Do từ vị trí đó nhìn lên bảng với một góc khá hẹp, lại bị ánh sáng lóa nên muốn nhìn rõ phải nghiêng người sang bên trái.

Tôi hình dung con tôi chắc nhiều lần phải chồm người để có thể nhìn được những gì cô giáo viết góc bên kia bảng...

Sau buổi họp, tôi có đề nghị cô giáo sớm đổi cho con tôi vị trí khác vì mắt cháu kém, một mắt cận 1,25 độ, một mắt cận 1,5 độ và loạn 0,5 độ - từ đầu năm học này đã phải đeo kính.

Nhân đó, tôi cũng đề xuất nên thường xuyên thay đổi chỗ ngồi của các em, nhất là các học sinh ngồi ở các dãy bàn hai bên, dãy bàn đầu tiên và mấy dãy bàn cuối cùng.

Vì nếu ngồi quá lâu ở một vị trí đó sẽ ảnh hưởng đến mắt và cột sống. Cô giáo cho biết sẽ nghiêm túc để ý việc này và nói thêm cô luôn chú ý việc thay đổi chỗ, vì sẽ tạo ra sự hưng phấn khi ngồi chỗ mới, ngồi với bạn mới, thay vì phải ngồi yên một chỗ, cạnh mãi với một bạn...

Việc một số em phải ngồi sát góc trái, phải và quá xa bục giảng, xa bảng có nguyên nhân là do lớp đông. Như bốn lớp khối 4 trường con tôi đang học có đến 191 học sinh và lớp của con tôi có 48 em.

Vì vậy, không thể xếp cách nào cho hợp lý tuyệt đối, thế nào cũng có những em phải ngồi ở “vùng sâu, vùng xa”.

Do đó, không cách nào khác là phải thường xuyên thay đổi chỗ ngồi của các em để đảm bảo sức khỏe và khả năng tiếp thu bài cho các em, tức là “chia” cái chỗ không thuận tiện ấy ra cho đều các học sinh. Cách đó dĩ nhiên chẳng đặng đừng nhưng chắc khó có cách nào khác.

Vì vậy, khi xếp chỗ ngồi, các giáo viên chủ nhiệm (nhất là ở bậc tiểu học) nên quan tâm đến thị lực, chiều cao của các em để xếp cho phù hợp.

Đôi khi để dễ quản, giáo viên có thể xếp cho một em hay nghịch ngồi bàn đầu nhưng em ấy lại cao, có thể ảnh hưởng đến việc nhìn lên bảng của các em khác, hoặc chính vì việc xếp chỗ ngồi đó mà buộc một em mắt kém phải ngồi phía dưới.

Đối với các em phải ngồi ở các dãy bàn quá xa bảng hoặc ở hai bên cánh (nhất là hai bàn đầu) nên được thường xuyên xếp lại chỗ ngồi hơn những em khác (khoảng 1 - 2 tháng/lần).

Dĩ nhiên việc sắp xếp này sẽ có xáo trộn đến việc chia tổ, lập nhóm học tập... nhưng như vậy sẽ đảm bảo sức khỏe cho trẻ hơn.

Bên cạnh đó, như cô giáo chủ nhiệm của con tôi đã nói, việc thay đổi chỗ ngồi cũng là sự thay đổi một môi trường nhỏ với không gian mới, bạn mới, góc nhìn mới, giúp trẻ đỡ nhàm chán hơn.

Những năm gần đây, ngày càng có nhiều học sinh bị các tật về mắt. Có lẽ thói quen sinh hoạt, dinh dưỡng, môi trường... có ảnh hưởng không nhỏ.

Tuy nhiên, liệu việc sắp xếp chỗ ngồi trên lớp có tác động đến điều này hay không cũng cần được ngành giáo dục quan tâm để có cách khắc phục hợp lý.

NGUYỄN MINH HẢI (quận 3)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam cung cấp sách giáo khoa điện tử miễn phí

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam khẳng định cung cấp miễn phí sách giáo khoa điện tử từ lớp 1-12 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam cung cấp sách giáo khoa điện tử miễn phí

Từ chiếc radio cha nhặt được, cậu học trò khiếm thị giành giải nhất học sinh giỏi

Kết quả kỳ thi học sinh giỏi toàn TP Đà Nẵng năm học 2024-2025 gây bất ngờ khi lần đầu tiên một học sinh khiếm thị giành giải nhất môn lịch sử.

Từ chiếc radio cha nhặt được, cậu học trò khiếm thị giành giải nhất học sinh giỏi

Doanh nghiệp sẵn sàng chi tiền để sử dụng AI, sinh viên phải chuẩn bị để cạnh tranh

Trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ là công cụ, mà sẽ trở thành đồng nghiệp của các thầy cô và sinh viên ngành kinh tế trong tương lai. Do đó cần phải 'bình dân học vụ' AI ngay từ bây giờ, để làm chủ những công cụ trí tuệ nhân tạo.

Doanh nghiệp sẵn sàng chi tiền để sử dụng AI, sinh viên phải chuẩn bị để cạnh tranh

Xúc động khoảnh khắc trao bằng giỏi cho tân nữ kỹ sư mới qua đời vì tai nạn giao thông

Vừa hoàn thành tất cả các học phần, sinh viên Đỗ Ngọc Huế không may gặp tai nạn giao thông và qua đời. Hôm nay, chị gái của Huế đã lên bục nhận bằng tốt nghiệp thay em, khoảnh khắc khiến nhiều người nghẹn ngào xúc động.

Xúc động khoảnh khắc trao bằng giỏi cho tân nữ kỹ sư mới qua đời vì tai nạn giao thông

Lời cảm ơn hóa thành giai điệu tại lễ tri ân đầy cảm xúc của học sinh khối 5

Sáng 23-5, Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận 1, TP.HCM) tổ chức lễ tri ân và trưởng thành lớp 5, giây phút các em học sinh đồng diễn cảm ơn phụ huynh tạo nên khoảnh khắc xúc động.

Lời cảm ơn hóa thành giai điệu tại lễ tri ân đầy cảm xúc của học sinh khối 5

19h ngày 23-5, Trường Quốc tế Úc Sài Gòn lên sóng Khám phá trường học

Trường Quốc tế Úc Sài Gòn (AIS Saigon) sẽ giới thiệu công nghệ VR và Metaverse trong chương trình "Khám phá trường học" ngày hôm nay.

19h ngày 23-5, Trường Quốc tế Úc Sài Gòn lên sóng Khám phá trường học
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar