06/10/2013 06:30 GMT+7

Nên nhường đường cho người đi bộ

 AKIHIKO SAEKI (người Nhật, giám đốc Công ty du lịch Bloom-ing Vietnam) - LÊ NAM  ghi
 AKIHIKO SAEKI (người Nhật, giám đốc Công ty du lịch Bloom-ing Vietnam) - LÊ NAM  ghi

TT - Trong thời gian sống và làm việc ở Osaka, tôi thường xuyên di chuyển bằng xe máy nên gần bảy năm sinh sống ở VN tôi không bỡ ngỡ lắm khi lái xe trên đường.

Điều mà tôi nhận ra trong nhiều năm khi chạy xe trên đường phố TP.HCM là các bạn không có thói quen nhường đường, khoảng không trên vỉa hè, phần đường băng ngang cho người đi bộ.

Phóng to
Dẫu đi trên vạch trắng dành cho người đi bộ, nhưng du khách băng qua đường Tôn Đức Thắng từ công viên Bạch Đằng về phía trung tâm Q.1 (TP.HCM) phải giơ tay xin xe nhường đường cho họ (ảnh chụp chiều 4-10) - Ảnh: T.T.D.

Không chỉ ở Nhật mà ở nhiều nước khác, người đi bộ luôn được ưu tiên. Khi người đi bộ băng qua đường, ngoài tín hiệu đèn tại các cột tín hiệu giao thông còn có âm thanh để cảnh báo, nhắc nhở họ đã sắp hết thời gian băng qua đường.

Một khi người đi bộ từ vỉa hè đặt chân xuống lòng đường là tất cả các loại xe cộ đang lưu thông trên đường có hướng về người đi bộ đều phải ngừng hẳn lại và chờ cho người đi bộ bước lên vỉa hè mới được tiếp tục lăn bánh (chứ không phải khi người đi bộ qua đường, ôtô, xe máy vẫn cố chạy lên như ở VN).

Chúng tôi luôn được dạy rất kỹ cách nhường nhịn nhau khi lưu thông trên đường ngay từ khi bắt đầu học cách điều khiển những phương tiện giao thông đơn giản nhất là xe đạp đến phức tạp hơn chút nữa là xe máy hay ôtô...

Theo đó, người lái ôtô nhường cho người lái xe máy, người lái xe máy phải nhường người đi xe đạp, người đi xe đạp phải nhường người đi bộ.

Trong mọi trường hợp, người đi bộ luôn được ưu tiên, nhường nhịn. Trong khi đó ở VN, bất kể là người Việt hay người nước ngoài, đi bộ đúng phần đường, đi bộ trên vỉa hè cũng chẳng được nhường đường, ưu tiên mà ngược lại đôi khi còn bị cho là đang cản trở ai đó lưu thông, thậm chí là lưu thông ngược chiều trên vỉa hè!

Ông Akihiko Saeki - Ảnh: L.Nam

Chúng tôi rất đau lòng trước cái chết của chị Michiko do bị xe buýt cán ngay trên vạch trắng dành cho người đi bộ ở trạm xe buýt trung tâm TP.HCM (Tuổi Trẻ đã phản ánh).

Nhiều lần đứng bên bờ sông Sài Gòn nhìn đoàn du khách Nhật băng từ bên kia đường Nguyễn Huệ để sang bên này ăn tối trên các tàu nhà hàng đậu ở đây, tôi mới thấy họ sợ hãi việc băng qua đường như thế nào.

Cả đoàn người nắm chặt tay nhau do anh hướng dẫn viên dẫn qua đường trên khoảng vạch trắng dành cho người đi bộ, vậy mà những dòng ôtô, xe tải, xe buýt, xe máy... cứ thế lao đến, chẳng hề giảm tốc độ, thậm chí họ cứ lao đến sát người đi bộ rồi lạng qua… Nhiều du khách vừa đi vừa đặt tay lên ngực, chân thì cứ ríu lại... Chỉ băng được qua đường mà như họ vừa thoát khỏi bờ vực thẳm vậy!

Tôi lái xe máy trên đường ở TP.HCM nhiều khi cũng bị xe máy, ôtô và cả xe buýt phía sau bóp kèn inh ỏi kiểu như ra lệnh: “đường này là của tôi, hãy tránh ra!”. Tôi thấy ai cũng muốn người khác phải nhường cho mình và chỉ có họ mới có việc quan trọng cần phải di chuyển thật nhanh. Nhiều lần tôi còn thấy xe buýt chạy rất ẩu, ép các loại xe khác để chạy cho được việc của mình.

Tôi thấy xe máy là phương tiện giao thông chính ở các tỉnh, thành của VN nhưng việc thi lấy bằng lái xe máy ở VN quá dễ dàng. Quá trình học để thi cũng không nghiêm túc nên đã không xây dựng được ý thức chuẩn về an toàn giao thông cho người lái xe.

Về lâu dài, các thành phố lớn ở VN phải có nhiều phương tiện giao thông công cộng để người dân có cơ hội lựa chọn cho mình loại phương tiện giao thông an toàn nhất và giảm lượng xe máy lưu thông trên đường.

Cẩm nang đi lại ở Việt Nam

Du khách Nhật đến VN ai cũng cầm một quyển hướng dẫn du lịch VN rất chi tiết về những điều nên và không nên làm khi ở VN. Trong đó, chú trọng đến việc đi lại ở các thành phố như TP.HCM hay Hà Nội. Du khách Nhật sang VN đều học thuộc lòng những căn dặn trong cuốn sách hướng dẫn này: khi đi xuống lòng đường, băng qua đường phải đặc biệt tập trung, quan sát, phán đoán hướng xe đi và tốc độ di chuyển của xe để chuẩn bị phương án né xe. Nếu bạn cảm thấy không an toàn thì không băng qua đường cho dù đang là đèn bật lên ưu tiên cho hướng mình băng qua đường. Tuyệt đối không được chạy băng ngang đường cho dù là đang đi trên phần đường có vạch trắng dành riêng cho người đi bộ vì chẳng có ai tránh bạn cả.

* Người Nhật đi đường cẩn thận lắm. Tôi từng đi chung với nhiều đối tác Nhật khi qua đường. Họ ngó trước ngó sau, nơi đèn xanh đèn đỏ, dù đang là đèn xanh cho phép họ đi. Họ sợ giao thông của Việt Nam. Họ lắc đầu khi thấy người ta chen lấn, vượt ẩu chỉ với mấy giây đèn vàng.

Trần Dung (kimdung264@...)

* Những vạch trắng trên đường để ưu tiên cho người đi bộ hình như chẳng mấy ai để ý, kể cả người đi bộ. Bằng chứng là rất nhiều người đi bộ băng ngang đường chỉ cách đó chừng mấy mét. Xe cộ thì cứ chạy vô tư không hề thay đổi tốc độ mặc dù trước mặt có người đi bộ đúng luật. Bản thân tôi nhiều lúc qua đường đúng chỗ còn phải đợi lúc vắng xe và có lần còn phải kiếm khúc cây hoặc cái gì đó khua lên cho xe cộ khỏi lao vào mình...

Ngô Văn Minh (ngovanminh58@...)

 AKIHIKO SAEKI (người Nhật, giám đốc Công ty du lịch Bloom-ing Vietnam) - LÊ NAM  ghi

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công an: Giấy tờ cấp trước thời điểm sáp nhập tỉnh còn thời hạn, nguyên vẹn được tiếp tục dùng

Thiếu tướng Nguyễn Quốc Toản - chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an - đã thông tin một số nội dung liên quan sử dụng giấy tờ được cấp trước thời điểm sáp nhập tỉnh thành và công tác xử lý hàng giả, hàng nhái của lực lượng công an.

Bộ Công an: Giấy tờ cấp trước thời điểm sáp nhập tỉnh còn thời hạn, nguyên vẹn được tiếp tục dùng

Dừng xe đón khách giữa đường Võ Nguyên Giáp, tài xế bị mời làm việc

Ngày 7-7, mạng xã hội lan truyền đoạn clip xe buýt 150 chạy tuyến bến xe buýt Chợ Lớn - ngã ba Tân Vạn thì đột ngột dừng giữa đường đón khách gây nguy hiểm cho người đi đường.

Dừng xe đón khách giữa đường Võ Nguyên Giáp, tài xế bị mời làm việc

Dừng sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Tái thiết Đức cho metro số 2

Quyết định phê duyệt dừng sử dụng vốn ODA là một bước quan trọng trong hành trình giải quyết các thủ tục, để chuyển sang thực hiện dự án metro số 2 bằng vốn ngân sách.

Dừng sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Tái thiết Đức cho metro số 2

TP.HCM: Khởi công cầu mới thay thế cầu sắt Rạch Tôm vào ngày 10-7

TP.HCM sẽ chính thức khởi công xây dựng cầu Rạch Tôm mới từ ngày 10-7, thay thế cây cầu sắt cũ đã xuống cấp sau hơn nửa thế kỷ.

TP.HCM: Khởi công cầu mới thay thế cầu sắt Rạch Tôm vào ngày 10-7

Làm đường tạm 200m kết nối cầu Nhơn Trạch với cao tốc TP.HCM - Long Thành từ ngày 19-8

Các bên liên quan thống nhất làm đường tạm cho xe chạy 2 chiều, kết nối cầu Nhơn Trạch với cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Công trường dự kiến hoàn thành giai đoạn 1 ngày 19-8, giai đoạn 2 vào cuối tháng 9.

Làm đường tạm 200m kết nối cầu Nhơn Trạch với cao tốc TP.HCM - Long Thành từ ngày 19-8

Người dân và doanh nghiệp liên hệ cơ quan thuế Cần Thơ ở đâu sau sáp nhập?

TP Cần Thơ được thành lập trên cơ sở sáp nhập tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng và TP Cần Thơ cũ. Sau sáp nhập, người dân, doanh nghiệp liên hệ cơ quan thuế ở đâu?

Người dân và doanh nghiệp liên hệ cơ quan thuế Cần Thơ ở đâu sau sáp nhập?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar