28/10/2013 01:30 GMT+7

Nên cho bé một ít tiền

NGỌC DIỄM
NGỌC DIỄM

TT - Con tôi năm nay học lớp 6, thỉnh thoảng tôi có cho tiền con, mỗi lần không nhiều, từ 5.000-10.000 đồng nhưng bé rất vui vì được ba mẹ cho tiền. Tôi cũng như nhiều phụ huynh khác chủ trương không cho con tiền, thay vào đó gia đình mua những loại bánh ăn vặt mỗi ngày cho bé một ít khi đến trường.

Nhưng gia đình tôi đã thay đổi suy nghĩ, việc này xuất phát từ việc bé lấy tiền của mẹ vào năm lớp 4, tờ 500.000 đồng mà tôi luôn để trong bóp phòng thân. Khi phát hiện mất tiền, tôi gặng hỏi thì bé đã thú nhận lấy tiền của mẹ, gia đình tôi hết sức bàng hoàng vì đối với bé số tiền quá lớn. Tôi hỏi bé lấy tiền để làm gì, con tôi nói: “Các bạn trong lớp ai cũng có búp bê để chơi, con không có búp bê nên các bạn không thèm chơi với con nữa”. Tôi bảo: “Ở nhà có hàng chục búp bê sao con không mang vào trường chơi với các bạn?”. Con tôi bảo: “Búp bê nhà mình không giống những búp bê mà bạn con có”. Vì quá ham muốn búp bê, vì sợ bạn bè không chơi với mình, vì mẹ nhất quyết không cho tiền... Thế là điều tồi tệ đã xảy ra. Con tôi hoàn toàn không biết giá trị của tờ 500.000 đồng nên khi mang tiền xuống căngtin trường mua búp bê, con tôi được thối lại rất nhiều tờ tiền và đã mang số tiền đó chia cho các bạn trong nhóm.

Vợ chồng tôi gần như cả đêm không ngủ, không biết phải phạt con bằng cách nào: la mắng, đánh con hay nhờ cô kỷ luật trước lớp... Chồng tôi bảo hay là gọi điện nhờ chuyên gia tư vấn. Thật may, chuyên gia bảo tôi không nên đánh và cũng không nên kỷ luật bé trên lớp, làm như vậy bé xấu hổ và sẽ không thể học ở trường, cũng không thể nào hòa đồng với bạn bè. Hãy cho bé một cơ hội sửa sai, hãy nói với bé rằng việc lấy tiền mà không được sự cho phép dù với bất cứ lý do nào đều không chấp nhận được. Ba mẹ tha thứ cho con một lần, nếu có lần thứ hai ba mẹ sẽ nhờ cô giáo nêu tên con dưới sân trường.

Hôm sau tôi vào trường hỏi thăm cô giáo, cô khuyên không nên cho bé tiền mà hãy mua cho bé những món quà ăn vặt, hơn nữa cho tiền như vậy các bé xài quen, khi không có dễ sinh ra chuyện lấy tiền của bạn. Tôi gặp các bạn mà con tôi đã chia tiền: có bé thì mua đồ ăn, có bé mua đồ chơi, những bé mua đồ chơi thì mang trả lại cho con tôi và tất cả những món đồ đó tôi không cho bé sử dụng.

Từ chuyện đó, vợ chồng tôi quyết định cho bé tiền kèm với những món quà vặt mà bé thích nhưng không cho tiền thường xuyên và mỗi lần cho không nhiều. Điều quan trọng là gia đình và nhà trường phải dạy cho bé ý thức được việc xin tiền và xài tiền, nên hỏi bé mua gì, mua bao nhiêu, thậm chí tư vấn cho bé và yêu cầu bé ghi vào sổ... Dần dần bé ý thức được việc tiêu tiền, để dành tiền, trước khi mua món đồ gì đó hay hỏi ý kiến tôi. Những món đồ có giá trị lớn thì ba mẹ mua nhưng những chuyện nhỏ như bỏ ống heo trong lớp, kế hoạch nhỏ... thì bé tự lấy tiền để dành của mình đóng góp không cần xin ba mẹ.

Không biết những phụ huynh khác có đồng ý với cách của tôi?

NGỌC DIỄM

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục như một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, học không bao giờ cùng, học để làm người, để phụng sự… được các nhà khoa học khẳng định vẫn là kim chỉ nam dẫn dắt nền giáo dục.

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Tối 11-5, bốn công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường, khoa học sức khỏe, công nghệ - kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã được trao giải thưởng Bảo Sơn trị giá 120.000 USD (hơn 3 tỉ đồng/công trình).

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Dự kiến bỏ hình thức kỷ luật đình chỉ học tập: Lo giáo viên, nhà trường gặp khó

Bên cạnh ủng hộ, không ít ý kiến lo ngại, băn khoăn về dự thảo thông tư về khen thưởng và kỷ luật học sinh mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến từ ngày 6-5 đến ngày 6-7-2025.

Dự kiến bỏ hình thức kỷ luật đình chỉ học tập: Lo giáo viên, nhà trường gặp khó

Dự thảo kỷ luật học sinh: Cần nhân văn nhưng cũng phải đủ sức răn đe

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến dự thảo thông tư quy định về khen thưởng và kỷ luật học sinh. Dự thảo đã thu hút nhiều ý kiến đa chiều của giáo viên, học sinh và những người đang công tác trong ngành giáo dục.

Dự thảo kỷ luật học sinh: Cần nhân văn nhưng cũng phải đủ sức răn đe

Bỏ kỷ luật đình chỉ học sinh, cho viết bản kiểm điểm liệu có tác dụng?

Không kỷ luật bằng hình thức đình chỉ học, nhưng chỉ viết bản kiểm điểm thì liệu học sinh có thực sự chuyển biến tốt về nhận thức, hành vi?

Bỏ kỷ luật đình chỉ học sinh, cho viết bản kiểm điểm liệu có tác dụng?

Phụ huynh bức xúc việc môn kỹ năng đưa vào chính khóa, Sở Giáo dục và Đào tạo lên tiếng

Phụ huynh ở TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) thắc mắc tại sao chương trình 'Toán bằng tiếng Anh' (iSmart, do Công ty cổ phần giáo dục iSmart triển khai) được đưa vào chính khóa và thu tiền?

Phụ huynh bức xúc việc môn kỹ năng đưa vào chính khóa, Sở Giáo dục và Đào tạo lên tiếng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar