27/04/2023 19:50 GMT+7
Trở lại chủ đề

Nên bớt dùng tiền mặt để tránh bị cướp tại ngân hàng

Để giảm thiểu thiệt hại trong một vụ cướp ngân hàng, người dân nên hạn chế giao dịch bằng tiền mặt, nếu cần thiết phải dùng tiền mặt với số lượng lớn thì nên đi hai người trở lên…

Nên bớt dùng tiền mặt để tránh bị cướp tại ngân hàng - Ảnh 1.

Trung tá Hồ Văn Hùng, phó trưởng Phòng cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thừa Thiên Huế

Đó là một trong những lời khuyên của trung tá Hồ Văn Hùng, phó trưởng Phòng cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thừa Thiên Huế, trước tình hình tội phạm cướp ngân hàng đang có chiều hướng gia tăng, manh động.

Trung tá Hồ Văn Hùng đã từng tham gia phá vụ án cướp chi nhánh Ngân hàng BIDV ở Huế gây chấn động dư luận. Vụ cướp này chỉ diễn ra trong vòng 12 giây và kẻ cướp đã cướp đi gần 800 triệu đồng.

Tội phạm cướp ngân hàng dễ dàng mua vũ khí trên mạng

Theo ông, vì sao tội phạm cướp ngân hàng những năm gần đây lại có chiều hướng gia tăng?

Theo phân tích tâm lý, tội phạm cướp ngân hàng thường có hai loại. Một là do túng quẫn về mặt tài chính, dẫn đến hành vi cướp tiền để phục vụ nhu cầu trước mắt cấp bách của cá nhân. Hai là tội phạm có xu hướng thích thể hiện, muốn qua việc cướp phá để gây sự chú ý.

Hiện nay đa phần tội phạm thực hiện các vụ cướp ngân hàng, cướp tiệm vàng trên cả nước đều thuộc nhóm một.

Với sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội, giao dịch trên mạng nên việc tiếp cận để mua được những vũ khí trái pháp luật hiện nay dễ dàng hơn lúc trước rất nhiều.

Nên bớt dùng tiền mặt để tránh bị cướp tại ngân hàng - Ảnh 2.

Tình huống diễn tập cướp ngân hàng sử dụng súng quân dụng đe dọa con tin được Công an tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng hôm 23-4 vừa qua

Làm sao để các ngân hàng có thể nâng cao năng lực bảo vệ trước loại tội phạm này, thưa ông?

Lời khuyên của tôi đó là các ngân hàng phải đầu tư ít nhất là hệ thống camera an ninh và việc lắp đặt camera nên có sự tham vấn của lực lượng công an.

Thứ hai đó là các ngân hàng, chi nhánh, phòng giao dịch nên đầu tư lắp đặt hệ thống báo động khẩn cấp với lực lượng công an, cảnh sát hình sự gần nơi mình nhất.

Thứ ba đó là khi thuê các công ty phụ trách bảo vệ an ninh, các ngân hàng nên hợp đồng thuê với các đơn vị uy tín, được tập huấn thường xuyên các tình huống khẩn cấp.

Gặp cướp ngân hàng, người dân nên làm gì?

Những vụ cướp ngân hàng thường xảy ra trong thời gian rất nhanh và rất manh động, theo ông khi xảy ra trường hợp bị cướp, nhân viên ngân hàng có mặt ở đó cần phải làm gì?

Trong các vụ cướp ngân hàng, chúng tôi không khuyến khích việc những người có mặt tại đó thực hiện việc ra tay trấn áp tội phạm. Nhưng với lực lượng bảo vệ, nếu được tập huấn tốt thì sẽ có các kỹ năng quan trọng như phân biệt được hung khí gây án là "hàng nóng" hay "lạnh", có kỹ năng tước vũ khí của đối tượng…

Với nhân viên tại ngân hàng, điều quan trọng nhất đó là phải thật bình tĩnh, cố gắng ghi nhớ các nhận diện của tội phạm như đội mũ gì, đi giày hay dép, đeo khẩu trang màu gì, giọng nói thế nào… Điều này hết sức quan trọng trong công tác phá án.

Thường những vụ cướp ngân hàng sẽ diễn ra rất nhanh, như vụ cướp ở Huế chỉ trong vòng 12 giây để gây án. Vậy nên nếu được tập huấn kỹ lưỡng và bình tĩnh, các nhân viên ngân hàng có thể có những phương cách nhằm "câu giờ" như bấm sai khóa mật khẩu két tiền, khóa cửa ngân hàng…

Vậy còn với người dân khi đang giao dịch ở ngân hàng chẳng may rơi vào tình huống gặp cướp thì phải làm sao?

Với người dân hay với nhân viên ngân hàng, tôi xin nhấn mạnh rằng chúng tôi không khuyến khích việc trấn áp tội phạm, đặc biệt là với loại tội phạm nguy hiểm này khi không được trang bị chuyên môn, nghiệp vụ.

Tuy nhiên trong trường hợp bảo vệ ngân hàng đã phân tích được tình huống tốt, có sự khống chế tên cướp thì mọi người nên cùng với bảo vệ hỗ trợ bắt giữ.

Với người dân, tôi cho rằng mọi người nên hạn chế sử dụng tiền mặt để giao dịch tại ngân hàng mà nên sử dụng hình thức thanh toán online.

Nếu cần phải giao dịch tiền mặt với số lượng lớn thì nên báo trước với phía ngân hàng, sử dụng ô tô chứ không nên dùng túi xách hay bao bì lớn rồi đi xe máy đến giao dịch.

Khi đi giao dịch thì nên đi hai người trở lên và nên đi cùng với một người thanh niên khỏe mạnh.

Xin cảm ơn ông!

Cướp ngân hàng ở Đà Nẵng: Nghi phạm dùng súng nhựa, roi điện, che mặt

Nghi phạm cướp ngân hàng ở Đà Nẵng đã dùng súng nhựa, roi điện, trang phục che giấu nhận diện khuôn mặt để thực hiện hành vi phạm tội.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lập vi bằng, công chứng, chứng thực giao dịch sau ngày 1-7 cần chú ý gì?

Nhiều bạn đọc thắc mắc việc căn cước công dân chưa cập nhật địa chỉ mới có ảnh hưởng đến công chứng, chứng thực hay các giao dịch không?

Lập vi bằng, công chứng, chứng thực giao dịch sau ngày 1-7 cần chú ý gì?

Bộ Công an: Giấy tờ cấp trước thời điểm sáp nhập tỉnh còn thời hạn, nguyên vẹn được tiếp tục dùng

Thiếu tướng Nguyễn Quốc Toản - chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an - đã thông tin một số nội dung liên quan sử dụng giấy tờ được cấp trước thời điểm sáp nhập tỉnh thành và công tác xử lý hàng giả, hàng nhái của lực lượng công an.

Bộ Công an: Giấy tờ cấp trước thời điểm sáp nhập tỉnh còn thời hạn, nguyên vẹn được tiếp tục dùng

Dừng xe đón khách giữa đường Võ Nguyên Giáp, tài xế bị mời làm việc

Ngày 7-7, mạng xã hội lan truyền đoạn clip xe buýt 150 chạy tuyến bến xe buýt Chợ Lớn - ngã ba Tân Vạn thì đột ngột dừng giữa đường đón khách gây nguy hiểm cho người đi đường.

Dừng xe đón khách giữa đường Võ Nguyên Giáp, tài xế bị mời làm việc

Dừng sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Tái thiết Đức cho metro số 2

Quyết định phê duyệt dừng sử dụng vốn ODA là một bước quan trọng trong hành trình giải quyết các thủ tục, để chuyển sang thực hiện dự án metro số 2 bằng vốn ngân sách.

Dừng sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Tái thiết Đức cho metro số 2

TP.HCM: Khởi công cầu mới thay thế cầu sắt Rạch Tôm vào ngày 10-7

TP.HCM sẽ chính thức khởi công xây dựng cầu Rạch Tôm mới từ ngày 10-7, thay thế cây cầu sắt cũ đã xuống cấp sau hơn nửa thế kỷ.

TP.HCM: Khởi công cầu mới thay thế cầu sắt Rạch Tôm vào ngày 10-7

Làm đường tạm 200m kết nối cầu Nhơn Trạch với cao tốc TP.HCM - Long Thành từ ngày 19-8

Các bên liên quan thống nhất làm đường tạm cho xe chạy 2 chiều, kết nối cầu Nhơn Trạch với cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Công trường dự kiến hoàn thành giai đoạn 1 ngày 19-8, giai đoạn 2 vào cuối tháng 9.

Làm đường tạm 200m kết nối cầu Nhơn Trạch với cao tốc TP.HCM - Long Thành từ ngày 19-8
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar