04/11/2023 14:54 GMT+7
Trở lại chủ đề

NBC: Mỹ, châu Âu thảo luận với Ukraine về hòa đàm với Nga

Các cuộc đối thoại giữa quan chức Mỹ, châu Âu với Ukraine bao gồm phác thảo khái quát về những gì Kiev "có thể phải từ bỏ" để đạt được thỏa thuận với Nga.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Nhà Trắng hôm 21-9 - Ảnh: REUTERS

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Nhà Trắng hôm 21-9 - Ảnh: REUTERS

Các quan chức Mỹ và châu Âu đã âm thầm trao đổi với Chính phủ Ukraine về việc hòa đàm với Nga nhằm chấm dứt xung đột, Đài NBC (Mỹ) ngày 4-11 dẫn nguồn tin từ quan chức và cựu quan chức cấp cao Mỹ cho biết.

Các đối thoại bao gồm các kế hoạch khái quát về những gì Ukraine có thể phải từ bỏ để đạt được thỏa thuận với Nga, nguồn tin cho biết.

Một số trao đổi đã diễn ra vào tháng 10, trong cuộc họp của Nhóm Liên lạc quốc phòng Ukraine, bao gồm 50 quốc gia ủng hộ Ukraine, trong đó có cả các thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Bế tắc

Các thảo luận diễn ra trong bối cảnh giới chức Mỹ và châu Âu lo ngại xung đột Nga - Ukraine "đã đi vào bế tắc", cũng như những khó khăn về khả năng tiếp tục viện trợ cho Ukraine.

Các quan chức từ chính quyền của Tổng thống Joe Biden lo rằng Ukraine đang cạn kiệt lực lượng, trong khi Nga có "nguồn cung dường như vô tận".

Ukraine cũng đang gặp phải những khó khăn trong việc tuyển quân và đã vấp phải sự phản đối của công chúng về yêu cầu nhập ngũ không giới hạn của Tổng thống Volodymyr Zelensky.

Chính phủ Mỹ cũng cảm thấy băn khoăn khi công chúng ngày càng ít chú ý đến cuộc chiến ở Ukraine, sau khi xung đột Israel - Hamas nổ ra hôm 7-10 - một sự thay đổi có thể khiến việc viện trợ bổ sung cho Kiev trở nên khó khăn hơn.

Bày tỏ với các đồng minh châu Âu, giới chức quân sự Mỹ nói Ukraine có thể chỉ còn thời gian đến cuối năm nay hoặc lâu hơn thế một chút, trước khi các cuộc đàm phán cấp bách hơn về hòa đàm nên bắt đầu.

Người phát ngôn Hội đồng An ninh Mỹ Adrienne Watson tuyên bố "mọi quyết định về đàm phán đều tùy thuộc vào Ukraine", Washington vẫn tập trung vào việc ủng hộ mạnh mẽ Kiev trong cuộc chiến "bảo vệ tự do, độc lập".

Theo NBC, để khuyến khích ông Zelensky đàm phán, NATO có thể đưa ra cho Kiev một số đảm bảo an ninh, dù Ukraine không phải là thành viên của liên minh quân sự này.

Ông Putin có sẵn sàng đàm phán?

Nguồn tin của NBC nói không thấy bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy Tổng thống Nga Vladimir Putin sẵn sàng đàm phán với Ukraine.

Quan chức phương Tây nhận định tổng thống Nga tin rằng ông có thể tiếp tục chiến đấu cho đến khi Mỹ và đồng minh mất đi sự ủng hộ trong nước với việc viện trợ cho Ukraine, hoặc việc cấp vũ khí và đạn dược cho Ukraine trở nên quá tốn kém.

Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp các quân nhân tham gia vào xung đột ở Ukraine hôm 29-9 tại Điện Kremlin - Ảnh: REUTERS/SPUTNIK

Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp các quân nhân tham gia vào xung đột ở Ukraine hôm 29-9 tại Điện Kremlin - Ảnh: REUTERS/SPUTNIK

Cả Nga và Ukraine đều đang gặp khó khăn trong nguồn cung đạn dược. Phương Tây cho biết Nga đã tăng cường sản xuất đạn pháo và trong vài năm tới có thể sản xuất 2 triệu quả đạn mỗi năm.

Nga cũng đã tiêu tốn 10 triệu viên đạn ở Ukraine vào năm 2022, vì vậy nước này sẽ phải dựa vào nguồn đạn dược từ các quốc gia khác.

Trong khi đó, Lầu Năm Góc cho biết chính quyền của ông Biden đã chi 43,9 tỉ USD để hỗ trợ an ninh cho Ukraine kể từ khi Nga bắt đầu "chiến dịch quân sự đặc biệt" vào tháng 2-2022. Hiện Mỹ còn khoảng 5 tỉ USD để gửi cho Ukraine.

Ông Biden cũng trấn an các đồng minh rằng Quốc hội nước này sẽ phê duyệt viện trợ bổ sung cho Ukraine và đang lên kế hoạch cho bài phát biểu quan trọng về vấn đề này.

Tỉ lệ ủng hộ viện trợ cho Ukraine giảm

Kết quả thăm dò được Công ty tư vấn và nghiên cứu Gallup (Mỹ) công bố vào tuần này cho thấy 41% người Mỹ cho rằng chính phủ của họ đang làm quá nhiều để giúp đỡ Kiev. Tỉ lệ này vào ba tháng trước là 24%.

Ngoài ra, 33% người Mỹ cho rằng nước này chưa làm đúng mức cho Ukraine, trong khi 25% người được khảo sát nói rằng Mỹ làm chưa đủ cho Kiev.

Tổng tư lệnh Ukraine: Cuộc chiến đang bế tắc và khó có ‘đột phá tốt đẹp’

Tướng Valerii Zaluzhnyi, tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine, nhận định cuộc chiến đã đi vào bế tắc, không bên nào có thể tiến lên vì trang bị công nghệ ở trình độ ngang nhau.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Dư luận Hàn Quốc xấu hổ vì hành vi kém văn minh của du khách nước mình

Gần đây, tại các nước như Thái Lan và Việt Nam, một số người Hàn Quốc đã có hành vi thiếu chuẩn mực như đánh nhau tập thể hay hành hung người bản địa, khiến dư luận chỉ trích gay gắt.

Dư luận Hàn Quốc xấu hổ vì hành vi kém văn minh của du khách nước mình

Ông Trump: Anh sẽ chiến đấu vì Mỹ nếu có chiến tranh, đặt dấu hỏi với EU và NATO

Tổng thống Trump tự tin nước Anh sẽ chiến đấu để bảo vệ Mỹ nếu xảy ra chiến tranh, nhưng hoài nghi các nước EU và NATO sẽ làm điều tương tự, viện dẫn đây là lý do ông cân nhắc áp thuế 30% hàng hóa châu Âu.

Ông Trump: Anh sẽ chiến đấu vì Mỹ nếu có chiến tranh, đặt dấu hỏi với EU và NATO

Thủ tướng Ukraine đệ đơn từ chức, chuẩn bị cải tổ nội các quy mô lớn

Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal ngày 15-7 tuyên bố đã đệ đơn từ chức, mở đường cho cuộc cải tổ nội các lớn chưa từng có của quốc gia này kể từ khi xung đột với Nga nổ ra vào tháng 2-2022.

Thủ tướng Ukraine đệ đơn từ chức, chuẩn bị cải tổ nội các quy mô lớn

Châu Âu tranh cãi gay gắt về biện pháp trừng phạt Israel vì chiến sự Gaza

Liên quan đến xung đột Gaza, các nước EU vẫn đang loay hoay tìm kiếm sự đồng thuận tập thể, khi nội bộ khối tiếp tục chia rẽ sâu sắc về các biện pháp trừng phạt Israel.

Châu Âu tranh cãi gay gắt về biện pháp trừng phạt Israel vì chiến sự Gaza

Thượng tướng Nguyễn Văn Hiền tiếp Tư lệnh Hải quân Hoàng gia Thái Lan

Ngày 15-7, Thượng tướng Nguyễn Văn Hiền, thứ trưởng Bộ Quốc phòng, đã có buổi tiếp Đô đốc Jirapol Wongwit, tư lệnh Hải quân Hoàng gia Thái Lan.

Thượng tướng Nguyễn Văn Hiền tiếp Tư lệnh Hải quân Hoàng gia Thái Lan

Nhật Bản lo ngại an ninh bị đe dọa khi Trung Quốc tăng áp lực quân sự

Nhật Bản cảnh báo các hoạt động quân sự ngày càng leo thang của Trung Quốc đang tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng chưa từng có đối với an ninh quốc gia, buộc họ phải tăng chi tiêu quốc phòng và củng cố liên minh với Mỹ.

Nhật Bản lo ngại an ninh bị đe dọa khi Trung Quốc tăng áp lực quân sự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar