17/01/2017 15:54 GMT+7

​NATO có thực sự lỗi thời?

HOÀNG DUY LONG
HOÀNG DUY LONG

TTO - Chỉ năm ngày trước ngày nhậm chức, Tổng thống đắc cử Donald Trump đã tung quả bom chấn động khi tuyên bố tổ chức NATO đã “lỗi thời” và “có lắm vấn đề”. Thực hư ra sao?

Binh sĩ Mỹ thuộc lực lượng NATO triển khai ở Zagan, Ba Lan ngày 14-1-2017 - Ảnh: Reuters

Đây không phải là tình huống mới bởi trong quá trình tranh cử, ứng viên Donald Trump đã không ít lần phan nàn về việc các đồng minh quân sự của Mỹ chỉ dựa dẫm vào cái ô bảo bọc của Mỹ khiến Mỹ tốn kém quá nhiều.

Trong trả lời phỏng vấn với tờ The Times của Anh và Bild của Đức ngày 16-1, ông Trump dù vẫn nói “tin tưởng hoàn toàn” vào tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhưng ông muốn khi ông chính thức nắm quyền thì sẽ bàn việc cải tổ nó.

Ra đời ngày 4-4-1949 sau những cuộc thương lượng giữa Mỹ và Canada với nhóm 5 nước thuộc Hiệp ước Brussels (Bỉ, Pháp, Luxembourg, Hà Lan và Anh), tổ chức NATO, với 12 quốc gia thành viên, có mục đích ban đầu là “giữ cho Nga đứng ngoài, Mỹ đứng trong và Đức dưới vòng kiềm tỏa”, theo như phát biểu của nhà ngoại giao Anh Hastings Lionel Ismay.

Điều trớ trêu là chỉ một ngày trước phát ngôn chính thức của ông Trump với báo châu Âu, trên tờ nhật báo Anh The Observer, ông Jens Stoltenberg, Tổng thư ký hiện nay của NATO, đã viết: “Chúng ta đang đối mặt những thách thức an ninh lớn nhất trong một thế hệ. Giờ không phải là lúc chất vấn về giá trị của mối liên minh đối tác giữa châu Âu và Mỹ”.

Nhưng theo ông Hadrien Desuin, chuyên gia người Pháp về quan hệ quốc tế, liên minh quân sự “thuần chống Nga” này thực tế cũng không còn giá trị tồn tại như thời kình địch với Liên xô. Có chăng thì chỉ được nhắc đến nhiều trong ba năm qua từ khi Nga bị cho là hỗ trợ lực lượng nổi dậy ở Ukraine và sau đó sáp nhập Crimea.

Tổ chức NATO giờ đây có những vấn đề của mình thực sự: đó là những mâu thuẫn nội tại. Chuyên gia François Géré, Chủ tịch Viện phân tích chiến lược của Pháp (Ifas), giải thích: “NATO đang bị những xung đột lợi ích giữa các thành viên của mình. Các quốc gia Bắc và Trung Âu lo lắng về mối đe dọa từ Nga. Các quốc gia khác lại lưu tâm hơn đến cuộc chiến chống khủng bố ở Trung Đông và muốn có một phản ứng phi quân sự đối với vấn đề khủng hoảng di cư”.

“Trong các cuộc xung đột ở Trung Đông, như tại Afghanistan, NATO đã tỏ ra thiếu hiệu quả và đã xử lý vấn đề thật thảm hại”
Chuyên gia Hadrien Desuin dẫn chứng
Phiên họp của các thành viên NATO tại Brussels (Bỉ) tháng 12-2016 - Ảnh: AFP

Vậy thì phải làm sao để “định hình lại” NATO? Chuyên gia François Géré phân tích: “Cần nhận diện mối đe dọa lớn nhất đối với các quốc gia thành viên - hiện được cho là đến từ Nga - hoặc Mỹ phải chấp nhận gánh vác phần lớn gánh nặng chi phí quốc phòng của châu Âu”.

Nhưng cả hai kịch bản trên đều khó thực hiện vào lúc này vì theo ông François Géré, “các quốc gia Tây Âu không xem Nga như mối đe dọa bất kể câu chuyện ở Ukraine” trong khi lãnh đạo tương lai của Nhà Trắng không đồng tình với chuyện Mỹ phải gánh vác đến 70% chi phí hoạt động của NATO.

Theo chuyên gia địa chính trị Alexandre Melnik, “nghịch lý đầy thảm họa của NATO, vốn được lập ra để bảo vệ hòa bình cho châu Âu và thế giới, chính là nó đang bị tê liệt vì những mâu thuẫn nội tại vào lúc châu Âu đang cần nhất một đối trọng quyền lực hiệu quả trong một thế giới đang ngày càng bất ổn và nguy hiểm nhất sau kỳ chiến tranh lạnh”.

NATO, theo chuyên gia Melnik, cần phải cải tổ ít ra trong định hình lại mục đích tồn tại: xác định lại rõ hiện trạng thế giới và dự đoán những nguy cơ trong thời gian tới đồng thời “phải thể hiện vững vàng như tấm khiên bảo vệ các giá trị của phương tây: đó là tôn trọng luật quốc tế, tôn trọng tự do cá nhân và tôn trọng dân chủ”.

NATO ra đời năm 1949 với tổng cộng 12 nước thành viên ban đầu là Mỹ, Canada, Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Iceland, Ý, Luxembourg, Na Uy, Hà Lan, Bồ Đào Nha và Anh.

Sau này, NATO lần lượt kết nạp các thành viên mới: Hi Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, CHLB Đức, Tây Ban Nha, Ba Lan, Hungary, Romania, Bulgaria, CH Czech…

Điều khoản số 5 của hiệp ước nói rằng việc một thành viên của tổ chức bị tấn công tức cả tổ chức bị tấn công. Điều khoản này chỉ được nhắc đến một lần trong lịch sử tồn tại của NATO đó là khi nước Mỹ bị tấn công khủng bố ngày 11-9-2001.

HOÀNG DUY LONG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Putin công bố quyết định tạo vùng đệm dọc biên giới Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi đây là một 'vùng đệm an ninh cần thiết' dọc biên giới với Ukraine.

Ông Putin công bố quyết định tạo vùng đệm dọc biên giới Ukraine

Rộ tin Israel chuẩn bị tấn công cơ sở hạt nhân, Iran cảnh báo 'phản ứng tàn khốc'

Iran phản ứng sau khi Đài CNN tiết lộ thông tin tình báo Israel chuẩn bị tấn công các cơ sở hạt nhân của Tehran, ngay cả khi chính quyền ông Trump đang đàm phán hạt nhân với Iran.

Rộ tin Israel chuẩn bị tấn công cơ sở hạt nhân, Iran cảnh báo 'phản ứng tàn khốc'

Tòa án Thái Lan buộc cựu thủ tướng Yingluck bồi thường 300 triệu USD

Cựu thủ tướng Yingluck bị buộc bồi thường cho các khoản lỗ của chương trình trợ giá gạo của chính phủ Thái Lan khi bà cầm quyền.

Tòa án Thái Lan buộc cựu thủ tướng Yingluck bồi thường 300 triệu USD

Hạ viện Mỹ thông qua 'siêu dự luật' 1.100 trang về giảm thuế và chi tiêu

Hạ viện Mỹ do Đảng Cộng hòa kiểm soát đã thông qua dự luật chi tiêu và cải cách thuế (tax) quy mô lớn với chỉ một phiếu chênh lệch.

Hạ viện Mỹ thông qua 'siêu dự luật' 1.100 trang về giảm thuế và chi tiêu

Máy bay đâm xuống khu dân cư gây cháy dữ dội nhiều nhà, xe

Chiếc máy bay rơi xuống một khu phố ở San Diego, Mỹ, gây ra đám cháy lớn làm hư hại ít nhất 15 ngôi nhà và nhiều ô tô.

Máy bay đâm xuống khu dân cư gây cháy dữ dội nhiều nhà, xe

Không có bằng chứng về 'diệt chủng' đối với người da trắng ở Nam Phi như ông Trump cáo buộc

Gần đây Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố có một cuộc “diệt chủng” nhằm vào nông dân da trắng ở Nam Phi và đề xuất đưa họ sang Mỹ tị nạn. Song việc kiểm chứng của Đài CNN lại cho thấy thông tin không phải như vậy.

Không có bằng chứng về 'diệt chủng' đối với người da trắng ở Nam Phi như ông Trump cáo buộc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar