06/09/2014 08:15 GMT+7

​NATO chỉ tung “đòn gió” với Nga?

HIẾU TRUNG
HIẾU TRUNG

TT - Tại hội nghị NATO ở Xứ Wales, các nhà lãnh đạo phương Tây đã chỉ trích Nga rất dữ dội vì khủng hoảng Ukraine.

Tổng thống Mỹ Barack Obama, Thủ tướng Anh David Cameron và Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen (từ phải sang) trao đổi bên lề hội nghị - Ảnh: AFP

Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng NATO không có ý định đối đầu trực diện với Matxcơva.

Giới truyền thông mô tả hội nghị NATO ở Xứ Wales là “hội nghị căng thẳng nhất kể từ khi chiến tranh lạnh kết thúc”.

Các nhà lãnh đạo NATO đã dùng những lời lẽ rất cứng rắn với Nga. Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen khẳng định Nga “phải rút quân và vũ khí ra khỏi Ukraine, ngừng đối đầu và theo đuổi hòa bình”. Lãnh đạo các nước lớn trong liên minh cũng lên tiếng đe dọa sẽ tăng cường cấm vận Matxcơva.

Nguồn tin ngoại giao cho biết phương Tây quyết mở rộng các biện pháp cấm vận Nga kể cả khi Ukraine và phe ly khai đạt được một thỏa thuận hòa bình trong cuộc đàm phán tại Minsk (Belarus) hôm qua. Tuy nhiên, bất chấp những lời lẽ đao to búa lớn, những gì Ukraine và một số quốc gia Đông Âu có được từ liên minh quân sự này trong hội nghị hai ngày 4 và 5-9 rất ít ỏi.

Chỉ mang tính hình thức

Ông Putin có thể ngồi thoải mái thưởng thức sô diễn của NATO, một liên minh chia rẽ và thiếu lãnh đạo mạnh mẽ. NATO chỉ là lâu đài trên cát khi xử lý vấn đề Ukraine

Học giả David Rothkopf

Tại Newport, các nhà lãnh đạo NATO cam kết lập quỹ hỗ trợ nâng cao năng lực quân sự của Ukraine trong các lĩnh vực như hậu cần hay phòng thủ trên mạng để “xây dựng quân đội vững mạnh”.

Tuy nhiên tổng trị giá của các quỹ này chỉ vỏn vẹn 15 triệu euro (19,4 triệu USD), một con số quá ít ỏi. Giới truyền thông mô tả sự hỗ trợ này “chỉ mang tính hình thức”. NATO không hứa cung cấp thêm loại vũ khí nào đáng kể cho chính quyền Kiev.

Đây là điều thất vọng đối với Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko vì những ngày qua ông liên tục kêu gọi phương Tây viện trợ vũ khí cho Kiev. Quan trọng hơn, NATO không hề đưa ra cam kết ủng hộ việc Ukraine “nhập hội” dù trước đó các quan chức chính quyền Kiev từng công khai bày tỏ mong muốn này, điển hình là Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk. Nguồn tin ngoại giao cho biết Pháp và Đức là hai nước phản đối dữ dội nhất việc kết nạp Ukraine.

Sự kiện đáng kể nhất là việc NATO sẽ tuyên bố thành lập “lực lượng phản ứng nhanh” khoảng 5.000 quân, có khả năng di chuyển tới các điểm nóng ở châu Âu trong vòng 48 giờ. Tuy nhiên trên CNN, học giả David Rothkopf bình luận chắc hẳn Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ phải phì cười vì lực lượng quá ít ỏi này của NATO. Bất kỳ nước thành viên NATO nào cũng có sức mạnh quân sự lớn hơn nhiều so với một nhóm nhỏ 5.000 quân.

Trên thực tế, Ba Lan và ba quốc gia Baltic là Latvia, Lithuania và Estonia đều công khai yêu cầu NATO triển khai lực lượng quân sự thường trực tới các nước này. Các nước Baltic đều có dân số gốc Nga đông đảo, do đó lo sợ có ngày ông Putin viện cớ bảo vệ người gốc Nga để can thiệp quân sự.

Tuy nhiên ngay lập tức các lãnh đạo NATO đã bác bỏ đề xuất trên bởi đó là hành vi vi phạm thỏa thuận năm 1997 giữa Nga và NATO.

Theo đó, NATO cam kết không triển khai lực lượng chiến đấu thường trực ở Đông Âu. Thay vào đó NATO sẽ chỉ triển khai thiết bị, nhiên liệu và đạn dược tới các nước Đông Âu có căn cứ sẵn sàng tiếp nhận “lực lượng phản ứng nhanh”. Tổng thư ký NATO Rasmussen chỉ tuyên bố chung chung rằng “sự hiện diện của NATO sẽ trở nên rõ ràng hơn ở Đông Âu”.

Không muốn đối đầu

Theo giới quân sự, một trong những lý do NATO không muốn triển khai lực lượng thường trực tới Đông Âu là do phần lớn nước thành viên đều đang vật lộn với các vấn đề tài chính. Chính phủ Mỹ đang buộc phải cắt giảm ngân sách quốc phòng, châu Âu đang đối mặt với nguy cơ suy thoái kinh tế.

Trong khi đó việc triển khai lực lượng và căn cứ thường trực tới Đông Âu có thể kéo dài nhiều năm, thậm chí hàng thập kỷ.

Quan trọng hơn, như học giả David Rothkopf phân tích, các nhà lãnh đạo châu Âu như Thủ tướng Đức Angela Merkel không hề muốn đẩy NATO vào thế đối đầu quyết liệt với Nga như thời kỳ chiến tranh lạnh.

Ông Rothkopf cho rằng trên thực tế sự trỗi dậy của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan tại châu Phi và Trung Đông, điển hình là tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS), mới thật sự là mối đe dọa lớn nhất đối với các nước thành viên NATO.

Ukraine và quân ly khai ngừng bắn

Hôm qua, chính quyền Ukraine và quân ly khai đã đạt được thỏa thuận ngừng bắn sau cuộc đàm phán ở Minsk (Belarus).

Theo Reuters, thỏa thuận bao gồm các điều khoản như mở hành lang cứu trợ nhân đạo, trao đổi tù binh... Lực lượng vũ trang hai bên vẫn sẽ giữ nguyên vị trí hiện tại. Chính quyền Ukraine sẽ đề nghị Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) giám sát việc thực thi thỏa thuận ngừng bắn.

Điện Kremlin tuyên bố Tổng thống Nga Vladimir Putin hoan nghênh thỏa thuận ngừng bắn và kêu gọi giám sát chặt chẽ thỏa thuận này. Từ hội nghị NATO ở Xứ Wales, Tổng thống Ukraine Poroshenko cho biết phía Ukraine sẽ sớm trao trả tù binh ly khai ngay trong ngày 6-9.

Tuy nhiên một thủ lĩnh ly khai ở Luhansk tuyên bố phe ly khai vẫn quyết theo đuổi việc tách miền đông ra khỏi Ukraine.

HIẾU TRUNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump ký sắc lệnh giúp giảm giá thuốc tại Mỹ đến 90%

Theo sắc lệnh, Chính phủ Mỹ sẽ có biện pháp nếu các công ty dược phẩm trong thời gian tới không đạt được tiến triển đáng kể cho nỗ lực giảm giá thuốc tại Mỹ cho bằng các quốc gia phát triển khác.

Ông Trump ký sắc lệnh giúp giảm giá thuốc tại Mỹ đến 90%

Điện Kremlin chỉ trích kiểu ép buộc trong 'tối hậu thư' của châu Âu

Điện Kremlin chỉ trích nội dung của “tối hậu thư” ngừng bắn do châu Âu đưa ra, cho rằng cách dùng từ là không thể chấp nhận.

Điện Kremlin chỉ trích kiểu ép buộc trong 'tối hậu thư' của châu Âu

Thỏa thuận thuế quan với Mỹ trong góc nhìn của Trung Quốc

Thỏa thuận thuế Mỹ - Trung đạt được tại Geneva được Trung Quốc đánh giá là bước đi tích cực, mở ra triển vọng nối lại đối thoại và giảm căng thẳng thương mại.

Thỏa thuận thuế quan với Mỹ trong góc nhìn của Trung Quốc

Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi các nhà báo 'đừng dùng ngôn từ kích động'

Trong buổi tiếp kiến đầu tiên với báo giới, Giáo hoàng Leo XIV cũng nhắc nhở các phóng viên cần hành xử có trách nhiệm khi sử dụng AI.

Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi các nhà báo 'đừng dùng ngôn từ kích động'

Đức nhắc nhở Nga còn vài giờ để tuân thủ lệnh ngừng bắn

Nhắc nhở chỉ còn vài giờ trước ngày 12-5 để Nga tuân thủ lệnh ngừng bắn do châu Âu đề xuất, phía Đức cho rằng Ukraine đã nhượng bộ và giờ đến lượt Matxcơva đáp lại.

Đức nhắc nhở Nga còn vài giờ để tuân thủ lệnh ngừng bắn

Thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Belarus

Chiều 12-5, tại thủ đô Minsk, Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Cộng hòa Belarus Aleksandr Lukashenko ký Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Belarus.

Thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Belarus
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar